Cây Sâm đất: Nhận Biết, Phân Loại, Tác Dụng Và Hình ảnh - Elead
Có thể bạn quan tâm
Cây sâm đất là loại cây có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và sử dụng như một loại dược liệu chữa bệnh. Vậy cách nhận biết cây sâm đất là gì? Phân loại, tác dụng và hình ảnh cây sâm đất trong tự nhiên như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Cách nhận biết cây sâm đất
Cây sâm đất còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây sâm rừng, cây sâm nam, cây sâm quy bầu, cây thổ cao ly,… Cây thuộc họ Hoa Phấn, thân thảo, lá thường mọc tỏa ra hai bên và rũ xuống mặt đất. Cách nhận biết cây sâm đất nhanh nhất đó là dựa vào đặc điểm bên ngoài của cây. Cây có thân nhẵn, phân nhánh ngay từ phần rễ, khi phát triển, phần rễ sẽ phình to thành củ và có màu vàng nhạt. Cuống lá ngắn, lá cây có màu xanh nhạt, mọc so le hai bên, lá có dạng hình trứng ngược, một số lá có dạng hình trái xoan. Chiều dài của lá trung bình từ 5 – 7cm, chiều rộng trung bình 2 – 4 cm. Phiến lá dày, phần mép lượn sóng, lá cây chứa nhiều chất nhầy. Hoa sâm đất có màu hồng, kích thước nhỏ, bên trong chứa hạt, hạt sâm đất có hình elip dài, màu đen.
Cây phát triển tốt trong môi trường thiếu sáng và có nhiều độ ẩm, cây phát triển nhanh trong môi trường tự nhiên và thường mọc hoang dại tại nước ta. Tất cả các bộ phận của cây sâm đất đều có thể được sử dụng để ăn và làm thuốc. Lá và thân sâm đất thường được người dân thu hái quanh năm, phần rễ thu hái vào mùa thu. Bộ phận được ứng dụng nhiều nhất trong y học đó là phần rễ.
Khu vực tìm cây sâm đất ở nước ta
Cây sâm đất có nguồn gốc từ châu Mỹ, được nhập cư vào nước ta cách đây hơn 100 năm. Ở Việt Nam, cây chủ yếu sinh trưởng và phát triển ở những khu vực rừng núi, nơi ẩm thấp, ít ánh sáng. Khu vực tìm cây sâm đất ở nước ta cho chất lượng tốt nhất đó là trung du và miền núi Bắc Bộ. Ở đây, người dân thường xuyên sử dụng loại cây này như một loại rau ăn hằng ngày. Không chỉ ở Việt Nam, tại đất nước láng giềng Trung Quốc, cây sâm đất còn được bào chế thành thuốc bổ cho người lớn tuổi, có công dụng tăng cường sức khỏe cho những người mới ốm dậy.
Cây sâm đất có mấy loại?
Cây sâm đất là loại cây quý có tác dụng chữa trị bệnh ở người rất tốt. Đây là loại cây có nhiều hình dáng, chính vì vậy có rất nhiều người thắc mắc về việc “cây sâm đất có mấy loại”? Ở nước ta, sâm đất có 5 loại chính:
Cây sâm đất rừng (sâm nam)
Sâm đất rừng là loại cây có thân mềm, có vỏ nhẵn, được biết đến với món củ sâm đất giải khát ngày hè. Cây còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Hoàng sin cô, củ sâm đất, yacon, địa tàng thiên,… Cây thường được trồng nhiều ở khu vực miền núi, nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm.
Sâm ngọc linh
Sâm ngọc linh là loại sâm có chứa hàm lượng saponin cao nhất trong tất cả các loại cây sâm đất đã được tìm thấy thế giới thời điểm hiện tại. Nó được ứng dụng trong y học để tăng cường thể chất, giảm đau, phục hồi trí nhớ và hỗ trợ chống lại các tế bào ung thư.
Sâm cau rừng
Cây sâm cau rừng là loại sâm mọc hoang dại, có chiều cao trung bình từ 30 – 25cm. Cây có nhiều lá mọc tỏa đều ra hai bên, lá màu xanh, hoa màu vàng và có 5 cánh. Rễ có màu đen, quả có hình trứng, cây mọc hoang nhiều tại các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ của nước ta.
Sâm quy đá
Sâm quy đá là loại sâm có tuổi thọ cao, thường mọc tập trung thành cụm. Loại cây này có củ màu vàng, có mùi thơm đặc trưng, lá có hình trứng, bẹ lá tích trữ nhiều nước, hoa tán kép có màu trắng hoặc xanh lục. Sâm quy đá thường mọc ở những nơi vách đá hiểm trở, khí hậu mát mẻ, càng lên cao cây càng sinh trưởng và phát triển tốt. Đây là loại sâm quý hiếm nhất trong số các loại cây sâm đất đã được tìm thấy.
Sâm đinh lăng nếp nhỏ
Sâm đinh lăng nếp nhỏ còn được biết tới với cái tên là cây đinh lăng, cây đinh lăng lá kim,… Đây là loại nhân sâm của người nghèo và được dân gian dùng để chữa bách bệnh. Cây có thân nhỏ, lá dạng kép lông chim, mọc so le nhau và có răng cưa ở bên ngoài mép lá. Đây là loại cây có thể sử dụng được tất cả các bộ phận để chữa bệnh.
Tác dụng của cây sâm đất
Bên trong cây sâm đất có chứa nhiều sắt, axit béo, vitamin A, vitamin C, protein, pectin, canxi, đạm, saponin, fructooligosaccharides, polysaccharides và nhiều khoáng chất sinh học khác. Trong cây sâm đất có nhiều chất giúp tạo cảm giác no lâu, đẩy nhanh quá trình bài tiết, giảm sự hấp thụ đường đơn trong thức ăn, duy trì lượng đường huyết, giảm lượng đường trong gan và tăng cường chức năng sản sinh insulin của cơ thể.
Tác dụng của cây sâm đất đối với sức khỏe là rất lớn, y học đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của loại dược liệu này đối với sức khỏe con người. Khi sử dụng cây sâm đất còn có thể giảm lượng natri trong cơ thể, chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch và điều hòa lại lượng lipid có trong cơ thể. Đặc biệt, cây sâm đất có nhiều pectin, có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, kháng khuẩn, chống viêm, phòng ngừa và điều trị ung thư. Ngoài ra, loại cây này còn có nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể, hỗ trợ quá trình phục hồi cơ thể sau chấn thương, kích thích sự sản sinh lợi khuẩn, tăng cường hàm lượng chất xơ, phòng ngừa đầy bụng, táo bón, ung thư ruột, viêm loét dạ dày, hạn chế được căng thẳng, suy nhược cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Đặc biệt, cây sâm đất hiện nay đã được y học hiện đại nghiên cứu và đang được đưa vào sản xuất các loại thuốc điều trị bệnh. Một số nơi hiện đang trồng cây sâm đất với mục đích phát triển kinh tế hiệu quả.
Tác dụng của củ sâm đất rừng
Củ sâm đất rừng là thực phẩm bổ dưỡng, có vị ngọt, thanh, mát, nhiều nước, được sử dụng nhiều vào ngày hè, đây cũng chính là bộ phận có nhiều giá trị dinh dưỡng nhất của cây sâm đất. Chính vì vậy, công dụng của củ sâm đất rừng là hỗ trợ giảm cân, chữa bệnh tiểu đường, tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát lượng mỡ trong máu, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.
Củ sâm không chứa nhiều tinh bột, có lượng calo thấp, chứa nhiều fructooligosaccharides, là một thực phẩm giảm cân lành mạnh và là loại củ được bộ y tế khuyến cáo nên dùng cho người bị bệnh tiểu đường. Khi ăn củ sâm đất thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể khỏe khoắn, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, khi muốn sử dụng củ sâm đất với mục đích chữa bệnh bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên môn, không nên sử dụng bừa bãi gây nên tình trạng ngộ độc.
Hình ảnh cây sâm nam (cây sâm đất)
Dưới đây là một số hình ảnh cây sâm nam (cây sâm đất) trong tự nhiên:
Trên đây là thông tin về cây sâm đất, cách nhận biết, phân loại, tác dụng và một số hình ảnh cây sâm đất trong tự nhiên. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây sả: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng, tác hại và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây sả: Đặc điểm, tác dụng, bài thuốc, cách trồng và tác hại
Cây rau mương: Phân loại, cách uống, tác dụng phụ và hình ảnh
Cây phượng: Đặc điểm, công dụng và hình ảnh trong văn học
Cây mai: Phân loại, ý nghĩa và hình ảnh cây mai trong văn học
Cây lạc tiên: Cách trồng, công dụng, cách chế biến và tác hại
Cây keo và cây keo gai: Công dụng, tác hại và một số hình ảnh
Cây xuyên tâm liên là gì? Công dụng, tác dụng phụ, lưu ý khi dùng
Từ khóa » Các Loại Sâm đất
-
9 Loại Sâm đất Thảo Dược Và Bài Thuốc Chữa Bệnh
-
Tổng Hợp 10 Loại Sâm Quý Phổ Biến được Trồng ở Việt Nam
-
List 30 Các Loại Sâm đất Việt Nam Hiện Nay Và Tác Dụng Của Cây Sâm ...
-
Cây Sâm đất Có Mấy Loại Và Nó Là Loại Cây Như Thế Nào? - Elipsport
-
Cây Sâm đất Có Mấy Loại Cách Nhận Biết Và Cách Trồng
-
TOP 12 Các Hình ảnh Các Loại Sâm ở Việt Nam Quý Hiện Nay - Ẩm Thực
-
Sâm đất (thổ Sâm) | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Cây Sâm đất Có Mấy Loại Và Tác Dụng Của Cây Sâm đất - A Chó Cảnh!
-
Sâm Đất - Hình Ảnh, Đặc Điểm Và Các Công Dụng Quý
-
Cây Sâm Đất - Phân Loại, Tác Dụng, Cách Dùng Làm Thuốc
-
Cây Sâm Đất Là Gì? Có Mấy Loại? Giá Sâm đất Bao Nhiêu?
-
Cây Sâm đất: Phân Loại Và Công Dụng Các Loại Sâm đất
-
Cây Sâm Đất Có Mấy Loại - BeeCost