Cây Sả

Hình ảnh của Cây Sả:

Sả là một loại cây thuộc họ lúa với tên khoa học là Cymbopogon Citratus (DC) Stapf còn có tên gọi khác là hương mao, sả chanh, là một loài cây vô cùng gần gũi với đời sống của người dân trên thế giới. Tại Việt Nam, sả rất được ưa chuộng bởi những công dụng như làm gia vị, làm đẹp, giảm cân... Ngoài ra sả còn là một dược liệu chữa bệnh rất nhiều bệnh.

Tác dụng của cây sả:

Cây sả có rất nhiều công dụng đối với đời sống cũng như sức khỏe con người

1. Làm gia vị:

Mỗi tép sả có vị thơm như chanh, lại kích thích tiêu hóa nên từ lâu đã có mặt trong các món ăn hàng ngày ở Việt Nam. Có nhiều món ăn nếu thiếu sả y hệt người con gái thiếu duyên. Điển hình những món ăn kết hợp với sả phổ biến như bò nướng sả, ếch ướp sả xào lăn, ốc xào sả ngó sen… Sả không chỉ làm món ăn thêm ngon mà lại còn rất tốt cho sức khỏe. Món cà ri Massaman nổi tiếng của Thái Lan lọt top 50 món ăn ngon nhất thế giới cũng không thể thiếu sự kết hợp của sả. Nhiều nước khác trên thế giới như Hà Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… cũng thường xuyên dùng sả cho thực đơn hàng ngày.

2. Hỗ trợ chữa bệnh:

Chữa bệnh là tác dụng nổi bật của cây sả. Không chỉ có tác dụng làm gia vị, giải khát, trang trí nội thất, giảm cân… sả còn có hỗ trợ chữa được nhiều bệnh như rối loạn kinh nguyệt, trị cảm lạnh, nhức đầu, tốt cho hệ thần kinh, giúp ngủ ngon, giải độc hiệu quả, làm sach răng miệng, tốt cho hệ thần kinh, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa, chống sốt, hạn chế sự phát triển của bệnh nấm da…

3. Làm nước giải khát:

Trong những ngày hè oi bức thì những thức uống kèm sả như trà đào chanh sả, nước gừng sả, nước chanh sả… sẽ giúp chúng ta giải tỏa cơn nóng trong người đồng thời giúp thanh lọc, giải độc cơ thể, tốt cho dạ dày...

4. Làm đẹp:

Nếu muốn sở hữu một làn da khỏe đẹp, mịn màng, giảm mụn trứng cá, mụn nhọt hay có một mái tóc óng ả sạch gàu thì đừng quên công dụng tuyệt vời của cây sả. Bởi tinh dầu của sả rất tốt cho quá trình dưỡng tóc, dưỡng da, trị gàu… Một cách dưỡng da hiệu quả và tiết kiệm phổ biến chỉ với 3-5 củ sả cùng 1 nồi nước để xông da, cứ kiên trì mỗi tuần 1-2 lần là bạn sẽ có ngay một làn da mịn màng với lỗ chân lông se khít.

5. Giảm cân:

Vẻ đẹp hoàn hảo không chỉ đến từ làn da mái tóc mà còn đến từ một cơ thể cân đối, khỏe khoắn. Giảm cân, đánh tan mỡ bụng mỡ đùi hiển nhiên trở thành một nhu cầu bức thiết của chị em phụ nữ ngày nay. Mỗi sáng thức dậy với một ly chanh sả mật ong khi bụng còn rỗng, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấy mỡ thừa từ từ biến mất, cân nặng cũng giảm đi đáng kể mang lại vòng eo nhỏ nhắn, thân hình thon gọn căng tràn sức sống.

6. Là dược liệu quý trong Đông y:

Với tác dụng lợi tiểu, kháng khuẩn, thanh lọc cơ thể, chữa mất ngủ, giảm đau viêm khớp…mà sả được mọi thầy thuốc “nâng niu” như báu vật. Vì vậy, sả hiển nhiên có mặt trong các bài thuốc Đông y.

7. Trang trí nội thất:

Hiện nay xu hướng trồng sả làm cây cảnh trở nên phổ biến, đặc biệt tại châu Á bởi tác dụng thanh lọc không khí, diệt côn trùng, nấm mốc, khử mùi ẩm mốc, làm cho không khí dễ chịu với hương thơm tự nhiên từ sả. Ngoài ra sả còn có ý nghĩa phong thủy. Đặc biệt, với tinh dầu chiết xuất từ sả còn làm cho không gian quanh bạn nhẹ nhàng, dễ chịu giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

8. Giúp tình yêu thăng hoa:

Tình dục là một nhu cầu cơ bản của cuộc sống, là yếu tố quan trọng giúp các cặp vợ chồng gắn bó khăng khít với nhau cũng như gia tăng sự chung thủy. Chỉ cần một căn phòng có thoảng chút hương dầu sả nhẹ nhàng sẽ giúp tình yêu của bạn thăng hoa một cách tự nhiên. Các món ăn như gà hấp sả, cá chép ướp sả, hay cá rô phi nướng sả cũng là một chất keo xúc tác cho các cặp đôi thăng hoa và ngày càng kết dính với nhau.

9. Các công dụng khác:

Tinh dầu sả giúp diệt côn trùng, chống muỗi, xông phòng, khử mùi...

Nguồn gốc và phân bố:

Cây sả có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Srilanka. Hiện tại được trồng nhiều nơi như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Bắc Mỹ và Phi Châu. Sả rất dễ thích nghi, có thể trồng quanh năm. Ngoài để làm gia vị, cây sả còn được sử dụng để làm tinh dầu, nước hoa, xà phòng, làm thuốc diệt côn trùng, chống muỗi, làm đẹp hay trị bệnh…

Tại Việt Nam, sả được trồng phổ biến quanh năm và phân bố ở khắp ba miền. Với chiều cao tầm 0,8- 1,5m, lá dài, có nhiều nhánh, có bẹ, mọc thành từng bụi. Thân sả thường có màu trắng hoặc tím. Vì dễ trồng và có mùi thơm dễ chịu như chanh nên hầu hết ở nông thôn, nhà nào cũng có trồng một vài bụi sả để làm gia vị, nấu nước gội đầu, xông cảm cúm và làm nước uống giải nhiệt.

Thành phần hóa học:

Cây sả có các thành phần như citronellol, citra, geraniol, citronella. Trong cây sả có 75-85% hương thơm tự nhiên mùi chanh và các tinh chất khác. Trong sả có chứa các chất chống oxy hóa và các hợp chất phenolic như luteolin, kaempferol, catechol và axit caffeic… Đặc biệt không thể bỏ qua những vitamin có trong cây sả như vitamin C, vitamin B1, B2, B3, B5, axit folic, vitamin A cùng nhiều khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, kali…

Từ khóa » Hình Cây Sả