Cây Sâm Mồng Tơi Là Sâm Gì? Công Dụng Sâm Mồng Tơi
Có thể bạn quan tâm
Cây sâm mồng tơi là sâm gì? Cây sâm mồng tơi hoặc sâm mùng tơi còn được gọi là sâm đất, sâm cao ly, ở một số địa phương còn được gọi là sâm san. Đây là loại cây thảo mọc đứng, chiều cao có thể lên đến 0,6m. Lá của loại sâm này hoàn toàn nhẵn, phân nhánh nhiều ở phía dưới các cành.
Tuy nhiên để hiểu rõ hơn cây sâm mồng tơi là sâm gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!
Mục lục bài viết
- Cây sâm mồng tơi là sâm gì?
- Thành phần hoá học của sâm mồng tơi
- Đặc điểm cây sâm mồng tơi
- Cây sâm mồng tơi phân bố ở đâu?
- Hình dạng cây sâm mồng tơi
- Thu hái cây sâm mồng tơi
- Cây sâm mồng tơi có mấy loại?
- Sâm mồng tơi
- Thổ nhân sâm
- Sâm nam
- Công dụng sâm mồng tơi
- Chữa tiểu tiện nhiều, hỗ trợ đái tháo đường
- Bổ khí huyết, chữa khí huyết suy yếu, người xanh gầy
- Chữa đại tiện lỏng do tỳ hư
- Sâm mồng tơi hỗ trợ điều trị ho lâu ngày
- Cách chế biến
- Chữa mồ hôi trộm từ sâm mồng tơi
- Người mới ốm dậy, sau phẫu thuật
- Cách dùng sâm mồng tơi
- Dùng làm thuốc bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi
- Điều trị ho, táo bón, trĩ, lòi dom, huyết áp cao
- Bệnh tiểu đường
- Bổ gan, thận, cải thiện huyết áp tim mạch
- Điều trị các bệnh về xương khớp
- Lưu ý khi sử dụng sâm mồng tơi
Cây sâm mồng tơi là sâm gì?
Cây sâm mồng tơi hoặc sâm mùng tơi còn được gọi là sâm đất, sâm cao ly, ở một số địa phương còn được gọi là sâm san. Đây là loại cây thảo mọc đứng, chiều cao có thể lên đến 0,6m.
Lá của loại sâm này hoàn toàn nhẵn, phân nhánh nhiều ở phía dưới các cành. Sâm mồng tơi thuộc họ rau sam và có tên khoa học là Talinum fruticosum.
Xem ngay: Chuối xiêm đen là gì? Công dụng của chuối xiêm đen
Thành phần hoá học của sâm mồng tơi
Trong cây có hoạt chất pectin, và một số hoạt chất khác.
Đặc điểm cây sâm mồng tơi
Cây sâm mồng tơi phân bố ở đâu?
Đây là loại cây có nguồn gốc từ nước những nước khác như Trung Mỹ sau đó du nhập về nước ta, thuộc loại cây phát triển một cách tự nhiên, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là ở các vùng núi. Ở một số nước như Trung Quốc thường sử dụng dược liệu này để làm thuốc bổ.
Hình dạng cây sâm mồng tơi
Là loại cây thuộc thân thảo, phân nhiều nhánh ở giữa, phần rễ của cây khi lớn lên sẽ phát triển thành củ và có màu vàng nhạt, lá cây sâm đất chủ yếu mọc theo kiểu so le nhau, lá có dạng hình trái xoan, dài khoảng 7cm và rộng không quá 4cm, ở phần mép có kiểu lượn song.
Phiến lá hơi dày và mặt của lá có màu xanh rất bóng. Hoa cây sâm mồng tơi có màu hồng và hoa mọc chủ yếu ở phần ngọn cây hoặc mọc ở các nhánh khác nhau, phần quả rất mọng và nhỏ, khi quả chín có màu đỏ pha nâu.
Thu hái cây sâm mồng tơi
Sâm mồng tơi ra hoa chủ yếu là vào tháng 6 đến tháng 7 trong năm, khoảng vào tháng 9 đến tháng 10 cây ra quả. Phần lá được người dân thu hái quanh năm, sử dụng để chế biến trong các món ăn.
Sau khoảng 3 năm kể từ ngày trồng cây sâm mồng tơi thì phần củ sâm mới được thu hái, sau đó đem về rủa sạch với nước, cắt bỏ các rễ nhỏ rồi đem đi phơi khô hoặc qua công đoạn sấy, bảo quản và để sử dụng dần. Rễ cây sau khi phơi khô để bảo quản trong thời gian lâu thì sẽ chuyển sang màu xám đen. Hạt của thảo dược này sẽ có màu đen, hạt dẹt và rất nhỏ.
Cây sâm mồng tơi có mấy loại?
Sâm gồm có 3 loại chính và mỗi loại có các đặc điểm và đều có công dụng chữa bệnh mang lại sức khỏe tốt cho người dùng gồm: Sâm mồng tơi, thổ nhân sâm và sâm nam.
Sâm mồng tơi
Loại sâm đất này thuộc học rau sam và có tên khoa học là Talium fruticosum.
Thổ nhân sâm
Sâm này thuộc học rau sam và có tên khoa học Talinum paniculatum, ngoài ra loại cây này còn có một số tên gọi như đông dương sâm, giả nhân sâm, sâm Cao Ly, sâm thảo,…
Sâm nam
Sâm nam thuộc họ hoa phấn và có tên khoa học là Boerhavia difusa L, loại này còn có tên gọi khác như sâm quý bà.
Trong 3 loại sâm trên, loại được sử dụng nhiều và ưa chuộng nhật ở nước ta là gồm sâm mồng tơi và thổ nhân sâm được dùng để chữa bệnh nhiều, còn đối với loại sâm nam rất ít được sử dụng ở nước ta vì loại sâm này rất hiếm thấy.
Công dụng sâm mồng tơi
Theo y học cổ truyền, sâm mồng tơi có vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế sinh tân. Tác dụng nhuận tràng, chất nhầy này còn giúp cơ thể cải thiện quá trình chuyển hóa, tăng hấp thu bảo đảm dinh dưỡng cho cơ thể chống béo phì.
Thích hợp cho người có mỡ và đường máu cao, thanh nhiệt giải thử, trừ thấp nhiệt, là thực phẩm quan trọng và bổ dưỡng cho người lao động ở môi trường nhiệt độ cao, nóng ẩm, giúp cơ thể bù và duy trì tân dịch, ổn định sức khỏe, chống lại bệnh tật.
Xem thêm: Chuối laba là chuối gì? Chuối laba làm gì ngon?
Chữa tiểu tiện nhiều, hỗ trợ đái tháo đường
Sâm mùng tơi 60g, kim anh tử 60g, các vị trên cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml nước chia 2 lần uống trong ngày. 5 ngày một liệu trình.
Bổ khí huyết, chữa khí huyết suy yếu, người xanh gầy
Sâm mùng tơi 40, sắc nước uống trong ngày, cho vào ấm đổ 400ml nước, sắc nhỏ lửa còn 150ml nước chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.
Chữa đại tiện lỏng do tỳ hư
Thổ nhân sâm 30g, đại táo 15g, cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc uống thay trà trong ngày.
Sâm mồng tơi hỗ trợ điều trị ho lâu ngày
Sâm mồng tơi, hà thủ ô trắng, thông thảo, mỗi vị 20g, gà một con nhỏ tương đương với 400g.
Cách chế biến
Cho các nguyên liệu trên rửa sạch cho vào nồi hầm gà thêm khoảng 80 phút đến khi nước canh có màu trắng sữa. Khi gà chín nhừ, hớt bỏ bớt mỡ, múc gà ra một bát to, đổ hết nước hầm lên, ăn kèm với muối và hạt tiêu.
Chữa mồ hôi trộm từ sâm mồng tơi
Thổ nhân sâm 60g, dạ dày lợn nửa cái. Cách chế biến: Dạ dày làm sạch để ráo, cho vào nồi hầm thổ nhân sâm. Khi dạ dày chín nhừ, ăn kèm với muối và hạt tiêu.
Người mới ốm dậy, sau phẫu thuật
Sườn lợn 300g, hoàng kỳ 200g, thổ nhân sâm 200g. Xương sườn lợn luộc qua rồi vớt bỏ bọt, hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước. Cho hoàng kỳ và sườn lợn vào nồi, chế thêm nước, đun nhỏ lửa và om kỹ, khi đạt độ nhừ cho thổ nhân sâm vào đun tiếp 5 – 10 phút, nêm gia vị vừa đủ ăn với cơm. Mỗi tuần có thể ăn 2 – 3 bữa.
Cách dùng sâm mồng tơi
Dùng làm thuốc bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi
200g củ sâm tươi (hoặc 60g sâm khô) hầm với sườn heo dùng trong ngày. Nếu có điều kiện các bạn dùng liên tục 1 tuần, sức khỏe sẽ được cải thiện rõ rệt.
Điều trị ho, táo bón, trĩ, lòi dom, huyết áp cao
Dùng 20g lá khô (hoặc 100g lá tươi) nấu canh ăn hàng ngày.
Bệnh tiểu đường
Dùng lá, rễ tươi 80g (hoặc khô 30g) đun với 1 lít nước, đun cạn còn 400ml, chia 2 lần uống sau bữa ăn 15 phút. Uống liên tục 1 tháng lượng đường huyết sẽ cải thiện.
Bổ gan, thận, cải thiện huyết áp tim mạch
Lá, củ sâm đất khô 50g (hoặc tươi 200g) nấu canh với hến dùng trong ngày. Mỗi tuần dùng cách trên khoảng 2 lần sẽ giúp bạn giảm huyết áp, điều hòa tim mạch, bồi bổ can thận rất hay.
Điều trị các bệnh về xương khớp
Củ sâm đất khô 1kg ngâm với 4 lít rượu. Ngâm trong thời gian 1 tháng dùng dùng được, mỗi ngày dùng 2 – 3 ly rượu nhỏ trong mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn giảm đau nhức xương, củng cố hệ xương khớp. Nhất là ở người cao tuổi.
Lưu ý khi sử dụng sâm mồng tơi
- Lá sâm mồng tơi hơi độc, vì vậy không nên dùng quá nhiều (Vì có thể gây choáng váng, khó thở).
- Không dùng sâm mồng tơi cho phụ nữ đang mang thai, và nên sử dụng theo liều lượng của bác sĩ.
Phạm Vũ Dương Sơn Hotline: 0379.720.449 Email: phamvuduongson@gmail.com Địa chỉ: 38/50 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú Chỉ đường Website: phamvuduongson.comMong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn thì bạn đã biết được Cây sâm mồng tơi là sâm gì? nhé!
Bài viết mới
• Bột ngũ cốc dinh dưỡng An Sinh • Cách làm kem chuối sữa chua, sữa đặc cực ngon tại nhà • Mua hạt mắc khén ở TPHCM LH: 0379.720.449 • Bưởi đỏ Tân Lạc là gì? Công dụng của bưởi Tân Lạc • Cách chế biến mắc mật khô đơn giản, dễ làmTừ khóa » Cách Sử Dụng Cây Sâm Mồng Tơi
-
Sâm Mồng Tơi Bổ Dưỡng - Báo Người Lao động
-
Rau Sâm đất Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Sâm Mồng Tơi Bổ Dưỡng - Báo Thanh Niên
-
Sâm Mồng Tơi | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc - Wikiduoclieu
-
Công Dụng Và Cách Chữa Bệnh Từ Cây Sâm Nam (sâm đất)
-
Trồng Ngay Cây Sâm đất Vừa Hái Rau ăn Vừa Làm Thuốc Vì Lý Do đặc ...
-
Cách Trồng Và Thu Hoạch Cây Sâm Mùng Tơi | Y Dược Học Việt Nam
-
Cây Sâm đất: Đặc điểm Sinh Thái, Tác Dụng Dược Lý Và Bài Thuốc Dân ...
-
Cây Sâm đất - Bí Kíp Bổi Bổ, Tăng Cường Sức Khỏe ít Tốn Kém
-
Củ Sâm đất Và Những Công Dụng Tuyệt Vời đối Với Sức Khỏe
-
Sâm đất Có Tác Dụng Gì? Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Sâm đất
-
CÂY SÂM ĐẤT, NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý - YouTube