Cây Rau Sâm đất Món Ngon Bổ Dưỡng Cho Triệu Gia đình Việt | Rauxanh
Có thể bạn quan tâm
Cây rau sâm đất được biết đến là một trong những món ngon bổ dưỡng đối với triệu triệu gia đình Việt. Vậy tại sao nó lại được yêu thích như vậy? công dụng của rau sâm đất là gì? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cụ thể trong bài viết này nhé!
Đặc điểm sơ bộ của cây rau sâm đất
Cây rau sâm đất ( tên khoa học là Talinum paniculatum) còn được biết đến với tên gọi khác là sâm thổ cao ly, sâm mồng tơi. Đây là cây thảo mộc mọc thẳng đứng. Chiều cao trung bình của mỗi cây là 0,6m. Thân cây phân nhánh, phiến lá dày, hình trái xoan, mọc so le với nhau thót lại ở gốc thành những cuống ngắn. Phần mép lá rau sâm đất lượn sóng trông rất đẹp.
Rau sâm đất khi ra hoa có màu hồng, nhỏ, hoa xếp thành từng chùm thưa. Chiều dài mỗi cánh hoa khoảng 30cm. Quả cây sâm đất khi chín thường có màu nâu đỏ hoặc xám tro. Hạt sâm đất có màu đen nhánh, dẹt và rất nhỏ.
Vào khoảng tháng 6 cho đến tháng 7, chúng ta bắt gặp hoa sâm đất nở rộ. Đến tháng 9, 10 thì ra quả.
Rau sâm đất có đặc tính khá giống cây rau mồng tơi nên thường được dùng chủ yếu để nấu canh tôm trong các bữa ăn hàng ngày.
Công dụng của rau sâm đất
Cây rau sâm đất không chỉ là một loại rau xanh mà nó còn có rất nhiều công dụng. Hầu hết các bộ phận của cây như: rễ, thân, lá đều có thể chữa bệnh. Bởi chúng có tính bình, vị ngọt giúp chữa đau răng, cảm mạo, đau bụng rất hiệu quả.
Ngoài ra, những người bệnh gan, cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu….đều có thể sử dụng rau sâm đất để cải thiện tình trạng bệnh. Người suy nhược cơ thể, phụ nữ kinh nghiệp không đều sử dụng loại cây này giúp bồi bổ sức khỏe.
Các món ăn từ rau sâm đất mà người Việt hay chế biến là món canh thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan trong những ngày hè nắng nóng. Củ sâm đất ngâm rượu uống cũng rất tốt cho sức khỏe. Lá cây có thể dùng để luộc, xào tỏi cũng rất thơm ngon. Với hương vị mới lạ, thơm ngậy rất kích thích người dùng.
Cây rau sâm đất ưa sống ở những nơi đất ẩm có nhiều ánh nắng. Là loài cây rất dễ trồng và có thể thu hoạch lá quanh năm. Khi đến mùa thu hoạch người ta sẽ cắt những nhánh già cõi để cây sớm đâm chồi. Ngoài ra, với vẻ ngoài khá xinh xắn thì cây sâm đất cũng là loài cây cảnh được nhiều người yêu thích.
Cách trồng rau sâm đất
Cách trồng rau sâm đất tương đối đơn giản mà năng suất thu hoạch quanh năm. Nếu biết chăm bón thì đây là loại cây có giá trị kinh tế cao. Nếu gia đình nhỏ, muốn trồng cây để dùng làm món ăn sinh hoạt gia đình, hoặc làm bonsai cây cảnh có thể trồng theo cách sau:
Trồng rau sâm đất từ hạt
Hạt sâm đất bạn có thể mua ở những cửa hàng bán cây giống. Tuy nhiên loại này thường ít bán. Do đó, sau khi thu hái hạt giống cây sâm đất bạn nên xử lý bằng cách ngâm nước ấm khoảng 6-8 giờ. Sau đó, vớt ra để ráo và sử dụng để gieo trồng ở những mùa vụ tiếp theo.
Cách trồng rau sâm đất bằng hạt như sau: Bạn dùng một chiếc que nhọn chọc thành những lỗ sâu khoảng 1cm xuống đất ẩm.
Sau đó cho hạt vào lỗ đất( mỗi lỗ cho khoảng 2-3 hạt). Tiến hành lấp đất kín, phủ hạt. Khi mới gieo trồng thì bạn nên dùng lưới che nắng cho luống gieo. Khi cây bắt đầu ra lá thì phải luôn đảm bảo độ ẩm và ánh sáng thích hợp cho cây. Như vậy cây mới sinh trưởng và phát triển tốt.
Cách trồng rau sâm đất từ hom
Trồng rau sâm đất từ hom cũng là một trong những cách trồng phổ biến, cây sớm cho thu hái. Hom được chọn lấy từ thân hoặc củ của cây mẹ. Nên lấy từ đoạn gốc cho đến hết phần được gọi là “bánh tẻ” của thân. Lưu ý, không nên lấy những phận ngọn quá non vì nó rất dễ bị thối gốc khi trồng.
Nếu cây quá tốt, bạn có thể dùng dao hoặc kéo cắt, tỉa bớt cành. Cắt tỉa theo tỷ lệ 1 trên 3 lá một cành. Sau đó đem giâm hom vào luống. Để cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thì cần thường xuyên tưới nước. Bởi loại cây này rất ưa ẩm. Sau khi giâm khoảng 10 đến 15 ngày cây bắt đầu ra rễ thì đem trồng.
Cây sâm đất có thể trồng theo luống. Mỗi luống có kích thước khoảng 1,2×10. Khoảng cách giữa các cây nên đạt từ 15-20cm. Ngoài ra bạn cũng có thể trồng rau sâm đất trong những chậu cây cảnh. Đất trồng cây nên đạt chuẩn tỷ lệ 80% đất thịt + 10% tro trấu hay những loại mùn cưa, rơm mục cộng thêm 10% phân chuồng để cây sinh trưởng tốt.
Tham khảo thêm:
- Cây rau mương
- Rau lang
Trên đây là những đặc điểm, công dụng và cách trồng rau sâm đất. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi gia đình bạn sẽ có cho mình một loài cây thảo dược quý này. Chúc bạn gieo trồng thành công!
Từ khóa » Cách Trồng Cây Rau Sâm đất
-
Cây Sâm đất: Cách Trồng Và Chăm Sóc đơn Giản - Eva
-
Cách Trồng Sâm Đất "hiệu Quả Nhất" Cho Bà Con Nông Dân
-
Hướng Dẫn Trồng Rau Sâm đất Thanh Nhiệt Và Giải độc - YouTube
-
Hướng Dẫn Trồng Rau Sâm đất Trị “bách Bệnh” Tại Nhà
-
Kỹ Thuật Trồng Rau Sâm đất Tại Nhà
-
Cách Trồng Cây Sâm đất Trị Bệnh Thần Kỳ Tại Nhà
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Sâm đất đúng Kĩ Thuật - Hoa đẹp
-
Cách Trồng Cây Sâm đất đơn Giản Và Cho Năng Suất Cao
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Sam Tại Nhà
-
Cách Trồng Rau Sâm đất Trị Bệnh Tại Nhà
-
Cây Sâm Đất - Phân Loại, Tác Dụng, Cách Trồng, Chăm Sóc Cây
-
Rau Sam Siêu Dễ Trồng Dành Cho Những Người Mới Tập Làm Vườn
-
Trồng Rau Sam Dễ Như ăn Kẹo, Rưới Tí Nước Tốt Um, Tuần ăn 1-2 Bữa ...
-
9 Loại Sâm đất Thảo Dược Và Bài Thuốc Chữa Bệnh