Cây Sói Rừng - Đặc điểm, Tác Dụng Dược Lý, Cách Dùng

Mục lục

Toggle
  • Đặc điểm dược liệu
    • Mô tả
    • Bộ phận dùng
    • Phân bố
    • Thu hái, chế biến, bảo quản
    • Thành phần dược chất
    • Vị thuốc trong cây Sói Rừng
  • Tác dụng dược lý
  • Bài thuốc chữa bệnh từ cây Sói Rừng
    • Bài thuốc hỗ trợ điều trị vết loét hở miệng
    • Bài thuốc hỗ trợ điều trị vết bỏng
    • Bài thuốc hỗ trợ điều trị gãy xương, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
    • Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau lưng
    • Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm nhiễm cấp tính
    • Bài thuốc giúp giải độc gan
    • Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
    • Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout
Click to rate this post! [Total: 0 Average: 0]

Từ lâu trong dân gian cây Sói Rừng thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương khớp, viêm ruột thừa cấp, kiết lỵ, đau dạ dày,..

Vậy, cây Sói Rừng là cây gì? Cây có tác dụng và cách sử dụng như thế nào? Sau đây thân mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới.

Đặc điểm dược liệu

Cây Sói Rừng có tên khoa học là Sarcandra Glabra, Sói Rừng là một thực vật có hoa, cây thuộc họ hoa sói. Trong tự nhiên cây Sói Rừng còn được biết đến với nhiều tên gọi như cây Sói Láng, Sói Nhăn, Thảo San Hô, Cửu Tiết Trà, Cửu Tiết Phong,..

Mô tả

Cây Sói Rừng thường thuộc loại cây bụi có chiều cao từ 1-2m, thân nhãn không có lông. Lá Sói Rừng thường mọc đối xứng nhau, các lá dài, mép lá có nhiều răng cưa nhọn.

soi-rugn-1

Hoa Sói Rừng là hoa kép, các hoa không có cuống mà chỉ có một nhị, mùi thơm đặc trưng. Cây Sói Rừng có quả tròn khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ mọng. Cây thường ra hoa vào tháng 6 đến tháng 7 hằng năm, quả chín sau 2 tháng sau đó.

Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận của cây Sói Rừng đều được sử dụng để làm thuốc. Thông thường người ta thường sử dụng hoa cây Sói Rừng để ướp trà, trong khi đó rễ cây thường được thu hoạch quanh năm để sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Lá cây Sói Rừng dùng để sắc nước uống hỗ trợ điều trị bệnh hoặc có thể sử dụng lá tươi giã nát đắp lên vết thương hoặc vết bỏng.

Phân bố

Cây Sói Rừng phân bố chủ yếu ở các vùng đất núi đồi, bìa rừng ẩm. Cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á sau đó phân bố rộng ở các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên, Malaysia, Việt Nam,..

Ở nước ta cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Hòa Bình, Hà Tây, Sơn La, Lạng Sơn, Kon Tum, Lâm Đồng,..

Thu hái, chế biến, bảo quản

Thân, cành, rễ và hoa cây Sói Rừng thường được thu hái quanh năm. Hoa cây Sói Rừng sẽ được thu hái vào mùa thu, dùng hoa tươi để ướp trà. Rễ Sói Rừng sẽ được thu hoạch khi cây già, rễ cây sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch phơi khô bảo quản trong các túi kín để nơi thoáng mát tránh ẩm mốc sử dụng dần.

Thành phần dược chất

Các nghiên cứu đã cho thấy trong cây Sói Rừng chứa nhiều dược chất có lợi cho sức khỏe như flavonoid, coumarin, axit fumaric, axit succinic, các loại sesquiterpene như beta atractylon, chloranthalactone, istanbul A và 2 sesquiterpene lactone mới là 8beta, 9 alpha-hydroxy eudesman-4, 7 dien-8 alpha, 12-oled và 8beta, 7-dien-8 alpha, 12-oled và 9 alpha-hydroxy lindan-4 cùng nhiều hoạt chất khác có lợi cho sức khỏe.

Vị thuốc trong cây Sói Rừng

Trong Đông y, cây Sói Rừng có vị đắng, cay nồng, tính ấm, hơi độc nhưng sử dụng liều lượng phù hợp sẽ an toàn cho sức khỏe người dùng.

Tác dụng dược lý

Trong Đông y cây Sói Rừng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên thường được sử dụng để giải độc gan hỗ trợ điều trị men gan cao, nóng gan, giải độc rắn cắn giúp tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan. Thảo dược còn có tác dụng hoạt huyết, tăng sản xuất tiểu cầu trong máu giúp lưu thông khí huyết, chống oxy hóa, tiêu viêm nên dùng để hỗ trợ điều trị những bệnh về nhiễm khuẩn, ho, thiếu máu rất tốt.

Một số tài liệu còn ghi chép cây Sói Rừng có tác dụng tiêu u, kháng khuẩn nên thường có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tụy, dạ dày, gan, trực tràng, cuống họng.

soi-rung-2

Lá cây Sói Rừng dùng để sắc thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lao, đau nhức xương khớp, đau lưng, tê mỏi tay chân, gout, ngã gãy xương, tổn thương lục phủ ngũ tạng, đau dạ dày, viêm ruột thừa cấp, kiết lỵ rất hiệu quả.

Tất cả các bộ phận của cây Sói Rừng đều được thu hái để làm thuốc, dược chất có tác dụng giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe hỗ trợ điều trị bệnh thương hàn, phong thấp, đau tức ngực, bỏng,..

Ngoài ra những dược chất của cây Sói Rừng được các nhà khoa học nghiên cứu có khả năng ức chế tụ cầu khuẩn vàng staphylococcus aureus, trực khuẩn mủ xanh bacillus pyocyaneus, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn phó thương hàn salmonella typhosa. Do đó, thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm phổi, thương hàn, viêm phế quản, viêm dạ dày ruột cấp tính hiệu quả lên đến 75-80%.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây Sói Rừng

Bài thuốc hỗ trợ điều trị vết loét hở miệng

Các bạn sử dụng một nắm lá cây Sói Rừng sau đó rửa sạch đem nấu cùng 500ml nước rồi rửa vết thương. Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày, lặp đi lặp lại 2-3 lần/ngày để được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị vết bỏng

Lá Sói Rừng đem phơi khô sau đó giã nát rồi đem trộn với 2 muỗng dầu vừng, trộn đều rồi bôi vào chỗ bỏng. Thực hiện 2 lần/ngày, kiên trì thực hiện vết bỏng sẽ nhanh chóng lành.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị gãy xương, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp

Đối với trường hợp bị gãy xương hoặc đau nhức xương khớp các bạn nên áp dụng bài thuốc trong uống ngoài đắp của cây Sói Rừng để giúp xương nhanh liền đồng thời đau nhức xương khớp lùi xa.

Các bạn sử dụng 15-30g rễ cây Sói Rừng sau đó sắc cùng với 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 500ml thì có thể sử dụng được. Ngoài ra các bạn có thể sử dụng rễ cây Sói Rừng đem ngâm rượu sau đó mỗi ngày sử dụng một ly nhỏ trong bữa ăn hằng ngày.

Bên cạnh đó các bạn sử dụng cây Sói Rừng tươi liều lượng vừa đủ sau đó giã nát trộn với rượu đắp chỗ xương bị gãy hoặc đau nhức, kiên trì thực hiện để bệnh tình nhanh chóng được thuyên giảm.

soi-rung-3

Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau lưng

Sử dụng 10-15g lá cây Sói Rừng rửa sạch đem sắc cùng với nửa nước nửa rượu, chia nước sắc làm nhiều lần uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng để bệnh đau lưng được thuyên giảm, sức khỏe được tăng cường.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm nhiễm cấp tính

Đây là bài thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản, viêm đường ruột cấp tính. Các bạn sử dụng 15-20g cây Sói Rừng khô sau đó đem rửa sạch sắc cùng với 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 500ml thì có thể sử dụng được. Chia nước sắc làm 2 lần sử dụng trong ngày, kiên trì sử dụng liên tục trong 2-3 ngày bệnh tình sẽ chuyển biến tích cực tình trạng đau không còn.

Bài thuốc giúp giải độc gan

Các bạn sử dụng 10-15g cây Sói Rừng khô, đem rửa sạch và hãm cùng 500ml nước sôi, đậy kín nắp đợi 15 phút sau cho thảo dược ra hết dưỡng chất thì có thể sử dụng được. Sử dụng nước trong ngày, kiên trì để có được một lá gan khỏe mạnh.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Sử dụng 20g cây Sói Rừng, 30g cây Xạ Đen tất cả các nguyên liệu đem sao vàng, hạ thổ sau đó sắc cùng với 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 300ml thì có thể sử dụng được. Sử dụng đều đặn và kiên trì để cảm nhận hiệu quả mà thảo dược mang lại cho sức khỏe.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout

Các bạn sử dụng 40g cây Sói Rừng khô, rửa sạch sau đó hòa cùng rượu ấm để uống. Mỗi ngày sử dụng một ly khoảng 40ml trong bữa ăn hằng ngày, kiên trì sử dụng để cảm nhận bệnh gout nhanh chóng được thuyên giảm.

Bên cạnh đó các bạn có thể sử dụng lá Sói Rừng khô đem ngâm cùng rượu trắng 45-50 độ, đợi 3 tháng cho những dưỡng chất có trong cây Sói Rừng được tiết ra hết thì các bạn sử dụng rượu này để xoa bóp cũng phần nào giảm đau nhức do bệnh gout gây ra rất hiệu quả.

Trên đây là những kiến thức chia sẻ về cây Sói Rừng. Hy vọng những kiến thức về cây Sói Rừng phần nào giúp ích cho các bạn.

Chúc các bạn sử dụng cây Sói Rừng hiệu quả!

Xem thêm: Cây Lược Vàng – Công dụng, cách dùng

Từ khóa » Cách Sử Dụng Lá Sói Rừng