Cây Sả - Cực Tốt Và Cực độc, Biết để Tránh Khi ăn Kẻo 'rước Họa Vào ...

Cây sả - cực tốt và cực độc, biết để tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân' ảnh 1

Lợi ích của cây sả

Các món ăn có thêm mùi của cây sả (củ sả) đều trở nên thơm ngon hấp dẫn. Bên cạnh đó, tác dụng của sả còn hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Sả ngăn ngừa đầy hơi. Bên cạnh đó sả còn kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng và tiêu đờm. Ngoài ra, trà từ cây sả và tinh dầu sả còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, co thắt ruột, tiêu chảy hay kích thích trung tiện.

Ngăn ngừa ung thư

Hợp chất citral trong cây sả có khả năng sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các chuyên gia cũng khuyến khích chúng ta nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay cho trà.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác còn cho thấy sả có chứa beta-carotene-1 là loại chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư.

Giải độc

Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric.

Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

Giúp trị rối loạn kinh nguyệt

Công dụng của sả sẽ có ích cho phụ nữ thường gặp rối loạn kinh nguyệt và đau bụng khi hành kinh. Bạn có thể áp dụng công thức kết hợp vài giọt tinh dầu sả với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng để uống dần. Bên cạnh đó, các chị em cũng có thể ép sả tươi hoặc sắc lấy nước uống để giảm bớt các cơn đau bụng trong giai đoạn hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.

Có lợi cho hệ thần kinh

Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) ...

Giảm huyết áp

Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

Giảm đau

Tinh chất sả có thể làm giảm đau tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bạn có đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác hãy uống trà sả vì chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn.

Giúp hạ sốt

Sả có thể dùng để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh bằng cách ăn sống hoặc giã lấy nước để uống. Vì vậy, việc dự trữ một ít sả trong nhà là việc làm vô cùng hữu ích và tiện lợi. Ngoài ra, vài bụi sả xung quanh nhà có thể giúp bạn và người thân tránh muỗi cũng như nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết do muỗi chích.

Kháng viêm

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 cho thấy chiết xuất sả chính là phương pháp điều trị các bệnh viêm nhiễm vô cùng hiệu quả. Các nhà nghiên cứu khẳng định các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong sả giúp làm giảm sự căng thẳng.

Một nghiên cứu tương tự được công bố năm 2010 cho thấy sả chính là một liệu pháp điều trị bệnh viêm ruột vì có khả năng ức chế quá trình sản sinh leukocyte – một loại tế bào bạch cầu, từ đường ruột bị viêm nhiễm.

Cây sả - cực tốt và cực độc, biết để tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân' ảnh 2

Tác hại của cây sả khi sử dụng quá mức

Không chỉ được biết đến là một gia vị quen thuộc trong các món ăn, sả còn được đánh giá cao đối với sức khỏe. Với các công dụng kháng khuẩn, giải độc, giảm sốt…….mang đến một sức đề kháng tốt cho mọi người. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lạm dụng cây sả quá mức.

Theo các chuyên gia, việc sử dụng cây sả quá nhiều có thể gây ra các tác hại sau:

Gây nóng trong

Nóng trong người là biểu hiện rõ nhất khi sử dụng cây sả quá mức, trong sả có chứa nhiều tinh dầu và thành phần methyl eugenol. Gây nên tình trạng nóng trong, làm cho cơ thể cảm thấy cực kỳ khó chịu.

Vậy nên, trước khi quyết định sử dụng một lượng lớn sả đưa vào cơ thể thì bạn nên hỏi ý kiến của các chuyên gia để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Dị ứng

Trong sả có chứa nhiều chất tinh dầu, giúp kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều lượng cây sả sẽ phản tác dụng ngược lại gây nên tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa, thậm chí là dị ứng. Khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu và mệt mỏi nên cần phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng loại cây này.

Khó tiêu, táo bón

Theo các chuyên gia, tinh dầu sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chậm tiêu hay đầy bụng. Tuy nhiên, việc sử dụng với lượng lớn sẽ gây tác dụng phụ kích ứng đến thành dạ dày, nóng trong và co thắt ruột khiến cho việc tiêu hóa kém. Dẫn đến tình trạng táo bón, khó tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng.

Cây sả - cực tốt và cực độc, biết để tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân' ảnh 3

Một số lưu ý khi dùng sả tốt cho sức khỏe

Với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, cây sả đang được nhiều người lựa chọn để chế biến món ăn hay thức uống. Để hạn chế những tác dụng phụ từ sả gây nên, bạn cần phải chú đến các tiêu chí sau khi sử dụng sả:

  • Để tránh phản ứng phụ, bạn nên uống nước sả khoảng 2 lần/ 1 tuần, người dùng cần rửa sả thật sạch trước khi sử dụng
  • Tuyệt đối không cho các bé dưới 12 tháng tuổi sử dụng sả
  • Nên kết hợp sả và chanh để làm thức uống và món ăn hàng ngày
  • Phụ nữ mang thai không nên ăn sả: Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, sả không chỉ tạo ra mùi thơm cho món ăn mà còn tốt cho phụ nữ mang thai ở thời kỳ đầu. Thúc đẩy hệ tiêu hóa, kiểm soát mức cholesterol và giải độc tốt. Mặc dù vậy, việc sử dụng sả quá nhiều thì lại phản tác dụng kích hoạt dòng chảy kinh nghiệm, dẫn đến sảy thai. Đồng thời, bạn cũng nên tránh sử dụng khi cho con bú, nó có thể gây phản ứng cho con. Bên cạnh đó, mẹ bầu mắc tiểu đường không nên uống loại nước này có thể khiến lượng đường trong máu giảm đột ngột, khiến cho các mẹ bầu mệt mỏi, hoa mắt hay chóng mặt.
Những thực phẩm đại kỵ với thịt lợn, biết để tránh kẻo rước bệnh vào thân
Những thực phẩm đại kỵ với thịt lợn, biết để tránh kẻo rước bệnh vào thân 05/03/2022
Củ cải trắng ví như ‘nhân sâm mùa đông’ nhưng hóa 'thuốc độc' khi kết hợp một số thực phẩm
Củ cải trắng ví như ‘nhân sâm mùa đông’ nhưng hóa 'thuốc độc' khi kết hợp một số thực phẩm 04/03/2022
Những người đại kỵ với mướp đắng, không nên ăn kẻo tự 'hạ độc' cơ thể
Những người đại kỵ với mướp đắng, không nên ăn kẻo tự 'hạ độc' cơ thể 04/03/2022
Dùng hạt sen chữa mất ngủ, cần lưu ý những đại kỵ sau
Dùng hạt sen chữa mất ngủ, cần lưu ý những đại kỵ sau 03/03/2022 Thanh Huyền (Tổng hợp)

Từ khóa » Công Dụng Từ Cây Sả