Cây Sầu đâu Rừng Và 8 Bài Thuốc Trị "bách Bệnh" Hiệu Quả - Metaherb

Rất nhiều bộ phận của cây sầu đâu rừng được ứng dụng để làm thuốc chữa bệnh. Cây có tính hàn, vị đắng, được dùng để trị các bệnh như: dạ dày, tiêu chảy, kiết, lị, tiểu đường, đau nhức,…Tìm hiểu chi tiết về thành phần cũng như công dụng của loại cây dược liệu này trong bài viết dưới đây.

Có thể bạn quan tâm

  • Thiên niên kiện với 9 bài thuốc trị đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, tê bì chân tay,…hiệu quả
  • Vòi voi với 5 công dụng chữa bệnh đau nhức xương khớp, á sừng, viêm da cơ địa,…
  • Quả vải và 9 bài thuốc trị bệnh tiểu đường, tiêu hoá, sỏi thận,…hiệu quả cao

Tên gọi khác: Sầu đâu cứt chuột, hạt khổ sâm, khổ luyện tử, nha đảm tử, chù mền, bạt bỉnh.

Tên khoa học Brucea javanica (L.) Merr

Họ khoa học: Thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae

Đặc điểm cây sầu đầu rừng

 Mô tả cây

Cây sầu đâu rừng nhỏ, chỉ cao độ 1,6-2,5m là cùng, thân yếu không thành gỗ và không to như cây xoan làm nhà. Lá xẻ lông chim không đều, 4-6 đôi lá chét. Hoa nhỏ khác gốc, mọc thành chùm xim.

cây sầu đâu rừng
Cây sầu đâu rừng

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây sầu đầu rừng mọc hoang ở hầu khắp trên đất nước ta và chưa có được quy hoạch thành vùng trồng. Nhưng chỉ với nguồn mọc hoang, mỗi năm vẫn có thể thu mua được 3-5 tấn sầu đâu rừng. Cây được tìm thấy nhiều ở một số tỉnh như: Hải Phòng, Thanh hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế.

Cách thu hái và chế biến khá đơn giản. Quả chín hái về phơi hay sấy khô để oại bỏ tạp chất. Ngoài ra không phải chế biến gì khác. Qủa khô bảo quản hàng 10 năm gần như không hỏng và không giảm tác dụng.

Mùa thu hái: tháng 8-12.

Thành phần hóa học

Trong quả sầu đâu rừng có 23% dầu (hoặc 50% nếu chỉ tính đối với nhân). Dầu lỏng, màu trắng. Ngoài ra còn một glucozit gọi là kosamin, chất tanin, chất men có thể là men thủy phân, amydalin, chất quassin và một chất saponin.

Chất kosamin có tác dụng diệt trùng rất rõ rệt. Liều nhỏ gây nôn diệt giun sán, liều cao thì độc, làm tim đập chậm, nôn ra mật và máu, đi ỉa lỏng và có thể chết được. Máu người bị ngộ độc đen, không đông được, hồng cầu phồng lên, vón lại, ống tiêu hóa và màng não bị viêm.

Vị thuốc cây sầu đâu rừng

Tính vị, tác dụng

Có vị đắng, tính hàn; hơi có độc; có tác dụng sát trùng, chặn lỵ, trừ sốt rét và các chứng nhiễm trùng do vết thương hở ngoài da.

Hoa cây sầu đâu rừng
Hoa cây sầu đâu rừng

Công dụng và liều dùng

Công dụng:

Cây sầu đâu rừng có nhiều công dụng trị bệnh khác nhau. Mỗi bộ phận của cây đều có khả năng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa một số loại bệnh như:

  • Lá sầu đâu: Đây là bộ phận thường được để trị các bệnh ngoài da như mụn đầu đen, trứng cá, thâm nám,…Ngoài ra, bộ phận này còn có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, trị phong thấp, các bệnh về gan và tiểu đường hiệu quả.
  • Vỏ cây: Bộ phận này có công dụng trị sốt rét, hạ sốt và tốt cho các bệnh nhân bị đau dạ dày.
  • Hoa: Hoa của cây sầu đâu rừng có công dụng trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột như giun, sán rất tốt. Ngoài ra, hoa của cây còn có công dụng trị đờm ho, khó thở.
  • Quả: Quả sầu đâu cũng có công dụng chữa nhiều bệnh như trĩ, tiểu đường, phong thấp và có khả năng sát trùng cao.
  • Hạt: Hạt của cây cũng được dùng để trị các bệnh nhiễm giun, sán, thấp khớp, một số bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào.
  • Nhánh cây: Bộ phận này có tác dụng trị ho, hen suyễn, tiểu đường và cải thiện chứng rối loạn tiểu tiện.

Liều dùng:

Theo nghiên cứu, các loại sầu đâu đều có dược tính, tuy đem lại lợi ích trị bệnh khá nhiều nhưng độc tính cũng cao. Nếu không am hiểu cụ thể về lá sầu đâu thì bạn không nên tự ý dùng để điều trị bệnh. Bởi nếu sử dụng không đúng và quá liều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi ứng dụng sầu đâu trong trị bệnh, cần chú ý đến liều lượng và cách dùng dưới đây:

  • Tính vị theo đông y: vị đắng, tính hà, vào kinh đại tràng. Tác dụng táo thấp (làm khô cái ẩm ướt) sát trùng. Chữa sốt rét, những người tỳ vị hư nhược nôn mửa cấm dùng. Đây là một loài thuốc lỵ đã được dùng lâu đời ở nhiều nước nhiệt đới: tại Việt Nam vị thuốc được ghi với tên “xoan rừng” trong bộ “Nam dược thần hiệu” của Tuệ tĩnh (thế ký 17) tại Trung Quốc vị thuốc lần đầu tiên thấy được ghi với tên nha đảm tử trong “Bản thảo thập di” của Triệu học Mẫn (1765)
  • Ngày dùng 10-14 quả, có thể tới 20 quả, tán nhỏ, làm thành viên 0,1g toàn quả hoặc 0,02g nhân đã khử dầu mà uống. Uống liền 3-4 ngày đến một tuần lễ. Thường chỉ 1-2 ngày là khỏi. Nhưng nên uống liền trong 5-7 ngày cho hết hẳn. Có thể bỏ vỏ, ép hết dầu vì dầu có tính chất kích thích, gây nôn và ỉa lỏng. Ngoài công dụng chữa lỵ, nha đảm tử còn có tác dụng chữa ỉa lỏng viêm ruột thường chữa sốt rét.
  • Có thể dùng dưới dạng thụt: lấy 20-30 hạt giã nhỏ, ngâm vào 200ml dung dịch 1% natri bicacbonat, sau 1-2 giờ, lọc lấy nước thụt giữ. Nha đảm tử có độc, uống quá liều có thể gây đau bụng, nôn mửa kém ăn, người mệt. Khi thụt thì ít hiện tượng độc hơn. Dùng uống với liều kể trên thường không xảy ra hiện tượng độc nào, hoặc chỉ thấy nôn nao, buồn nôn. Ngừng uống sẽ hết ngay.
  • Để chữa sốt rét: ngày uống 3 lần sau bữa ăn. Mỗi lần uống 1g quả, uống liền 4-5 ngày. Phụ nữ có thai vẫn dùng được.
  • Viên nha đảm tử: trẻ 1 tuổi: ngày 2-4 viên; 2 tuổi: ngày 3-6 viên; 3 tuổi: ngày 4-8 viên; 4 tuổi: ngày 5-10 viên. Trên 4 tuổi: dùng viên nha đảm tử 20mg, ngày 5-10 viên. Có thể uống 15-20 viên, chia làm nhiều lần uống, mỗi lần 1-2 viên.
Hạt cây sầu đâu rừng
Hạt cây sầu đâu rừng

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây sầu đâu rừng

Bài thuốc 1: Chữa viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, sỏi túi mật, sỏi đường dẫn mật

– Dùng 10g sầu đâu rừng, kim tiền thảo và nhân trần (mỗi vị 40g), sài hồ và mã đề (mỗi vị 16g), 12g chi tử, chỉ xác và uất kim (mỗi vị 8g), 4g đại hoàng 4g.

– Tất cả đem sao vàng, sắc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc 2: Chữa lỵ cấp tính do amip, đau quặn bụng, mót rặn nhiều, đại tiện ra chất nhầy (xích bạch lỵ), có sốt, sợ lạnh

– Các vị thuốc đây sử dụng 20g sau khi đã được tán thành bột gồm: sầu đâu rừng, hoàng liên gai, hạt dưa hấu, bồ kết, hạt cau, đại hoàng.

– Uống mỗi ngày 20g, chia làm 2 lần.

Bài thuốc 3: Chữa lỵ mạn tính do amip

– Sầu đâu rừng (bỏ vỏ): 45g, quán chúng và ngân hoa thán (mỗi loại 15g, đã tán thành bột mịn), sáp vàng 60g.

– Nấu chảy sáp rồi hòa bột vào trộn đều với quán chúng và ngân hoa thán. Sau đó vê thành hòn bằng hột đỗ tương.

– Người lớn mỗi ngày 10-15 viên, uống khi đói.

Hoặc:

– Dùng một lượng bằng nhau các loại thuốc: sầu đâu rừng, bách thảo sương, sáp ong.

– Tán nhỏ làm viên, ngày dùng 10g.

Bài thuốc 4: Trị bệnh ngoài da

Dùng 100g lá sầu đâu ngâm vào 100g cồn 90 độ trong 24 giờ, sau đó thêm 100g dầu dừa, chưng cách thủy trong 3 giờ. Bạn sẽ thu được dầu xanh lục dùng để xoa bóp trị đau nhức và trị bệnh ngoài da (mụn nhọt, sưng…).

Cây sầu đâu rừng
Cây sầu đâu rừng trị các bệnh hiệu quả về da

Bài thuốc 5: Hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường có thể dùng 5 – 10 lá sầu đâu tươi hoặc phơi trong mát cho héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày. Nước thuốc có vị rất đắng như sau khi uống bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt.

Bài thuốc 6: Trị bệnh sốt rét

  • Dùng vỏ cây giã dập, đun với 100 ml nước đến khi còn một nửa là dùng được.
  • Người lớn dùng liều từ 30-60g, trẻ em dùng từ 10-20g trong một vài ngày sẽ khỏi bệnh

Bài thuốc 7: Trị bệnh viêm loét dạ dày

Dùng vỏ cây sầu đâu sắc nước uống 2 lần/ngày. Sử dụng liên tục trong khoảng 10 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

Bệnh viêm loét tá tràng cũng có thể cải thiện sau khi dùng nước sắc từ vỏ cây. Người bệnh chỉ cần kiên trì dùng trong 10 tuần, mỗi ngày uống 20-30mg thuốc.

Bài thuốc 8: Giảm đau

Dùng 100g lá sầu đâu ngâm vào 100g cồn 90 độ trong 1 ngày. Sau đó cho dầu dừa vào chưng cách thuỷ thêm 3 tiếng để được tinh dầu màu xanh lục.

Dùng dầu này xoa bóp vào những chỗ nhức mỏi giúp giảm đau rất tốt.

Lưu ý khi dùng dược liệu cây sầu đâu rừng

Mặc dù có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả, tuy nhiên cây sầu đâu rừng có một số tác dụng phụ. Khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khoẻ:

  • Trẻ em không được sử dụng các loại dầu hay ăn quả cây sầu đâu rừng để chữa bệnh bởi các phản ứng phụ nghiêm trọng như nôn mửa, toát mồ hôi,…có thể xảy ra ngay sau đó vài giờ.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên dùng dầu hay vỏ cây sầu đâu bởi chúng có thể gây ra động thai hoặc xảy thai.
Cây sầu đâu rừng
Cần lưu ý khi sử dụng cây sầu đâu chữa bệnh bởi loại cây này có chứa độc tính

Khi sử dụng cây sầu đâu rừng không đúng liều lượng, có thể gặp phải một số phản ứng dưới đây do độc tố có trong cây sầu đâu:

  • Nôn mửa, tiêu chảy
  • Buồn ngủ
  • Mất ý thức
  • Động kinh
  • Rối loạn não
  • Rối loạn máu, xuất huyết nội tạng, tim đập nhanh

Trên đây là một số thông tin cũng như bài thuốc của cây sầu đâu rừng. Khi áp dụng những bài thuốc này, cần chú ý đến liều lượng và cách dùng bởi trong thành phần của cây cũng có chứa một hàm lượng độc tính nhất định. Ngoài ra, do là những bài thuốc từ tự nhiên, nên cần phải áp dụng trong một thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.

Xem thêm: Củ cốt khí và 14 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, đau bụng kinh, viêm gan,…hiệu quả

Từ khóa » Công Dụng Của Xoan đâu Rừng