Cây Sầu Riêng Dona

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY GIỐNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Trung Tâm Cây Giống ĐH Nông Nghiệp Hotline: 0974.811.536 Xem Giỏ Hàng Giỏ Hàng Của Bạn: 0 SP(s)= 00.000 Trang chủ BơBưởiCamCauCây Công TrìnhCây Dược LiệuCây Giống KhácChanhChôm ChômChuốiĐàoDâuDừaHồngHồng XiêmKhếLêMậnMeMítNaNhãnNhoỔiSầu RiêngTáoTrámVảiVú SữaXoài Trang chủ BơBưởiCamCauCây Công TrìnhCây Dược LiệuCây Giống KhácChanhChôm ChômChuốiĐàoDâuDừaHồngHồng XiêmKhếLêMậnMeMítNaNhãnNhoỔiSầu RiêngTáoTrámVảiVú SữaXoài Quang-cao Cây Sầu Riêng Dona - Trung Tâm Cây Giống Đại Học Nông Nghiệp Cây-Sầu-Riêng-Dona Cây-Sầu-Riêng-Dona Cây-Sầu-Riêng-Dona Cây-Sầu-Riêng-Dona Cây-Sầu-Riêng-Dona Cây-Sầu-Riêng-Dona Previous Next Một vài hình ảnh về Cây Sầu Riêng Dona

1 – Giới Thiệu:

Cây Giống sầu riêng Dona (hay còn gọi là sầu riêng Monthong của Thái Lan) một trong những loại cây ăn trái chủ lực mang lại thu nhập kinh tế cao cho cư dân các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long. Để canh tác loại cây trồng này vấn đề chọn giống là nhân tố quan trọng nhất quyết định năng xuất cũng như chất lượng và giá thành của sản phẩm. Vì vậy trước khi trồng bà con hãy cân nhắc cho thật kỹ trong việc chọn loại giống nào thích hợp với đất đai khí hậu của địa phương cho năng xuất cao và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Giống sầu riêng Dona nằm trong danh sách lựa chọn hàng đầu của bà con nông dân khi trồng xen kẽ với cây trồng khác, tại sao nó lại chiếm giữ vị trí số một, bản thân nó có những ưu điểm gì? bà con hãy cũng tham khảo qua những đặc tính của giống sầu riêng này nhé. Giống sầu riêng Dona có hương vị thơm và phù hợp với đại đa số người dùng nên thị trường của nó được bán ra khá rộng nhất là xuất khẩu đi nước ngoài. Tỉ lệ thịt ăn được lớn hơn 40% cho nên giá thành được bán ra cao, năng xuất của giống này cao trung bình từ 40 – 40 tấn/ 1 ha đây chính là yếu tố mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho hộ trồng. – Sầu riêng Dona thích hợp với khí hậu của khu vực miền Nam quanh năm có hai mùa mưa và nắng rõ rệt. Giống sầu riêng Monthong không kén đất nên có thể phát triển trên diện rộng để thu sản lượng lớn phục vụ cho việc chế biến. Chỉ cần canh tác thoát nước tốt và mùa khô đảm bảo có đủ nước tưới. – Giống thường được nhân bằng phương pháp ghép, cây có khả năng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. – Khi phát triển thuần thục tán cây có dạng hình chóp, cành đâm ngang tỉ lệ cành nhánh khá thưa. Khi cây còn non cành nhánh thường hay trĩu xuống và thường phân cành về hai phía đến khi cây được hơn một năm tuổi thì phân đều về 4 phía tạo tán cân đối cho cây. – Đặc điểm của lá có dạng thon dài phần đầu hơi nhọn, phía trên của lá có màu xanh đậm và bóng còn bên dưới có màu đồng hơi óng ánh. – Hoa có cuống dài kích thước từ 3 – 4 cm. – Trái có hình bầu dục phần đuôi thon lại phần đầu hơi nhọn một chút, trái được phân bố đều trên các cành cây. Mỗi trái có trọng lượng trung bình từ 2 – 4 kg lúc non trái có màu xanh khi gia chín thì màu xanh chuyển sang xanh sáng nhạt võ bóng, những rãnh giữa bắt đầu phân biệt rõ ràng. – Giống sầu riêng Thái Lan có cơm dày, hạt lép cơm có màu vàng nhạt phần thịt khô ráo, có thể bảo quản được lâu hương thơm nhẹ và lâu vị ngọt rất béo. – Trồng bằng giống ghép thời gian cho thu hoạch nhanh chỉ cần đến năm thứ 3 là cây bắt đầu cho thu hoạch rồi. Năng xuất cao và ổn định qua từng năm đến năm thứ 8 trở đi nếu như cây được chăm sóc tốt sẽ cho quả có kích thước lớn và năng suất trung bình là 15 tấn/1 ha.

2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Kỹ thuật đơn giản như đối với một số loại cây ăn quả khác. Thường áp dụng hai cách ghép mắt và ghép cành; nếu ghép cành thì cành ghép thường là cành có ngọn. Tốt hơn hết nên chọn những giống kháng bệnh thối gốc rễ làm gốc ghép để đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc nhân giống trồng trên quy mô lớn. Ngoài việc phối trí để có bộ giống thích hợp, cần chọn cây mẹ lấy cành ghép có các đặc điểm năng suất cao và ổn định, không có xu hướng ra trái quá sức, trái cỡ vừa, phẩm chất ngon, thích nghi với khí hậu địa phương, có khả năng kháng bệnh...

3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Sầu riêng có thể trồng được quanh năm, thích hợp nhất vào đầu mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch. Tùy theo loại đất và chủng giống, đất có độ phì thấp trồng với khoảng cách 7m x 7m (200 cây/ha), hay 7m x 8m (178 cây/ha). Những giống bơ lai, nền đất có độ phì nhiêu cao trồng với khoảng cách thưa hơn 8 m x 8 m (156 cây/ha).

4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Hồ nên đào theo hình vuông theo tỉ lệ 60 x 60 x60cm. Khi đào nên nhở chia riêng phần đất trên mặt và phần đất dưới. Để cây phát triển tốt nhất, cần tiến hành bón lót cho hố đào. Bón lót mỗi hố 10-15 kg phân chuồng đã ủ hoai, 200-300 g Super lân, trộn đều với đất mặt xung quanh, ngoài ra để nâng cao độ pH và phòng trừ mối, kiến hay tuyến trùng nên trộn thêm với 50 g Basudin 10H + Furadan và 0,5 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt và phân lấp đầy hố.

5 – Phân Bón Lót:

Bón lót mỗi hố 10-15 kg phân chuồng đã ủ hoai, 200-300 g Super lân, trộn đều với đất mặt xung quanh, ngoài ra để nâng cao độ pH và phòng trừ mối, kiến hay tuyến trùng nên trộn thêm với 50 g Basudin 10H + Furadan và 0,5 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt và phân lấp đầy hố.

6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Sầu Riêng Dona:

Dùng tay hoặc cuốc nhỏ đào một lỗ nhỏ ở giữa. Rạch bỏ túi ni lông và cho cây bơ vào giữa hố, kích thước hố phải to hơn bầu đất. Sau đó dùng các loại thuốc diệt nấm như: Aliette, Mancozeb hay Ridomil,... phun xịt thật kỹ vào hố trồng, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc. Trồng xong dùng tay ém đất thật chặt xung quanh gốc để giúp cây cố định đồng thời gốc không bị lung lay, nhất là khi có gió. Ngoài ra, cần dùng cọc căm xung quang để che khi có gió mạnh.

7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Dona:

7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Chủ yếu là vườn ương, với mục đích tạo hình, những giống bơ chủng Ăngti, sinh trưởng ngọn mạnh nên bấm ngọn, tạo cành khung khoẻ. Khi cây đã lớn, đương ra quả không nên đốn nhiều vì làm giảm sản l¬ượng. Chỉ cắt bỏ những cành sâu bệnh, những cành vượt mọc từ thân chính, cành gãy do gió mạnh, do mang nhiều quả. Cũng có những cây bơ chủng Ăngti mọc quá cao khó thu hoạch, phải đốn ngọn, cho phát triển về chiều ngang.

7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Sầu Riêng Dona:

Đạt hiệu quả cao nhất cần bón phân đầy đủ và đúng định kỹ cho cây. Bón phân hữu cớ và vô cơ để cung cấp chất dinh dưỡng vi lượng. Nên sử dụng phân khoáng NPK. Ngoài ra, hàng năm nên bón phân chuồng cho cây 1-2 lần khoảng 20-25 kg/gốc/năm (bón phân đã ủ hoai mục), rải đều lên mặc bồn vào đầu hay giữa mùa mưa. Sau khi trồng 20 ngày bón phân NPK(15-15-15) hay NPK(16-16-8) 100-150g/gốc, rải phân xung quanh gốc cây, và phủ lên lớp đất mỏng pha với nước loãng. Một tháng sau bón tiếp một lần như vậy. Nên phun thêm phân cho lá. Đợt tiếp theo dùng phân NPK trên bón liều lượng 0,5-1 kg, chia làm 2 lần bón (đầu và cuối mùa mưa).

8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Sầu Riêng Dona:

- Sâu: không gây thiệt hại nghiêm trọng. Một số bọ trĩ hại lá, rệp sáp hút nhựa, mọt đục thân và cành khung, trên quả có nhện đỏ. Thiệt hại thường nhẹ. Phòng trị không mấy khó khăn, nh¬ưng phải phát hiện sớm, năng thăm vườn bơ. - Bệnh: bệnh nguy hiểm nhất cần cảnh giác là bệnh thối rễ do nấm Phytophtora gây ra. Cây bơ trồng trên đất nặng khó thoát nước, trên đất pH cao hay bị bệnh nhất. Đã có nhiều tìm tòi về các phương pháp phòng trị vì bệnh này gây hại lớn, làm chết cả cây và từng mảng vườn. - Cách trị triệt để: tìm các gốc ghép chống bệnh, nhưng đến nay chư¬a có kết quả cụ thể. Có gốc ghép chống chịu đ¬ược nhưng tiếp hợp khó khăn; có gốc ghép tiếp hợp dễ nhưng chống bệnh yếu.

9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:

- Phương pháp thu hái Sầu riêng (đặc biệt với giống sầu riêng cơm vàng hạt lép): Nếu dùng cho ăn tươi nên thu hái vào khoảng từ 113-118 ngày sau khi đậu trái; nếu dùng cho bảo quản để vận chuyển đi xa nên thu hái sớm hơn vài, ba ngày (khoảng 110 ngày sau khi đậu trái). Biểu hiện bên ngoài: vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu đồng vàng nhạt. Trên mặt vỏ xuất hiện đường thẳng rõ nét chạy từ trên xuống qua các gai theo hình múi quả. Phần nối giữa cuống quả và thân cây rất dễ tách ra (nhà vườn quen gọi là “tróc đĩa”). Quả có mùi thơm nhẹ, thịt quả mềm, màu vàng ươm, vị ngọt đậm, béo ngậy, ăn không sượng. Nếu thu hái sớm hơn thì vỏ còn xanh, thịt còn trắng, ăn không ngọt, không thơm, quả dễ sượng.

10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:

Hội tụ nhiều ưu điểm như khả năng thích nghi sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu nước ta, có thể trồng xen cùng với nhiều loại cây khác. Giống sầu riêng Dona là cây ăn trái cho năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội đáng để bà con nông dân cân nhắc trong việc chọn cây trồng xen với cây cà phê.

CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT VƯỜN CÂY CHO NĂNG SUẤT CAO!

70.000 Quay Lại
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY GIỐNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------*****------------------ Đ/c: Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội TT. Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội ĐT: 0974.811.536 TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY GIỐNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ĐT: 0974.811.536

Từ khóa » Hình ảnh Về Cây Sầu Riêng