Cây Sử Quân Tử, Dùng Trị Giun đũa, Cảm Tích, Trị Trẻ Em Gầy Còm, Chậm ...

Nội dung chính

  • Cây Sử quân tử là gì?
  • Phân bố:
  • Bộ phận dùng:
  • Thành phần hóa học:
  • Tác dụng – công dụng chung của cây Sử quân tử:
  • Một số nghiên cứu khoa học về cây Sử quân tử:
  • Một số bài thuốc có cây Sử quân tử:
  • Lưu ý:

Cây Sử quân tử là gì?

Sử quân tử còn được gọi với nhiều tên khác trong y cổ truyền như Dây sử quân tử, hoa sử quân tử, cây hoa giun, dây giun, dây trang leo. Tên Khoa Học là FructusQuisqualis Indica L, thuộc Họ Bàng (tên danh pháp khoa học là Combretaceae).

Cây leo mọc thành bụi, cành vươn dài. Lá mọc đối hình trứng dài, đầu dài nhọn. Hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu trắng sau chuyển sang hồng. Qủa hình trám có 5 – 7 cạnh lời cứng, chứa một hạt hình thoi. Cây mọc hoang ở miền núi và đucợ trồng làm cảnh.

Phân bố:

Cây Sử quân tử được trồng chủ yế ở các tỉnh miền Trung trở ra Bắc của nước ta. Ngoài ra chúng còn được trồng nhiều ở các hộ gia đình mang ý nghĩ làm cảnh, trang trí sân vườn.

Cây Sử quân tử, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Cây Sử quân tử, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Bộ phận dùng:

Bộ phận dùng làm thuoocs của cây Sử quân tử là hạt (Semen Quisqualis) thu hái vào mùa thu lúc quả già, đập bỏ vỏ lấy nhân phơi hoặc sấy khô độ ẩm không quá 13%, hạt teo đen không quá 15%, gọi là Sử quân tử.

Thu hoạch vào khoảng tháng 9 – 10 hoặc có thể cả mùa đông, lúc trời khô ráo. Lựa chọn những quả đã già, loại vỏ cứng nâu đen, nhân trắng, mầu vàng nâu, có nhiều dầu, không vụn nát, không teo, không thối đen.

Thành phần hóa học:

Nhân hạt có dầu béo màu xanh gồm acid myristic, palmaitc, staric, oleic, linoleic muối kali của acid quisqualic, trionelllin, phytosterol.

Tác dụng – công dụng chung của cây Sử quân tử:

Tô mộc, chữa lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, trị đau do phong thấp Cây Tô mộc là gì? Cây Tô mộc còn được gọi với những tên gọi khác là Vang... Xem thêm...

Chữa trị giun đũa, cảm tích, trẻ em gầy còm, bụng ỏng, chập lớn.

Theo đông y:

Theo Đông y, sử quân tử tử vị ngọt, tính ôn, không có độc, vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng kiện tỳ vị, trừ thấp nhiệt, trị trẻ nhỏ bị bệnh ngứa ngoài da, sát trùng, tiêu tích, bụng đau, trẻ nhỏ bị cảm tích, khó tiêu, đầy bụng, tả, lỵ, tiểu đục,… .

Nhân hạt Sử quân tử ( sử quân tử) cắt bỏ hai đầu bóc màng (tránh nấc) dùng tươi hoặc sao vàng, người lớn 10 – 20 g/lần, trẻ em – 8 g/lần tùy theo tuổi của rẻ em dễ bị giun đũa.

Chữa tỳ vị hư yếu, da vàng, bụng ỏng của trẻ em, ngày dung 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 2 – 4g.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Sử quân tử:

Theo kết quả nghiên cứu của cố Giáo sư Đỗ Tất Lợi, cả lá, cành, hoa của cây đều có tác dụng tẩy giun.

Năm 1935, Perrier đã sử dụng nước sắc từ cây Sử quân tử ở Việt Nam để thí nghiệm trên giun đất đã nhận thấy: giun đã chịu tác động của nước sắc Sử quân tử làm dẫy dụa, sau đó làm tê liệt các bộ phận, da bong ra, mầu nhợt nhạt, hôn mê.

Năm 1947, Chu Đình Xung đã thí nghiệm so sánh tác dụng của dung dịch nướcSử quân tử 10%, dung dịch nước tro Sử quân tử 10% và với dung dịch 0,5% Kali Clorua trên giun đất đều thu được kết quả giống nhau, vì vậy các tác giả kết luận rằng hoạt chất của Sử quân tử là muối Kali chứa trong Sử quân tử.

Năm 1948, sau nghiên cứu của Ngô Vân Thùy đã đưa ra kết luận rằng Sử quân tử có tác dụng diệt giun mạnh.

Năm 1950, Hồ Mông dùng cồn chiết Sử quân tử đã thực nghiệm trên giun đất thấy dịch chiết bằng cồn 950 không có tác dụng, dịch chiết bằng cồn 500 và nước hơi có tác dụng ức chế và gây mê.

Năm 1958, Đỗ Tất Lợi dùng Sử quân tử sau khi sơ chế, cho ăn sống hoặc sắc lấy nước uống đều thấy có gây nấc. Ngoài ra, nước sắc toàn quả có bóc vỏ hoặc không bóc vỏ vẫn có kết quả diệt giun (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Một số bài thuốc có cây Sử quân tử:

Chữa suy dinh dưỡng, tiêu chảy do giun:

Sử quân tử, sơn dược, đậu ván trắng, thần khúc mỗi vị cân lấy 80g + hoàng liên 4g + Sơn tra, Bạch đậu khấu mỗi vị 40g + binh lang 20g + Ngân sài hồ, Mạch nha mỗi vị 6g + Lô hội 5g. Cho tất cả các vị đi tán nhỏ, làm thành viên hoàn khoảng 4g, mỗi lần dùng 1 – 2 viên hoàn.

Chữa trẻ tiêu hóa kém do nhiễm giun:

Sử quân tử 40g + thóc ngâm nảy mầm 10g. Đem hai vị trên đi sao vàng, tán thành bột mịn, thêm vào lượng mật ong vừa đủ, cho trẻ ăn ngày 1 – 2 thìa cà phê, cho ăn sau bữa ăn.

Chữa giun đũa, giun kim:

Lấy 6 – 12g hạt sử quân tử đã bóc vỏ, có thể rang hoặc sắc lấy nước uống, dùng trước khi đi ngủ. Mỗi ngày 1 lần, sử dụng liên tục trong 3 ngày.

Trị trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy, đi phân lỏng:

Sử quân tử, kha tử mỗi vị 12g + Hậu phác 8g + Trần bị 6g + Cam thảo 4g. Cho tất cả các vị trên vào sắc lấy nước uống.

Chữa đau nhức răng:

Sử quân tử 10 quả đập nát, thêm vào khoảng 200ml nước, bắc bếp sắc đến sôi, tiếp tục sắc trong khoảng 15 phút. Dùng nước sắc này để ngậm.

Lưu ý:

  • Người tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều. Muốn bài thuốc đạt hiệu quả cao cần có tư vấn của lương y uy tín.
  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Xem thêm: Cây tô mộc!

Báo cáo nội dung không chính xác - Miễn trừ trách nhiệm

Từ khóa » Sử Quân Tử Dược Liệu