Cây Sâm đất Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng, địa Chỉ Bán Và Giá Thành.
Có thể bạn quan tâm
Cây sâm đất được sử dụng như một bài thuốc quý điều trị bệnh ở người. Phần lá thường được hái về xào tỏi hoặc làm nên các món canh giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Đây là loại cây mọc hoang, vừa có tác dụng điều trị bệnh vừa làm món ăn. Vậy cây sâm đất có mấy loại? Có tác dụng gì? Trị bệnh gì? Cách ngâm rượu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về loại thảo dược này.
Hình ảnh cây sâm đất
Cây sâm đất là loại cây mọc hoang, có nguồn gốc chủ yếu từ Trung Mỹ. Hay còn gọi với các tên gọi khác là cây sâm nam, sâm rừng, sâm quy bầu,… Có tên khoa học là Boerhavia diffusa L thuộc họ hoa phấn (Nyctaginaceae).
Giới thiệu cây sâm đất
Cây sâm đất là loại cây thân thảo, mọc tỏa sát mặt đất, phân nhánh phía bên dưới. Phần rễ phát mạnh thành củ màu vàng nhạt. Lá hình trái xoan hoặc đôi khi hình trứng ngược, mọc so le với nhau. Phần lá tạo thành các cuống rất ngắn.
Chiều dài của lá từ 5 đến 7cm, rộng từ 2 đến 4cm. Phần mép lá hơi lượn sóng, cả 2 mặt lá đều có màu xanh bóng. Hoa có màu tím, rất nhỏ mọc ở ngọn thân hoặc các nhánh. Quả có màu đỏ nâu khi chín, nhỏ và mọng bên trong có hạt màu đen nhánh, dẹt và nhỏ.
Khu vực phân bố cây sâm đầt
Cây mọc hoang ở khắp các vùng nhiệt đới điển hình là một số khu vực trung du miền núi. Ở nước ta cây mọc khắp các tỉnh từ Bắc chí Nam, song nhiều nhất là ở các tỉnh miền Nam nước ta như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ phận dùng của cây sâm đất
Dân gian thường dùng toàn bộ bộ phận của cây sâm đất bao gồm: Thân, lá và rễ phát triển mạnh thành củ để làm thuốc, rễ có mùi thơm như sâm. Lá thì thường được sử dụng chế biến món, phần củ thì được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh có thể sắc uống hoặc ngâm rượu.
Thu hái và chế biến cây sâm đất
Cây sẽ ra hoa từ tháng 6 đến tháng 7 và bắt đầu kết quả vào tháng 9 đến tháng 10. Phần lá thì được thu hái quanh năm, có thể dùng dạng tươi chế biến các món ăn. Sau khi cây đã phát triển được 3 năm trở lên thì lúc này mới bắt đầu thu hoạch phần củ.
Phần củ sau khi được đào lên rửa sạch đất cát, cắt bỏ các phần rễ con, đem đi phơi hoặc sấy khô. Phần rễ lúc ban đầu có màu hồng nhưng sau khi chế biến đem đi phơi khô hoặc để quá lâu thì chuyển thành màu xám đen.
Cây sâm đất có mấy loại?
Cây sâm đất được chia làm 3 loại, mỗi loại thì có những đặc điểm và các tên gọi khác nhau, điển hình như:
- Thổ nhân sâm: Đây là loại cây thuộc họ rau sam, tên gọi khác là sâm thảo, cao ly, đông dương sâm, giả nhân sâm,… có tên khoa học là talinum paniculatum.
- Mồng tơi: Có tên khoa học Talium fructicosum và cùng thuộc họ rau sam.
- Sâm nam: Loại này có tên khoa học Boerhavia diffusa L, còn được gọi với tên gọi khác như sâm quý bà, thuộc họ hoa phấn.
Sâm mồng tơi và thổ nhân sâm là 2 loại thực vật điển hình được sử dụng nhiều ở nước ta điều trị bệnh, còn sâm nam thì rất ít khi gặp và cũng khá hiếm, ít dùng ở nước ta.
Cây sâm đất có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền cây sâm đất có tính mát, tác dụng điều trị một số bệnh sau:
- Cây sâm đất chữa bệnh sỏi thận
- Cây sâm đất tác dụng kích thích ra mồ hôi
- Cây sâm đất tác dụng bồi bổ.
- Cây sâm đất tác dụng điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang.
- Cây sâm đất tác dụng điều trị cảm óng, cảm lạnh.
- Hàm lượng kali cao giúp tăng tác dụng lợi niệu của hoạt chất punarvanin gia tăng theo.
- Giúp thúc đẩy tiểu tiện, kích thích D - amino oxidase và bên cạnh đó cũng giúp ức chế succinic dehydrogenase tại thận.
- Cao được nấu từ thảo dược sâm đất giúp giảm albumin tốt, giảm phù, tăng tiết niệu và giảm cả cholesterol trong máu.
- Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, thảo dược giúp chống viêm rất hiệu quả.
Cây sâm đất (hay còn gọi cây nổ- đây là hai loại cây có tên gọi giống nhau nhưng là hai giống khác nhau) tác dụng điều trị suy thận (Đây là tác dụng quý nhất của cây sâm đất, cây là 1 trong 4 vị thuốc quý của bài thuốc nam điều trị bệnh thận hư rất nổi tiếng ở nhà thuốc AN QUỐC THÁI gồm: Cây quýt gai, cây muối, cây mực và cây sâm đất. Điều kỳ diệu là rất nhiều bệnh nhân suy thận đã được cứu sống nhờ bài thuốc đơn giản này).
Cách sử dụng cây sâm đất
Để sử dụng thảo dược này một cách hiệu quả, tốt nhất là nên kết hợp thêm với các loại thảo dược khác. Tùy thuộc vào căn bệnh và các triệu chứng bệnh mà sẽ có những bài thuốc phù hợp và dùng ở dạng sắc uống, cao cồn hoặc cao lỏng, bột pha uống,…
Các nghiên cứu về liệu lượng sử dụng mỗi ngày của thảo dược này hiện nay chưa đủ cơ sở để thuyết phục, vì vậy cần phải hết sức lưu ý và không nên lạm dụng nhiều về thảo dược này, trước khi sử dụng thì nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc, bác sĩ.
Cây sâm đất trị bệnh gì?
Để sử dụng cây sâm đất trị bệnh hiệu quả, thì nên kết hợp một số dược liệu khác và có những thang thuốc, bài thuốc rõ ràng, liều lượng chuẩn xác cho từng loại bệnh để mang đến hiệu quả điều trị bệnh một cách cao nhất.
Cây sâm đất trị bệnh tiêu chảy do hệ tiêu hóa hoạt động kém
Chuẩn bị 2 nguyên liệu sau: 15 đến 30 gram sâm đất, 15 gram thủy xương bồ (thạch xương bồ), 15 gram đại táo. Đem 2 vị thuốc này mang đi rửa thật sạch và đun sôi với 1 đến 1,5 lít nước, uống hết trong ngày như nước lọc, mỗi ngày chỉ sử dụng 1 thang đến khi các triệu chứng giảm hẳn.
Cây sâm đất trị bệnh tiểu tiện quá nhiều
Sử dụng 50 gram rễ cây kim anh cùng với 60 gram sâm đất kết hợp lại với nhau và đun với 550 ml ở lửa nhỏ. Đến khi nược càn còn 1 nửa thì tắt bếp ngay. Chia ra uống 2 lần trong 1 ngày. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc và liên tục 5 ngày.
Cây sâm đất chữa bệnh táo bón
Chuẩn bị các vị thuốc sau: 30 gram lá vông non, 30 gram lá sâm đất, 30 gram vừng đen rang nổ, 20 gram rễ đinh lăng, 20 gram lá thiên lý non. Dùng các nguyên liệu trên đem rửa sạch và mang đi nấu canh và sử dụng mỗi ngày đến khi các triệu chứng liên quan đến táo bón chấm dứt.
Xem thêm Tác dụng của hạt ươi giúp nhuận tràng, trị táo bón: TẠI ĐÂY.
Cây sâm đất trị bệnh kiết lỵ
Sử dụng 100 gram lá thảo dược cùng với 100 gram cây cỏ sữa (thêm 20 gram cỏ nhọ nồi nếu cảm thấy đại tiện quá nhiều lần. Cho các nguyên liệu vào ấm và sắc cùng với 400 ml nước lọc đến khi lượng nước cạn còn 100ml thì tắt bếp. Chia ra uống 2 lần trong 1 ngày. Sử dụng trong lúc thuốc vẫn còn ấm.
Cây sâm đất trị bệnh về máu và giúp bổ huyết
Chuẩn bị các nguyên liệu của thang thuốc sau: 20 gram sâm đất, ý dĩ, hoài sơn, thục địa, liên nhục mỗi vị 12 gram, mạch môn, bạch truật, đương quy mỗi vị 10 gram, cùng với 8 gram ngưu tất và 6 gram táo nhân.
Đem các vị thuốc như mạch môn, hoài sơn, táo nhân, bạch truật mang đi sao vàng lên. Và sau đó mang trộn với những nguyên liệu còn lại để nấu nước thuốc uống trong ngày.
Cây sâm đất chữa bệnh cao huyết áp
Bài thuốc này rất đơn giản nhưng hiệu quả mang lại đối với sức khỏe là vô cùng to lớn chủ yếu là giúp hạ huyết áp và ổn định mức cân bằng, điều hòa tốt lượng cholesterol có trong máu. Sử dụng 12 gram sâm đất đun sôi với nước và uống thay với nước trà hàng ngày.
Cây sâm đất trị bệnh gan và giúp giải độc gan
Sử dụng 10 đến 15 gram thảo dược khô mang đi đun sôi với nước và uống thay nước trà hàng ngày. Hoặc dùng thảo dược tán thành bột mịn để uống. Và bên cạnh đó có thể dùng để nấu canh và dùng trong các bữa ăn mỗi ngày.
Cây sâm đất trị bệnh ho lâu ngày
Chuẩn bị các nguyên liệu sau đây: Con gà nhỏ tầm 400 gram cùng với thông thảo, hà thủ ô trắng, sâm đất mỗi vị 20 gram. Gà sau khi mua về thì rửa sạch lại tốt nhất là nên rửa bằng nước muối pha loãng.
Mang đi hầm cùng với các dược liệu đã chuẩn bị sẵn. Sau khi gà nhừ thì vớt phần mỡ nổi lên mặt nước bỏ đi rồi sử dụng ăn cả cái và húp nước.
Cây sâm đất ngâm rượu
Trước khi ngâm rượu thì nên chuẩn bị các bước sau đây:
- Củ sâm khi mua về thì mang đi rửa sạch loại bỏ đi các mảng đất bám xung quanh củ có thể dùng bàn chải để thực hiện cho dễ dàng.
- Chọn loại rượu nguyên chất, rượu nếp hoặc rượu tẻ thì càng ngon, nồng độ từ 40 đến 45 là hợp lý nhất.
- Chọn bình thủy tinh hoặc sành sứ, không dùng bình nhựa.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các bước trên thì ta tiến hành ngâm rượu chi tiết như sau:
- Thả nhẹ củ sâm vào bình từ từ và một cách nhẹ nhàng, chỉnh lại cho đẹp.
- Đổ phần rượu vào bình ngập phần thảo dược.
- Đậy kín nắp lại và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
- Sau 3 đến 6 tháng là có thể mang ra sử dụng, có thể dùng phần thảo dược đã ngâm lần 1 tiếp tục đi ngâm lần 2, lần 3.
Xem thêm: Thực phẩm bổ dưỡng
Mua cây sâm đất ở đâu?
Để tìm được địa chỉ mua cây sâm đất giá rẻ, đảm bào chất lượng, uy tín, đầy đủ nguồn gốc là điều khá khó khăn. Nhưng không sao, hãy đến với An Quốc Thái - nơi bán thảo dược uy tín hàng đầu tại TPHCM và cả trên toàn quốc. Được nhiều độc giả ở các tỉnh thành trên cả nước tin dùng sử dụng và đều nhận được phản hồi tích cực.
An Quốc Thái là nhà thuốc nam có truyền thông lâu đời và kinh nghiệp 30 năm trong lĩnh vực mua bán thuốc. Chúng tôi luôn cung cấp nguồn sản phẩm chuẩn nguồn gốc 100% tự nhiên. Đội ngũ nhân viên tư vấn rất nhiệt tình và hướng dẫn đầy đủ chi tiết cách sử dụng. Đảm bảo quý khách sẽ hài lòng, vui vẻ và có niềm tin với cửa hàng chúng tôi khi đặt mua sử dụng sản phẩm thảo dược lâu dài.
Cửa hàng Thảo dược An Quốc Thái
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM.
Liên hệ: 0902 743 250 (Mobi) - 0961 744 414 (Viettel).
Website: https://caythuoc.vn/
Từ khóa » Tác Dụng Của Củ Cây Sâm đất
-
Rau Sâm đất Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Củ Sâm Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Củ Sâm đất: 8 Lợi ích Và Cách Sử Dụng Khoai Sâm Tốt Sức Khỏe
-
Bài Thuốc Hay Từ Cây Sâm đất
-
12 Tác Dụng Của Củ Sâm đất Cho Bồi Bổ Và Tăng Cường Sức Khỏe
-
Tác Dụng Của Cây Sâm đất Và Những Bài Thuốc Trị Bệnh Từ Cây Sâm đất
-
Củ Sâm đất: Hình Hài Xấu Xí Nhưng Lợi ích Tuyệt Vời!
-
Củ Sâm đất: Có Thật Sự Chữa Nhiều Bệnh?
-
Cây Sâm đất Có Tác Dụng Gì đối Với Sức Khỏe Con Người?
-
Công Dụng Và Cách Chữa Bệnh Từ Cây Sâm Nam (sâm đất)
-
Cây Sâm đất Tác Dụng Khiến Bạn Bất Ngờ, Hãy Tìm Hiểu Ngay!
-
Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Sâm đất đối Với Sức Khỏe
-
Cây Sâm đất Có Tác Dụng Gì đối Với Sức Khỏe Con Người?
-
Cây Sâm đất: Đặc điểm Sinh Thái, Tác Dụng Dược Lý Và Bài Thuốc Dân ...