Cây Si: Loại Cây Cảnh Chứa Vị Thuốc ít Người Biết
Nội dung bài viết
- Mô tả vị thuốc
- Nguồn gốc và phân bố
- Bộ phận dùng và thu hái, chế biến
- Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
- Công dụng của cây Si
- Một số bài thuốc từ cây Si
Cây Si (Ficus microcarpa L) thuộc họ Dâu tằm (hay còn gọi cây Gừa, cây Cừa) là loại cây khá phổ biến được trồng làm cảnh trong nghệ thuật bonsai. Những cây lâu năm cao lớn cho bóng râm mát cho mọi người. Nhưng cây Si không chỉ là cây cảnh đơn thuần mà còn là một loại cây làm thuốc. Vậy cây Si làm thuốc như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài thuốc sau đây nhé.
Mô tả vị thuốc
Cây Si là loại cây thân gỗ, sống lâu năm, có cây sống tới hàng trăm năm, cây trưởng thành có thể cao tới 20 – 25m, lớp vỏ ngoài thân hơi nhẵn, màu trắng xám. Đặc điểm nổi bật của cây này là bộ rễ phụ. Rễ phụ mọc ra từ thân và các cành trên cao, mọc dài ra đâm xuống đất để hút nước và chất dinh dưỡng. Sau khi tiếp đất, các rễ này sẽ phát triển ngày một to lớn, tạo thành một bộ phận như những cột chống xung quanh thân chính, làm cho cây càng thêm phần bề thế, vững chãi.
Lá cây màu xanh bóng hình bầu dục, mọc so le. Lá khá lớn, dài khoảng 10 – 15cm, rộng tầm 5 – 6cm, chóp nhọn hoặc bo tròn. Cuống lá dài 1,5 – 3,5cm. Lá kèm có lông trắng lúc còn non. Quả Si là dạng quả sung, thường mọc ở đầu cành. Quả khi non màu xanh, khi chín màu hồng, và lúc già chuyển màu tím đen. Mùa hoa quả thường vào khoảng tháng 5 – 6 hàng năm.
Nguồn gốc và phân bố
Cây Si có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Sri Lanka, nước Úc. Cây thường mọc hoang ở những vùng có thủy triều lên xuống, mọc dựa vào bờ sông suối, kênh rạch.
Ở Việt Nam, cây Si thường thấy ở các quần hệ rừng núi đá, rừng thứ sinh, nhất là vùng biển và đảo. Ngoài ra cây còn được trồng để làm cảnh và lấy bóng mát ở khắp nơi quanh các khu vực dân cư. Loại cây này rất dễ trồng và dễ sống. Chỉ một cành nhánh của nó đem giâm hoặc cắm xuống nước nó cũng có thể mọc thành cây. Cây Si ưa khí hậu nóng ẩm, nơi đủ ánh sáng. Nó không chịu hạn, không chịu rét, không ưa nắng gắt, sinh trưởng tốt trong môi trường hơi chua hoặc hơi kiềm.
Bộ phận dùng và thu hái, chế biến
Bộ phận dùng của nó là nhựa cây chích ở toàn thân, lá hoặc phần rễ phụ của cây. Các bộ phận này có thể thu hái quanh năm.
Nhựa cây Si có thể chích ở toàn thân, sau khi chích người ta thường cho vào trong rượu để uống. Còn phần rễ phụ sẽ được thu hái về rồi đem sao thơm, dùng sắc uống hoặc cho vào rượu ngâm, có thể uống hoặc xoa bóp. Lá cây Si có thể dùng tươi hay phơi khô để sử dụng dần.
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý
Hiện nay cây Si chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học. Nhưng theo số liệu về một giống Si gần với giống Si này, loại cây này lá to rộng hơn nhưng ít được dùng làm thuốc hơn, thì người ta thấy trong nhựa của nó chứa 65% Resin và 30% cao su.
Công dụng của cây Si
Từ xưa, trong dân gian, người dân ta đã biết sử dụng các bộ phận của rễ, nhựa, lá của cây Si để chữa một số chứng sau:
- Trị những vết thương lở loét.
- Trị các trường hợp bị đánh đập, té ngã dẫn đến vết thương ứ huyết, sưng đau, bầm tím.
- Chữa đau nhức xương khớp.
- Chữa ho hay cắt cơn hen.
- Chữa viêm amidan, viêm phế quản.
- Chữa cảm cúm, sốt cao.
- Chữa các trường hợp viêm ruột cấp, kiết lỵ.
Một số bài thuốc từ cây Si
Bài thuốc trị vết lở loét
Lá cây Si 30gr, dầu đậu phông ½ chén. Lá Si tươi giã nát rồi đem đun với dầu đậu phộng cho sôi lên, sau đó để nguội rồi thoa vào vết lở loét.
Tham khảo thêm bài viết sau: Mã tiên thảo: Cây cỏ quý chữa lành vết thương
Bài thuốc trị hen
Dùng 0,01 lít nhựa Si hòa với rượu để uống.
Bài thuốc trị đau nhức bầm tím
Lấy 100gr rễ cây Si, giã nát thêm ít nước, sao nóng lên, lấy bã đắp vào vết thương, còn nước có thể dùng uống.
Bài thuốc dự phòng cúm
Lá Si và Lá Bạch đàn mỗi thứ đều 30gr. Sắc uống.
Bài thuốc chữa viêm ruột cấp
Lá Si tươi 500gr, nấu nước chia làm 2 lần uống trong ngày
Bài thuốc chữa viêm phế quản mạn
Lá Si tươi 75g, vỏ quýt 18g sắc nước chia 3 lần uống sáng, trưa, chiều. Liên tục trong 10 ngày.
Các vị thuốc thường có ở quanh ta. Cây Si cũng là một trong số các thuốc của kho tàng dược liệu phong phú của dân tộc. Tuy nhiên, để một món thuốc có thể sử dụng được hiệu quả, trước hết chúng ta cần biết chính xác tình trạng của người bệnh. Điều này đòi hỏi người có chuyên môn chứ không phải ai cũng làm được.
Do đó, khi muốn dùng một vị thuốc hay một phương pháp chữa bệnh nào đó, quý bạn đọc nên có sự tham khảo và thăm khám từ những người thầy thuốc. Không nên tự ý sử dụng để tránh đưa đến những tác dụng không mong muốn. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Từ khóa » đa Sung Xanh Si
-
Tìm Hiểu Về Loài Đa, Sung, Si (Ficus) - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Bộ Tứ Linh Là Cây Gì - Chợ Hoa Online
-
Bộ Tứ Linh Trong Bonsai Việt Nam: Sanh, Si, Đa, Đề - Cỏ Dại
-
Bộ Tứ Linh Trong Ngành Cây Cảnh SANH - SI - ĐA - ĐỀ
-
Chơi Cây Cảnh - Coi Chừng Rước Họa Vào Nhà!
-
Tìm Hiểu 4 Loại Cây Tứ Quý Mang Lại Tiền Tài, May Mắn Cho Gia Chủ
-
Cây Si Và Cây Sanh Khác Nhau Thế Nào? Cách Phân Biệt Cây Si Và Cây ...
-
Cách Làm Cho Lá Sung, Lá đa Nhỏ Lại | Cây Cảnh
-
Ý Nghĩa Phong Thủy, Tác Dụng Và Cách Trồng Cây Si Trưng Tết
-
Cây Si - Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Si - Cây Cảnh, Cây Bonsai đẹp
-
Cách Bứng Cây Sung - Green Trees
-
SH.177.Cách ủ Rễ Cây Sanh Ký đá,Cây Sung đặc Biệt Nhà ... - YouTube
-
Bộ Cây Cảnh Tam đa Gồm Những Cây Gì Và ý Nghĩa Ra Sao?