Cây Sanh
Có thể bạn quan tâm
Nguồn gốc cây sanh: Là một loại cây cảnh Bonsai được trồng khá phổ biến trên thế giới, nhất là các vùng ở Châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Lào...
Đặc điểm nhận dạng, mô tả sơ bộ về cây sanh
Sanh là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15 đến 20m. Cây sanh có khả năng phân cành cao, trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh.
Cây sanh cổ thụ ở xóm Kẻ Mui, xã Giai Xuân, Tân Kỳ (Nghệ An) được cho là cây sanh tự nhiên đẹp nhất Việt Nam
Rễ cây sanh: Rễ cây nằm dưới đất và hình thành từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm. Thân và cành dẻo dễ uốn, tạo thế đẹp.
Bộ rễ của cây sanh, phần nằm trên mặt đất
Lá cây sanh: Lá dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê.
Lá và quả sanh
Quả sanh: Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.
Sinh học và sinh thái học cây sanh
- Cây sanh sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều), sanh thường hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa. Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài. Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân và trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng.
- Cây sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây. Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.
Nhân giống cây sanh
Cây sanh là loại cây có thể nhân giống theo phương thức hữu tính (từ hạt) hoặc phương thức vô tính (từ cành triết).
Tuy nhiên, việc cây sanh được nhân giống trồng bằng hạt dễ mọc nhưng rất dễ chết. Chỉ cần để vòi phun hơi lớn, tưới đẫm; phun có chứa thuốc tăng trưởng hay hóa chất; để ốc bươu, cóc vàng "lội" qua hay để cây dưới tán vườn là có thể triệt tiêu toàn bộ công lao của người trồng sanh, bởi cây sanh trồng bằng hạt rất mẫn cảm với tác động của môi trường.
Kỹ thuật trồng cây sanh cảnh
Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu. Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng, không nên trồng trên đất sét, gan gà vì như vậy cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất sấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng.
Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như: cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển của cây và làm cho thân cây chóng to.
Cây sanh tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cây sanh là loại cây cảnh được trồng phổ biến vì được nhiều người yêu thích và dễ trồng. Nhiều đề tài để cải tiến và trồng cây trong những môi trường khác nhau được áp dụng như "chăm sóc cây sanh trong môi trường nuôi trồng là đất cát"...
Năm 2013, rất nhiều nông dân và doanh nghiệp ở những địa phương khác nhau đã đầu tư trồng và chăm sóc cây với quy mô lớn. Nhưng do cây sanh rớt giá bán và không có người mua nên doanh nghiệp và người dân phải chịu thua lỗ và nợ nần nhiều.
Địa danh Hàng Xanh ngày nay ở Thành phố Hồ Chí Minh được đặt theo tên loài cây sanh/xanh do trước năm 1945 nơi này trồng nhiều cây sanh. Thời ấy doc theo đường Bạch Đằng (quận Bình Thạnh) cũng trồng nhiều cây sanh, nên đường Bạch Đằng lúc đó còn có tên gọi là đường Hàng Sanh.
Các giống sanh, phân biệt các loại cây sanh
Sanh có hàng trăm loại, và còn pha tạp lẫn vào nhau nên đến người chơi lâu năm vẫn gặp khó khăn khi phân biệt. Chúng tôi chỉ điểm sơ qua một vài loại mà người chơi thường quan tâm và phân biệt các loại sanh theo vùng, miền.
-
Sanh Hải Hậu
Cây sanh Hải Hậu thường có bệ đẹp, thân già màu trắng, lá to hơn sanh Nam Điền, đây là loại sanh dễ tính và dễ làm cây, đặc biệt ở Hải Hậu có nhiều xã đã phát triển làng nghề cây cảnh lâu năm nên cây sanh ở đây rất đẹp. Ví như cây sanh cổ Ngũ Đại Đồng Đường (xã Hải Minh) là một loại sanh Hải Hậu đã qua 7 thế hệ đời người nối tiếp nhau chăm sóc, đã đi dự thi 1000 năm Thăng Long.
Lá: lá hơi xoăn hoặc phẳng và có 3 loại lá: Lá to, lá trung, lá nhỏ, trong đó lá nhỏ (hay còn gọi là lá ớt) là loại sanh đẹp nhất và quý nhất trong dòng sanh Hải Hậu.
Thân, cành: rất dẻo, dễ uốn. Khi cắt cành làm phôi, đem thân cây phơi nắng vài hôm rồi ủ độ ẩm, nếu gặp mưa, chỗ cắt mọc nhánh tua tủa như rau muống. Da sanh Hải Hậu màu xanh, khi về già chuyển màu đá, sần sùi như hóa thạch.
Rễ : Mọc rất nhanh và rất nhiều. Riêng rễ gió, nếu chăm sóc tốt, rễ tơ bám đất chỉ sau 2 – 3 năm đã to bằng ngón tay cái. Sanh Hải Hậu đặc biệt có rất nhiều rễ gió mọc chảy xuống như mái tóc người con gái. Chỉ cần nhìn bộ rễ non tơ mọc tua tủa, đầu rễ trắng xóa là người xem biết ngay là trời mới mưa…
Cây sanh Hải Hậu
-
Sanh Quê
Lại chia làm mấy loại nhỏ là sanh lá nhỏ, sanh lá to, loại lá xoăn và loại lá bóng. Một đặc điểm của cây sanh quê là khi về già thân trắng như đổ vôi, cây già có quả, cây sanh quê so với sanh Nam Điền rễ trên thân mọc nhiều hơn, trên thân thường sẽ có nhiều u biếu hơn.
Cây sanh quê
-
Sanh Miền Nam
Gọi chung cho các giống sanh trong Nam, sanh Miền Nam lá nhỏ và thường mỏng hơn so với sanh ngoài Bắc. Về màu da cũng khác so với sanh quê, thường khi già sanh miền Nam sẽ có màu trắng và có đốm chấm rất đẹp.
Cây sanh Miền Nam
-
Sanh Nam Điền
Nam điền cũng có nhiều loại, có loại lá soăn nhỏ và lá không soăn, màu lá xanh biếc. Màu lá sanh Nam Điền sẽ biến đổi qua tuổi tác, về già lá có màu như màu đồng. Giống Nam Điền phát triển chậm, lâu phá thế, một khi cây đã đẹp sẽ có tính ổn định cao.
Lá : lá nhỏ xoăn nhẹ, màu xanh biếc, khi già lá ngả màu hơn vàng gần giống màu đồng.
Thân, cành: dẻo, dễ uốn, dễ bó (khi còn nhỏ), dễ ghép, da màu xám trắng, khi già màu da sần sùi.
Rễ : ít hơn các giống sanh khác, do đó ký đá lâu.
Cây sanh Nam Điền
-
Sanh lá móng (gốc gác vùng Hoài Đức, Đan Phượng – Hà Nội)
Cây sanh lá móng nếu dùng phương pháp chiết cành sẽ có bộ rễ rải đều. Cây già thân gồ ghề, méo mó, kì dị. Thời xa xưa, các cụ thường gọi là sanh mũi hài, bởi vì lá giống như chiếc hài. Khi lá non có màu xanh trắng ngà, lá già mép lá phẳng, đầu lá cong như mũi hài, nhỏ và đều tăm tắp. Nếu xét về lá thì có lẽ đây là loại có lá đẹp nhất.
Cây sanh lá móng
Từ khóa » Cay Sanh Canh
-
Đặc điểm, Cách Chăm Sóc Và ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Sanh Cảnh
-
Cây Sanh Là Cây Gì? Cây Sanh Hợp Với Mệnh Gì? Tuổi Gì? #2021
-
Cây Sanh Cảnh Có ý Nghĩa Gì Theo Phong Thuỷ? - Treera
-
Các Loại Cây Sanh Cảnh đẹp, ý Nghĩa Và Cách Trồng Giúp Tạo Dáng đẹp
-
Cây Sanh Cảnh: Phân Loại, Công Dụng & ý Nghĩa Phong Thủy
-
Cây Sanh: ý Nghĩa, Cách Chăm Sóc Và Tạo Thế đẹp, đơn Giản
-
Cây Sanh – Cây Bonsai Thế, Cây Dáng Thế được ưa Chuộng - Hoa đẹp
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Sanh Cảnh Bonsai Tại VƯS1 [2020]
-
Cây Sanh | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Top 5 Cây Sanh Bonsai Giá Trị Nhất Tại Các Cuộc Triển Lãm Cây Cảnh
-
Sanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thú Chơi Cây Sanh Hay Sự Lệch Lạc Trong Thẩm Mỹ Của Giới ... - Du Lịch
-
Siêu Cây Sanh Giá 460 Tỷ Không Bán - Vietnamnet