Cây Sài đất: Đặc Tính, Tác Dụng Và Các Bài Thuốc Hay
Có thể bạn quan tâm
1. Đặc tính cây sài đất
Cây sài đất có tên tiếng Anh là Wedelia Chinensis(Osbeck) Merr Họ Cúc - Asteraceae. Trong dân gian chúng còn có các tên gọi khác như húng trám, ngổ núi, cúc nháp hay hoa múc.
Cây sài đất có màu lá màu xanh, hoa vàng đặc trưng
Đây là loại cây ưa ẩm nên chúng thường mọc hoang ở những nơi có độ ẩm cao, đặc biệt ở các khu đồng ruộng. Với đặc tính dễ sinh trưởng nên chúng mọc ở rất nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay, người ta tiến hành trồng cây sài đất ngày càng nhiều để sử dụng làm các loại thuốc.
Nhận biết cây sài đất
Vì là loại cây mọc hoang cũng như có đặc điểm giống nhiều loại cây khác nên cần phải thận trọng để phân biệt chính xác để không nhầm lẫn với các loại cây khác như cây sài đất giả, cây lỗ cúc.
Với cây sài đất giả có thể nhận biết dễ dàng khi hoa của chúng có màu xanh nhạt không phải màu vàng. Lá của cây này có hình bầu dục cũng như có răng cưa ở phía ngoài.
Cây lỗ địa cúc khiến nhiều người nhầm lẫn hơn vì chúng có hoa màu vàng nhạt. Lá của loại cây này phủ một lớp lông bên ngoài và ngắn hơn.
Đặc điểm thực vật của cây sài đất
Đặc trưng của sài đất đó chúng mọc lan bò ra khoảng đất rộng với rễ mọc theo thân. Đây là loại cây sống dai cũng như dễ sinh trưởng nên có thể bắt gặp chúng xanh tốt quanh năm.
Về thân cây có màu xanh với lông trắng, cứng, nhỏ và mọc sát liền nhau thành bụi san sát mặt đất.
Lá không có cuống với lông nhỏ cứng ở cả hai mặt. Hình dạng bầy dục thon dài với 2 đầu nhọn, mọc đối nhau.
Hoa màu vàng tươi, cụm hoa hình đầu.
Đây là loại cây có thể sử dụng tươi hoặc khô đều có hiệu quả. Hiện nhiều người sử dụng loại cây này như một loại rau sống hàng ngày. Trong đông y thì tiến hành phơi khô để sử dụng cho nhiều bài thuốc với rất nhiều công dụng.
Thành phần hóa học
Trong thành phần của cây sài đất có rất nhiều chất tốt cho cơ thể, đặc biệt đó là các hiệu quả chữa bệnh. Dịch ép của cây chứa dầu hoà tan 11,2%, hợp chất béo 29,7%, phytosterol 3,75%; caroten 1,14%, chlorophylle 3,75%, nhựa 44,95%, còn có đường, tanin, saponin, pectin, mucin, lignin và cellulose. Trong lá có chất Wedelolacton, vừa là một flavonoid vừa là một cumarin.
Trong thành phần của chúng còn chưa muối và các chất vô cơ tốt cho cơ thể.
II. Tác dụng cây sài đất
Từ xa xưa, loài cây mọc hoang này đã được ông cha ta sử dụng rất nhiều trong việc chữa các bệnh hàng ngày với hiệu quả tốt mà không có các tác dụng phụ đối với sức khỏe. Tác dụng của cây sài đất căn cứ theo các đặc tính đông y của chúng vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc.
Sài đất được sử dụng chữa rất nhiều loại bệnh
Một số tác dụng chữa bệnh của sài đất có thể kể đến như:
1. Chữa các bệnh ngoài da
với tính mát của mình chúng được sử dụng cho các trường hợp viêm tấy ngoài da ở khớp xương, ở răng, vú, sưng bắp chuối, sưng khớp nhiễm trùng, lở loét, mụn nhọt, chốc đầu…
2. Chữa viêm bàng quang
Loại cây này cũng được dùng để chữa viêm bàng quang cho kết quả tốt qua các chứng minh thực tế.
3. Cây sài đất tắm cho trẻ nhỏ
Cây sài đất tắm cho trẻ nhỏ trị các bệnh rôm sảy hay các bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ rất tốt. Ngoài ra, có thể sử dụng để tắm cho bé giúp đề phòng các bệnh ngoài da.
Sài đất chữa các bệnh ngoài da cho trẻ nhỏ
4. Chữa cảm sốt, viêm họng, sốt xuất huyết
Với các thành phần có trong cây sẽ giúp cải thiện được các tình trạng bệnh nhẹ mà không cần dùng đến kháng sinh hay các chất khác.
5. Hỗ trợ điều trị ung thư môn vị
Đây là loại thảo dược đã được chứng minh có hiệu quả thông qua các kết quả nghiên cứu.
III. Bài thuốc từ cây
Hiện nay, ngoài việc sử dụng trực tiếp bằng nước tươi thì cây sài đất để có được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất cần phải kết hợp cây sài đất với các vị thuốc khác để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tham khảo một số bài thuốc sau để áp dụng trong cuộc sống:
1. Chữa rôm sảy trẻ em
Lấy sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ.
2. Chữa sốt cao
Sử dụng sài đất 20 – 50g, giã nát, pha với nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân.
3. Chữa sốt xuất huyết
Lấy sài đất tươi 30g, kim ngân hoa 20g, lá trắc bá (sao đen) 20g, củ sắn dây 20g (có thể dùng lá sắn dây), hoa hòe (sao cháy) 16g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20g.
4. Chữa viêm cơ (bắp chuối)
Sử dụng sài đất tươi 50g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g sắc lấy nước uống ngày một thang. Kết hợp với sài đất tươi, giã nát, đắp tại chỗ nơi bị sưng đau.
5. Chữa viêm tuyến vú
Sài đất 50g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, thông thảo 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.
6. Chữa viêm bàng quang
Lấy sài đất tươi 30g, bồ công anh 20g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g. Sắc nước uống ngày chia ngày 3 lần.
7. Chữa mụn, lở, chàm, ngứa
Sài đất 30g, kim ngân hoa, lá 15g, khúc khắc 10g, ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang. Có thế sử dụng thêm sài đất giã nát, để đắp lên mụn lở lại càng tốt.
8. Hỗ trợ chữa ung thư môn vị
Sài đất 30g, bán chi liên 30g, bạch hoa xà thiệt 30g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.
9. Dự phòng sởi hoặc bạch hầu
Sử dụng 15-30g cây khô, dạng thuốc sắc. Liên tục trong 3 ngày.
10. Chữa viêm chân răng
Sài đất 30g, huyền sâm 10g, bán liên biên 15g, sắc uống.
11. Chữa ho gà, ho ra máu, huyết áp cao
Dùng 15-30g cây khô, dạng thuốc sắc. Liên tục trong 3 ngày.
12. Bệnh ban độc, ban trái trẻ em
Sài đất 6g, Trùn hổ (chế) 3 con, Cỏ mực 4g, Nhãn lồng 4g, Bạc hà 4g, Thạch cao 2g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày.
13. Điều trị viêm gan, vàng da
lấy 10g sài đất khô,10g nhân trần, 5g kim ngân hoa đun nước uống hàng ngày.
14. Trị cảm cúm
Sử dụng 30g kim ngân hoa, 3g kinh giới, 3g sài đất, 2g mạn kinh, 3g tía tô, 3g cam thảo đất, 3 lát gừng nấu còn 1 chén nước uống 2 lần trong ngày.
15. Tiêu độc, thanh nhiệt
Có thể sử dụng để uống hàng ngày thay nước để giúp lọi bỏ các độc tố trong cơ thể khi sử dụng cây sài đất ăn sống mỗi ngày.
IV. Lưu ý khi sử dụng
Như đã nói ở trên, cây sài đất dễ dàng bị nhầm lẫn với các loại cây khác nên cần đặc biệt chú ý phân biệt để sử dụng đúng cây, tránh gây các tác dụng không mong muốn khi sử dụng sai vị thuốc.
Do đây là loại cây có tính hàn nên cần thận trọng sử dụng cho những người bị huyết áp thấp để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn.
Đối với những người có tiền sử bị các bệnh thì cần phải chú ý tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng để hạn chế việc xảy ra các tác dụng phụ.
Với các thông tin về cây sài đất này hy vọng đã giúp các bạn có đầy đủ kiến thức để sử dụng có hiệu quả loại cây này trong cuộc sống hàng ngày.
V. Cách trồng cây sài đất
Việc trồng cây sài đất cũng rất đơn giản khi chỉ cần cắt thân thành từng đoạn 20-30cm sau đó vùi 2/3 xuống đất và tưới nước ẩm sau 15-20 ngày sẽ mọc rễ tốt và 30 ngày tuổi đã có thể thu hoạch. Việc chăm sóc cũng rất đơn giản khi chỉ cần duy trì độ ẩm cần thiết chúng sẽ mọc lên rất nhanh và tươi tốt.
Cây ngải cứu: Tác dụng thần kỳ chữa bệnh trong dân gian Ngải cứu là loài cây thông dụng trong đời sống hàng ngày. Nhiều người hay sử dụng trong các món ăn, là gia vị thêm phần hấp dẫn. Trong Đông y, loại... Bấm xem >>Từ khóa » Hoa Lỗ địa Cúc
-
Công Dụng, Cách Dùng Lỗ địa Cúc - Tra Cứu Dược Liệu
-
Phân Biệt Lỗ địa Cúc, Sài đất Và Cúc áo - Facebook
-
Sồng - Khỏe - Mỗi Ngày - Lỗ Địa Cúc A Tên Thường Gọi - Facebook
-
Cây Dược Liệu Cây Sài Gục, Lỗ địa Cúc - Wedelia Prostrata (Hook. Et ...
-
Công Dụng, Cách Dùng Lỗ địa Cúc | Trang Thông Tin Dược Liệu, Cây ...
-
Cây Lỗ địa Cúc - Hoa Kiểng Đồng Tháp
-
Cách Nhận Biết Cây Sài đất
-
Sài Gục, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Sài Gục
-
Tác Dụng Của Cây Sài đất - An Toàn Thực Phẩm
-
Chữa Bệnh Bằng Cây Sài đất - Tuổi Trẻ Online
-
Thực Hư Về Tác Dụng Trị Bệnh Của Sài đất - YouMed
-
Cây Sài đất