Cây Rau Mùi - Đặc điểm, Công Dụng Và Cách Trồng Rau Mùi
Có thể bạn quan tâm
Cây Rau Mùi không chỉ có tác dụng làm gia vị cho món ăn mà còn có khả năng chữa bệnh. Tìm hiểu thêm về cây rau mùi và công dụng thực sự của chúng đối với cuộc sống thông qua một số thông tin trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
- Đặc điểm cây rau mùi
- Mô tả
- Phân bố, thu hái và chế biến
- Thành phần hóa học
- Những tác dụng tuyệt vời của rau mùi
- Tác dụng với sức khỏe của hạt mùi
- Một số bài thuốc dân gian ở Việt Nam có sử dụng hạt mùi
- Nước tắm hạt mùi
- Chữa bệnh sởi trẻ em
- Những người nên hạn chế ăn rau mùi
- Cách làm nước rau mùi
- Nguyên liệu
- Các bước làm nước rau mùi
- Uống nước rau mùi đúng cách:
- Lưu ý khi uống nước rau mùi
- Cách trồng và chăm sóc rau mùi hiệu quả
- Kỹ thuật trồng rau mùi
- Chăm sóc
- Thu hoạch rau mùi
Đặc điểm cây rau mùi
Rau mùi hay còn có tên gọi khác là rau ngò, ngò rí, mùi ta, ngổ, nguyên tuy, hồ tuy, hương tuy. Là loại cây thân thảo, họ Cần (Apiaceae), sống hằng năm và có xuất xứ từ các nước Tây Nam Á, châu Phi. Cây rau mùi có tên khoa học là Coriandrum sativum L.
Mô tả
Rau mùi thuộc loại cây thân thảo, cao từ 20 – 60cm, thân mảnh, nhẵn ở phần trên phân nhánh. Lá rau mùi có cuống dài, lá chét hình tròn, có khoảng 1 – 3 lá chét phía trên, được xẻ thành 3 thùy. Những lá chét phía trên được chia thành những thùy hình sợi, nhỏ và nhọn, các lá hợp tán từ 3-5 gọng.
Hoa của rau mùi có màu hồng nhạt hoặc trắng, cụm hoa tán kép. Quả có hình cầu, nhẵn, dài khoảng 3mm, được chia thành 2 nửa tách biệt, mỗi nửa có 2 sống chung cho 2 nửa và 4 sống thẳng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây rau mùi có mùi thơm, thường được dùng để làm gia vị tăng hương vị cho món ăn. Tại các nước ven Địa Trung Hải, Trung Á, Trung Quốc, Ấn Độ cây rau mùi được trồng với quy mô lớn để lấy tinh dầu cung cấp cho ngành công nghiệp nước hoa và lấy quả để làm thuốc. Bên cạnh đó, các bộ phận như thân, rễ, lá rau mùi cũng được sử dụng làm dược liệu.
Thành phần hóa học
Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, quả rau mùi có chứa khoảng 0,3 – 1,0% tinh dầu, 16 – 18% protein, 38% chất xơ, 13 – 20% chất béo. Trong đó, tinh dầu rau mùi có chứa lượng lớn Linalol, một ít geraniol, bocneol, limonen, tecpinen, phelandren, mycxen,…
Những tác dụng tuyệt vời của rau mùi
1. Chống viêm: rau mùi chứa hàm lượng cao axit béo omega 3 và omega 6 do vậy có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh viêm và ngoài ra còn nhiều lợi ích sức khỏe khác, như hỗ trợ sự phát triển trí não ở trẻ em.
2. Bảo vệ mắt, giúp mắt sáng: do có chứa hàm lượng beta carotene cao cùng với rất nhiều chất chống oxy hóa, rau mùi được xem là thảo dược giúp giảm các bệnh liên quan đến mắt và cải thiện thị lực rất tốt. Không chỉ thế, rau mùi còn có công dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
3. Tăng cường hệ miễn dịch: vitamin A, C có trong rau mùi có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Rau mùi cũng chứa nhiều chất diệp lục chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra.
4. Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: một nghiên cứu dựa trên kết quả những người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ rau mùi trong khoảng vài tháng cho thấy, lượng đường trong máu của họ giảm mạnh và ổn định hơn. Điều này gợi ý cho việc rau mùi có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ổn định và chống lại bệnh tiểu đường.
5. Giúp xương chắc khỏe: rau mùi được xem là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, giúp cho quá trình hình thành và duy trì xương khỏe mạnh.
6. Bảo vệ tim mạch: rau mùi giúp thanh lọc máu và loại bỏ homocysteine, một loại axit amin gây thiệt hại cho các mạch máu và hệ thống tim mạch. Folate có nhiều trong rau mùi làm giảm lượng enzyme có hại cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.
7. Hỗ trợ chữa mất ngủ: rau mùi được sử dụng như một loại thảo mộc thiên nhiên có tác dụng làm dịu thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ sâu và an toàn.
8. Phòng chống ung thư: các chất chống oxy hóa trong rau mùi bao gồm beta carotene, vitamin C, vitamin E, ferulic, axit caffeic, kaempferol và quercetin được chứng minh là những chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm nguy cơ mất cân bằng oxy hóa trong các tế bào, do vậy có thể phòng chống bệnh ung thư.
9. Giúp loại bỏ kim loại nặng trong cơ thể: rau mùi là một trong số ít những loại thảo dược được sử dụng để hỗ trợ loại bỏ lượng kim loại nặng, khử độc thủy ngân, nhôm và những chất hại khác. Bạn chỉ cần trộn nước ép rau mùi với bột Chlorella (một loại tảo đơn bào) và sử dụng hàng ngày. Hỗn hợp nước uống này bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh.
10. Tác dụng làm đẹp tuyệt diệu: không chỉ tốt cho sức khỏe, rau mùi còn là một loại “mỹ phẩm” từ tự nhiên rất tuyệt.
Giúp giảm khô da, da có mụn: giã nát rau mùi lấy nước cốt khoảng 1 thìa cà phê trộn 1 chút bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp da mặt hồng hào, giảm mụn. Chữa mụn bọc và mụn trứng cá: 1 muỗng nước ép rau mùi trộn chung 1 nhúm bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ, giúp tươi nhuận da, giảm mụn trứng cá. Hạt mùi, hương vị ngày Tết
Hạt mùi thực chất là phần quả chín đã sấy khô của cây rau mùi, tuy là quả nhưng vẫn hay được gọi với cái tên hạt mùi. Hạt mùi đã rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày bởi rất phổ biến, dễ tìm và có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Tác dụng với sức khỏe của hạt mùi
Trong quả mùi có chứa tinh dầu từ 0,8 đến 1,8%, các loại dầu béo từ 20 – 22%. Mùi trồng ở Việt Nam quả có chứa 0,79 – 1,17% tinh dầu và hàm lượng lanalol trong tinh dầu thường cao hơn tài liệu thế giới, đạt từ 86,1 – 96,3%.
Tinh dầu hạt mùi với tên thương phẩm là Coriander oil, là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm. Thành phần chính của tinh dầu mùi là linalol 63,1 – 75,5%. Tinh dầu hạt mùi được dùng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm, các sản phẩm thuốc, kỹ nghệ hương liệu.
Theo kết quả nghiên cứu được ghi nhận trong Pubmed (Thư viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ), thì hạt mùi chứa tinh dầu, chủ yếu là linalol (58,22%), dùng ngoài da có tác dụng kháng nấm. Dịch chiết cây mùi có tác dụng hạ đường huyết và chống gốc tự do. Tác dụng lợi tiểu và hạ huyết áp từ dịch chiết hạt mùi cũng được ghi nhận.
Một số bài thuốc dân gian ở Việt Nam có sử dụng hạt mùi
Hạt mùi có màu nâu sậm, nhẹ, có mùi thơm đặc trưng, rất nhỏ, chỉ khoảng 3- 4 mm. Hạt mùi được sử dụng làm hạt giống, gia vị hay dùng làm thuốc chữa bệnh.
Tác dụng chính của hạt mùi là có công dụng kháng khuẩn, làm sạch, đặc biệt thích hợp với việc tắm làm sạch da, tránh một số bệnh truyền nhiễm, thích hợp cho rất nhiều đối tượng khác nhau, từ người lớn cho đến trẻ em.
Thành phần hoạt chất của hạt mùi phần lớn là các tinh dầu,vitamin A, B, và sắt. Hạt mùi có vị cay, tính ấm. Đông y dùng làm thuốc bổ tì vị, kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, lợi tiểu, hạ sốt, giải cảm, chữa ho, ngạt mũi.
Nước tắm hạt mùi
Hạt mùi nấu làm nước tắm sẽ có công dụng diệt khuẩn rất tốt, thường được các mẹ tin tưởng dùng làm nước tắm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là để chống nhiễm sởi.
Tắm nước hạt mùi làm sạch da, thơm và mịn màng làn da. Đặc biệt trong những ngày Tết, nước tắm nấu từ hạt mùi hoặc cây mùi già sẽ mang lại hương thơm cổ truyền rất đặc biệt.
Chữa bệnh sởi trẻ em
Chủ yếu lúc sởi mới mọc, sởi mọc không đều, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít, dùng hạt mùi có tác dụng thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài, trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ. Nước tắm hạt mùi có tác dụng diệt khuẩn nhưng chỉ có tác dụng phòng bệnh sởi phần nào đó. Muốn phòng tránh bệnh sởi ngoài tắm nước hạt mùi còn phải kết hợp với việc tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh và giữ gìn sức khỏe, ăn uống đủ chất tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Những người nên hạn chế ăn rau mùi
Người gặp các vấn đề về hô hấp: Tiêu thụ quá nhiều rau mùi có thể gây ra các vấn đề hô hấp cấp tính và dẫn đến các bệnh phổi mãn tính như hen suyễn.
Phụ nữ mang thai: Một số thành phần có trong rau mùi có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến sinh dục nữ, từ đó gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
Nam giới không nên ăn quá thường xuyên: Ăn rau mùi thường xuyên sẽ giảm lượng testosterone, từ đó khiến số lượng và chất lượng tinh trùng bị giảm sút.
Người bị bệnh gan: Ăn rau mùi ở số lượng vừa phải sẽ giúp loại bỏ các vấn đề về gan nhưng nếu lạm dụng, các thành phần trong rau sẽ làm việc ngược lại. Điều này làm tăng bài tiết mật và cuối cùng sẽ khiến gan bị tổn thương.
Người có cơ địa dễ bị dị ứng: Tinh dầu trong lá và hạt rau mùi có thể gây kích ứng da. Vì vậy, những người có cơ địa dễ bị dị ứng nên mang gang tay khi tiếp xúc với loại rau thơm này.
Cách làm nước rau mùi
Nguyên liệu
3 nắm rau mùi (ngò) 1 lít nước
Các bước làm nước rau mùi
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm rau mùi ta. Bước 2: Rửa sạch rồi cắt từng khúc. Bước 3: Cho rau mùi lên bếp đun sôi cùng 1 lít nước. Bước 4: Sau khoảng 10 phút tắt bếp rồi cho nước ngò rí vào bình thủy tinh. Bước 5: Uống nước mùi ta trong ngày, có thể dùng thay nước lọc.
Uống nước rau mùi đúng cách:
Dùng nước rau mùi và chanh thu được uống hàng ngày. Tốt nhất vào buổi sáng để hỗ trợ cơ thể trao đổi chất, giúp quá trình đốt cháy mỡ diễn ra nhanh hơn. Ngoài công dụng giảm cân, đây còn là loại nước thanh lọc cơ thể rất tốt, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, tiêu diệt các độc tố trong cơ thể và thải chúng ra ngoài.
Nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế chuyên nghiệp về việc tiêu thụ lá rau mùi mỗi ngày.
Lưu ý khi uống nước rau mùi
Giảm cân bằng rau mùi tuy hiệu quả nhưng đòi hỏi người thực hiện phải tuân thủ theo đúng các quy tắc. Bên cạnh uống và sử dụng rau mùi liên tục thì cũng nên có chế độ tập luyện mỗi ngày đều đặn. Kiên trì ăn uống khoa học, lành mạnh để nhanh lấy lại vóc dáng. Tập thể dục hằng ngày rất tốt cho quá trình giảm cân, một chế độ ăn uống có thể giúp bạn hạn chế lượng mỡ thừa vào cơ thể. Một thực phẩm tốt có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất tốt hơn và cơ thể có thể tăng lượng đốt cháy chất béo cho cơ thể.
Không nên quá lạm dụng rau mùi để giảm cân bởi nó có thể đe dọa đến sức khỏe của người dùng. Theo các chuyên gia, rau mùi hoạt động như một loại thuốc bổ và lọc máu vì vậy mà nó rất tốt cho quá trình tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch.
Khi kết hợp với chanh một loại quả giúp thanh lọc máu, thành phần của chanh cũng chứa kali có thể kiểm soát huyết áp cao và làm giảm hiện tượng buồn nôn và chóng mặt. Loại thức uống này cũng làm giảm việc sản xuất các gốc tự do nguyên nhân gây lão hóa da và tổn thương da.
Cách trồng và chăm sóc rau mùi hiệu quả
Kỹ thuật trồng rau mùi
Mùi là loại cây phổ biến nên được trồng ở nhiều nơi. Mùa đông rau mùi tốt nhất bắt đầu từ khoáng tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
Yêu cầu đất
Mùi cần loại đất nhỏ, tơi xốp, không bị úng nước, nhiều mùi. Thông thường, trồng mùi phải lên luống cao 20 – 30cm, rộng 1,2 – l,5em.
Để cây có điều kiện phát triển nhanh, trước khi gieo hạt người ta phải bón phân kỹ. Một héc ta đất cần 12 – 15 tấn phân chuồng hoai. Còn lượng phân bón cho cây sau khi lớn thì tùy vào mục đích và thời gian sinh trưởng của cây.
Gieo hạt
Mùi được trồng bằng hạt, 1m2 cần 1 – 1,2 gam hạt. Trước khi gieo hạt nên ngâm khoảng 1 ngày để hại hút nước. Sau đó vớt ra trộn với tro bếp rồi gieo. Trước đó nên rải thuốc Falisan trừ kiến, mối. Gieo xong thì dùng cào để dàn đều hạt. Sau đó, phủ rơm rạ và tưới nước cho đủ ẩm để cây có thể mọc nhanh.
Chăm sóc
Gieo hạt, chăm sóc thu đáo thì sau khoảng một tuần hoặc 10 ngày cây sẽ mọc. Sau khi cây mọc lên pha 500 gam ure, 500 gam super lân với nước để tưới một lần, nồng độ phân tăng dần thco các lần tưới để cây có thể hấp thụ tốt. Để tránh độc, trước khi thu hoạch 15 ngày nên ngừng tưới phân mà chỉ tưới nước là để cho mùi vẫn phát triển bình thường.
Mùi là cây mọc khỏe, cây con có thể mọc xuyên qua lớp rơm rạ mục nhưng nếu lớp rơm rạ quá dày thì phải gạt bớt ra cho thoáng. Sau khi cây mùi mọc các loại cỏ sẽ bị lấn át, nếu phát hiện thấy cỏ thì phải nhổ đi. Nếu mùi lên dày quá thì có thể tỉa bớt ăn dần. Để giúp cây phát triển thân lá, cần phải tưới đủ nước đủ phân.
Thu hoạch rau mùi
Khoảng 1 thnasg sau khi mọc, cây mùi có thể cho thu hoạch. Năng suất thu hoạch bình quân khoảng 8 – 10 tấn/1ha. Người ta có thể thu hoạch để bán lẻ bằng cách nhổ tỉa rồi bó thành bó đem bán, cứ nhổ như thế cho đến hết. Nếu gặp những người mua buôn người ta có thể bán theo luống để giải phóng đất cho việc trồng các cây khác hoặc trồng vụ mùi khác.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc rau mùi do ttgdtxninhthuan.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Ngoài công dụng là một loại gia vị, rau mùi còn có rất nhiều công dụng chữa bệnh, hãy tận dụng thật hiệu quả loại rau này bạn nhé!
Từ khóa » Cay Rau Mùi
-
Những Lợi ích Không Ngờ Của Cây Rau Mùi
-
8 Lợi ích Sức Khỏe Của Rau Mùi Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Uống Nước Rau Mùi Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Cilantro - Rau Mùi Là Gì? Công Dụng Và Cách Phân Biệt Với Rau Mùi Tây
-
Cây Rau Mùi Và Những Lợi Ích, Công Dụng Không Thể Ngờ
-
Rau Mùi (Ngò Rí): Từ Gia Vị đến Vị Thuốc Chữa Sởi Hiệu Quả
-
Top 27 Tác Dụng Của Cây Rau Mùi Rau ăn Thứ Thiệt đời Sống
-
Rau Mùi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Rau Mùi Ta – Loại Gia Vị Có Tác Dụng Chữa Bách Bệnh Không Phải Ai ...
-
Rau Mùi Tươi Ngon, Chất Lượng - Lợi ích Vàng Từ Rau Mùi
-
Cây Rau Mùi: Tổng Quan đặc điểm, Công Dụng Chữa Bệnh Và Cách ...
-
Công Dụng, Cách Dùng Cây Rau Mùi
-
[ Giải Đáp ] Rau Mùi Chữa Bệnh Trĩ Có Tốt Hay Không ? - Bác Sĩ Tư Vấn