Cây Tầm Bóp Có Công Dụng Chữa Ung Thư Và Một Số Lưu ý Khi Sử Dụng

Cây tầm bóp có tên khoa học là Physalis angulata

Cây tầm bóp

Cây tầm bóp

Đặt lịch

Cây tầm bóp là một loài cây mọc hoang ở các bờ ruộng, bãi cỏ, đất trống trên khắp nước ta, đặc biệt là ở các vùng quê. Nó được xem là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền nhờ vào công dụng chữa trị được bệnh tiểu đường và một số bệnh ung thư.

Cây tầm bóp có tên khoa học là Physalis angulata
Cây tầm bóp có tên khoa học là Physalis angulata

1/ Tên gọi, chủng loại

Tên gọi khác: cây lồng đèn, lu lu cái, thù lù cạnh, bôm bốp.

Tên khoa học: Physalis angulata.

Họ: cây thuộc họ Cà có pháp danh khoa học là Solanaceae.

2/ Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Tầm bóp là một loại cây thân thảo thường có chiều cao từ 50 -90cm, thân có góc phân thành nhiều cành nhỏ. Lá cây mọc so le, có hình bầu dục dài từ 30 – 50mm, rộng chừng 20 – 40mm, mỗi lá có cuống dài từ 15 – 30mm.

Hoa tầm bóp mọc đơn độc, có cuống mảnh dài khoảng 1cm. Mỗi bông hoa thường được chia ra làm 5 thùy, có cánh hoa màu vàng hoặc màu trắng, ở mỗi gốc hoa có điểm thêm những chấm màu nâu.

Quả tầm bóp có màu xanh lúc non và khi chín có màu đỏ, mỗi quả dài chừng 3 – 4cm, rộng chừng 2cm được bao trùm bên ngoài như một cái lồng đèn, chứa nhiều hạt bên trong. Khi bóp vỡ quả ra sẽ nghe một tiếng bộp. Cây thường ra hoa kết quả quanh năm.

Phân bố

Cây tầm bóp thường mọc hoang trên khắp nước ta ở những khu vực như bờ ruộng, bãi cỏ, khu vực đất trống.. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở ven rừng ở độ cao dưới 1.500m so với mặt nước biển.

3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận sử dụng: toàn bộ cây gồm lá, thân, quả.

Thu hái: cây có thể được thu hái quan năm bằng cách cắt toàn bộ thân cây về làm thuốc.

Chế biến: cây sau khi được thu hái về đem đi rửa thật sạch rồi đem đi phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra, cây còn có thể dùng tươi trực tiếp.

Bảo quản: dược liệu tầm bóp sau khi phơi khô nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị ẩm mốc.

4/ Thành phần hóa học

Trong cây tầm bóp bao gồm các dưỡng chất như: năng lượng, calo, protein, cacbohydrat, đường, chất béo, chất xơ, nước và một số khoáng chất như vitamin C, lưu huỳnh, kẽm, natri, magie, canxi, photpho, clo.

Ngoài ra, nó còn chứa các hoạt chất khác như anthocyanin, physalin A-D, F, L-O, physagulin A-G và các alcaloid.

5/ Tính vị, quy kinh

Cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, không độc. Quả tầm bóp có vị chua, tính bình.

Quy kinh vào kinh bàng quang và kinh tâm.

Tất cả các bộ phận của cây đều có thể làm dược liệu
Tất cả các bộ phận của cây đều có thể làm dược liệu

6/ Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Theo Thạc sĩ Nguyễn Đặng Toàn Chương công tác tại Sở khoa học và công nghệ Gia Lai phân tích các hàm lượng dinh dưỡng bên trong quả tầm bóp cho thấy nó có thể giúp cho những người làm việc trên sông nước tránh được tình trạng thiếu vitamin C gây chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương và các vết tím trên da.

Quả tầm bóp còn được sử dụng để phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận như sỏi thận, sỏi bàng quang, chữa bệnh gút…

Bên cạnh đó, cây còn có một số tác dụng như: kháng khuẩn, chống ung thư, chống đông máu, chống ung bướu, hạ đường máu, hạ huyết áp.

Theo y học cổ truyền

Trong Đông Y, cây tầm bóp có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết.

Chủ trị các chứng bệnh như cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, nôn mửa, nấc, trị đái tháo đường.

7/ Liều dùng, cách dùng

Ở dạng khô: mỗi ngày dùng 20 – 40g dược liệu tầm bóp sắc nước hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Ở dạng tươi: mỗi ngày dùng 40 – 80g cây tươi đem giã vắt lấy nước cốt để uống, bã dùng để đắp ngoài. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng để nấu nước rửa.

8/ Bài thuốc từ cây tầm bóp

Trị ho khan, ho có đờm

Tầm bóp tươi 70g hoặc tầm bóp khô 30g, củ mạch môn khô 15g đem đi đun lấy nước uống hằng ngày.

Trị ung thư

Tầm bóp khô 30g, cây xạ đen 40g đun sôi với 1,5 lít nước đến khi cạn còn 700ml thì chia ra uống trong ngày.

Trị tiểu đường

Dùng 30g rễ tầm bóp tươi hoặc 15g rễ khô đem đi đun nước uống hằng ngày.

Trị mụn nhọt

Dùng cây tầm bóp tươi đem giã rồi vắt lấy nước để uống hằng ngày, bã cây đang đắp ngoài da.

Trị nhọt vú, đinh độc

Dùng 40 – 80g tầm bóp tươi đem đi giã nát vắt lấy nước uống còn bã đem đi đắp ngoài. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với việc nấu nước cây tầm bóp để rửa hằng ngày.

Trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu, bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm

Dùng tầm bóp tươi từ 50 – 100g hoặc tầm bóp khô từ 15 – 30g đem đi sắc lấy nước uống trong ngày.

Trị đái tháo đường

Dùng rễ cây tầm bóp tươi từ 20- 30g đem nấu với tim lợn và chu sa để ăn. Liều lượng dùng là hai ngày một lần, thực hiện từ 5 – 7 lần.

Trị ung thư tử cung, họng, phổi, đại tràng

Dùng tầm bóp tươi 100g hoặc tầm bóp khô 30g, bạch truật 20g, cát cánh 10g, mạch môn 10g, huyền sâm 10g, hoàng cầm 10g, cam thảo 4g.

Đem các dược liệu đi rửa sạch, chặt nhỏ rồi sắc với 4 chén nước. Đến khi nước cạn còn 2 chén thì đem chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi đợt uống liên tục từ 15 – 20 ngày, cách 10 ngày dùng thêm đợt tiếp theo.

9/ Lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp

Có một loại cây thuộc họ cà có tên là cây lu lu đực rất giống với cây tầm bóp nên bạn cần cẩn thận để không bị nhầm lẫn. Cây lu lu đực là loài cây có quả hình tròn như quả cà, thân cây mỏng hơn tầm bóp, lá không có vị đắng nhưng lại có độc khi dùng tươi. Chính vì vậy khi thu hái nên cẩn thận và phân biệt được hai loại cây này.

Cây lu lu đực khá giống với cây tầm bóp
Cây lu lu đực khá giống với cây tầm bóp

Trên đây là một số thông tin về cây tầm bóp bạn có thể tham khảo qua. Nếu bạn muốn áp dụng các bài thuốc từ cây tầm bóp hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Từ khóa » Cách Sử Dụng Cây Tầm Bóp