Cây Sanh Cảnh Là Gì? Các Loại Cây Sanh Cảnh Phổ Biến Hiện Nay

Cây sanh cảnh là loại cây phong thủy rất được yêu thích hiện nay. Vậy cây sanh cảnh là gì? Có những loại cây sanh cảnh nào? Cách trồng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua những thông tin chia sẻ hữu ích dưới đây.

Cây Sanh là loài cây gì?

Cây sanh là giống cây có tên Ficus Benjamina L, còn có nhiều tên gọi khác là cây gừa, cây xanh, thuộc họ nhà cây Dâu Tằm. Cây sanh là một giống cây cảnh phổ biến nhiều ở vùng châu Á, nhất là ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc,…

Cho đến nay, giống cây này đã trở nên thân thuộc và gắn bó với người dân Việt Nam. Đặc biệt, cây xanh cảnh còn là một trong bốn bộ Tứ Linh nổi tiếng đó là đa, si, sung và sanh. Nhiều người sử dụng cây sanh cảnh để làm cây phong thủy, cây trang trí trong nhà.

cây sanh cảnh là loại cây gì?
cây sanh cảnh là loại cây gì?

Đặc điểm cây sanh cảnh

Đây là loại cây thân gỗ, khi đạt mức độ phát triển tốt nhất, cây sẽ mọc cao đến ngưỡng 15-20m. Nhất là khi được chăm sóc tốt, cây xanh sẽ đạt mức sinh trưởng tốt nhất, cành, lá xum xuê, rậm rạp. Đặc biệt, cây sanh cảnh khá mềm nên rất thuận tiện trong việc tạo dáng thế sao cho đẹp và bắt mắt. Đây cũng chính là đặc điểm mà nhiều người lại thích trồng sanh cảnh đến vậy.

Vào mùa mưa, cây xanh sinh trưởng rất tốt. Bởi giống cây này rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới.

Tham khảo thêm: Cây Phát Lộc là cây gì? Ý nghĩa của Cây Phát Lộc trong phong thủy

Phân biệt cây si và cây sanh cảnh

Khác với cây sanh, cây si có lá dày và to hơn. Cuống lá cũng dày hơn. Rễ dày đặc và bè to hơn. Riêng cây sanh thì mỏn, nhỏ và dài hơn. Bên cạnh đó, rễ của cây sanh cũng gọn hơn cây si.

Phân biệt cây sanh và cây si
Phân biệt cây sanh và cây si

Ý nghĩa của cây Sanh

Đời sống

Cây sanh cảnh là loại cây cảnh có ý nghĩa rất lớn trong đời sống hàng ngày. Bởi đây là giống cây cảnh nằm trong bộ Tứ Linh nổi tiếng của người Việt Nam. Chính vì vậy, trong đời sống hàng ngày, loại cây cảnh này đã trở nên vô cùng thân thuộc và gắn bó.

Phong thuỷ

Theo phong thủy, cây xanh có ý nghĩa tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc và tài lộc nở rộ. Chính vì vậy, trồng cây sanh luôn là sự lựa chọn yêu thích của rất nhiều người.

Đây cũng là loại cây cảnh tương sinh với hầu hết các bản mệnh nên ngày càng được yêu thích và lựa chọn để trang trí nhà cửa.

Các loại cây Sanh cảnh phổ biến hiện nay

Dựa vào hình dáng cũng như kích cỡ mà sanh cảnh sẽ được chia làm nhiều loại khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất phải kể tới một số cái tên sau:

Cây Sanh Hải Hậu

Nổi tiếng tại vùng đất Nam Định, sanh cảnh tại đây có ưu điểm là phần thân và phần cánh lá rất lớn. So với các loại cây xanh khác thì sanh cảnh Hải Hậu Nam Định lớn hơn hẳn, dáng cũng đẹp và vững chắc hơn. Màu sắc của cây sanh cảnh cũng thu hút hơn. Chính vì vậy, rất nhiều người chơi cây cảnh thường lựa chọn xanh cảnh Nam Định để trồng.

Cây sanh Nam Định
Cây sanh Nam Định

Tham khảo thêm: Cây thần tài: Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng cho cây luôn tươi tốt

Cây Sanh Nam Điền

Với ưu điểm lá xanh biếc và thân cây theo thời gian có thể đổi màu sắc, cây sanh cảnh Nam Điền ngày càng được yêu thích nhiều hơn. Đây cũng là loại cây sanh nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ phía người chơi cây cảnh.

Cây Sanh Miền Nam

Nhắc tới cây xanh cảnh miền Nam, người ta thường có chung một nhận xét đó là so với xanh miền Bắc, loại cây này lại có lá nhỏ hơn. Màu sắc của thân cây sanh cảnh miền Nam cũng đổi màu từ xanh sang trắng đốm.

Cây sanh miền Nam
Cây sanh miền Nam

Cây Sanh lá mỏng

Sanh lá mỏng được trồng nhiều ở Hoài Đức. Đây là giống cây cảnh phát triển quanh năm. Ưu điểm của nó là lá cây mọc rất mỏng và đẹp, tán cây um tùm và thân cây có phần sần sùi.

Cây Sanh Thái Nguyên

Nhắc tới giống cây sanh cảnh Thái Nguyên, nhiều người thường nhớ ngay tới đặc điểm nhận dạng của nó. Đó chính là lá cây khá to và mỏng. Tán cây đẹp, xanh tươi, mát mắt.

Cây Sanh Ninh Bình

Nổi tiếng nhất tại Ninh Bình là giống cây xanh cảnh. Đây là loại cây phong thủy khi còn non sẽ có màu xanh ở thân và càng nhiều tuổi thì thân sẽ có màu bạc và xuất hiện dần các đốm trắng. Lá cây dạng hình tim độc đáo và lá rất nhỏ.

Cây sanh Ninh Bình
Cây sanh Ninh Bình

Giá cây sanh cảnh

Tùy từng loại cây sanh và kích thước, tuổi thọ của cây mà giá cây sanh sẽ có sự giao động ít nhiều. Tuy nhiên, một cây xanh cảnh lâu năm có giá không hè rẻ. Nếu cây đó đáp ứng đủ mọi tiêu chí đó là tuổi thọ lâu năm, tán rộng, đẹp mắt.

Nên trồng cây sanh cảnh ở đâu?

Giống cây cảnh phong thủy này thường được trồng trước cửa nhà. Bởi theo quan niệm phong thủy, sanh cảnh sẽ giúp chiêu mộ tài lộc, phúc khí cho gia chủ. Tuy nhiên, cần tránh đặt cây sanh tại khu vực đường đi lại chính. Bởi như vậy sẽ ngăn chặn luồng vượng khí. Do đó, gia chủ nên lưu ý khi lựa chọn vị trí đặt cây xanh cảnh.

Tham khảo thêm: Cây Sanh: Đặc điểm, phân loại, cách chăm sóc đúng cách và ý nghĩa phong thủy cây sanh cảnh

Cách chăm sóc cây luôn tươi tốt

Phương pháp trồng

Có rất nhiều hình thức để trồng sanh cảnh. Trong đó, trồng xanh cảnh theo hình thức truyền thống đó là gieo hạt, chiết cành, giâm cành vẫn được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, nếu trồng loại cây này bằng hình thức gieo hạt thì sẽ mất rất nhiều thời gian để cây tồn tại và phát triển. Do đó, trồng cây sanh cảnh bằng hình thức giâm, chiết vẫn luôn được nhiều người áp dụng.

Chọn loại đất trồng

Nên chọn đất trồng sanh cảnh là loại đất thịt, có thể đất pha thêm cát. Tuyệt đối không chọn đất pha sét. Bởi giống cây này sẽ khiến cây sanh kém hấp thụ dinh dưỡng.

Điều kiện ánh sáng

Với đặc tính ưu sáng, người trồng cây sanh cần đặc biệt lưu ý cần phải trồng loại cây này ở nơi có nguồn ánh sáng mạnh, nơi thoáng mát để cây sinh trưởng tốt hơn.

Cần phải học cách chăm sóc cây xanh cảnh đúng cách
Cần phải học cách chăm sóc cây xanh cảnh đúng cách

Điều kiện nước tưới

Ngày hai lần vào buổi sáng và buổi tối, bạn cần phải tưới cho cây sanh cảnh. Bởi giống cây này rất ưu ẩm và khi được cấp ẩm đầy đủ, cây sẽ phát triển rất nhanh.

Bón phân

Nếu như đất trồng được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì không cần phải bón phân cho cây sanh cảnh. Hoặc nếu có bón thì chỉ cần bón định kỳ 1 năm 1 lần vào thời điểm trước mùa mưa để cây sinh trưởng tốt nhất.

Phòng ngừa sâu bệnh

Khi trồng cây sanh, bạn cần phải dành thời gian chăm sóc và quan sát để sớm phát hiện các loại sâu bệnh và phòng trừ sớm. Bởi cây sanh cảnh là loại thân gỗ nên cũng rất dễ bị sâu bệnh và côn trùng làm tổ.

Bạn có thể bôi vôi vào thân cây hoặc phun thuốc để ngừa sâu bệnh cho cây xanh.

Cách tạo tán lá cực đẹp cho cây Sanh

Có rất nhiều cách để bạn tạo tán cho cây sanh cảnh. Trong đó, có 4 cách được áp dụng nhiều nhất.

Cách tạo tán cây xanh độc đáo và đẹp mắt
Cách tạo tán cây xanh độc đáo và đẹp mắt

Kiểu tán lá tròn đầy

Kiểu tán tròn đầy cần phải rất kỳ công tạo dáng và dùng dây thép để cố định được vị trí cũng như kiểu dáng của cây.

Kiểu tán lá thoáng

Để tạo được kiểu tán lá thoáng, bạn cần phải dày công chăm sóc, tỉa tót cây để tán lá bớt dày và được thông thoáng hơn.

Kiểu tán lá phá cách

Tùy theo sở thích cũng như gu thẩm mỹ của từng người, bạn sẽ lựa chọn kiểu tán lá phá cách cho cây sanh cảnh phù hợp. Tuy nhiên để tạo được tán lá phá cách thì cần phải dành ra rất nhiều thời gian để chăm chút.

Kiểu tán lá truyền thống

Kiểu tán lá truyền thống với phần tán lá tròn, mặt dưới thì không gồ ghề mà rất bằng phẳng. Đây cũng là kiểu tán được rất nhiều người yêu thích.

Trên đây là một số tìm hiểu về cây sanh cảnh được Mogi – trang tin tức rao vặt mua bán uy tín tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp ích cho những người yêu xanh cảnh hiểu rõ hơn về loại cây phong thủy này.

Tài liệu tham khảo:1. “Ficus Benjamina Bonsai: You Need One, and Here’s Why!” – Erinn Witz https://www.seedsandspades.com/ficus-benjamina-bonsai/2. “Guide To the Ficus Benjamina Bonsai” – Mark – Ichiban https://www.bonsaidojo.net/guide-ficus-benjamina-bonsai/

Xem thêm: Cây phong lộc hoa hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy cùng cách trồng và chăm sóc

Từ khóa » Cây Sanh Cảnh Có Tốt Không