Cây Tầm Vông Có đặc điểm, Nguồn Gốc Và ứng Dụng Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Trong họ hàng nhà tre thì cây tầm vông được xem là khá khác biệt và có sự pha trộn giữa tre và trúc. Một loại cây có sức sống mãnh liệt, thích nghi với mọi chất đất và khả năng tồn tại tốt. Tầm vông có rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Hãy cùng Tre Trúc Thái Dương tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm và ứng dụng của cây tầm vông nhé!
Cây tầm vông là cây gì?
Cây tầm vông hay trúc Thái, trúc Xiêm La (danh pháp hai phần: Thyrsostachys siamensis, là một loài trong phân họ Tre (Bambusoideae) của họ Hòa thảo (Poaceae). Khu vực phân bố cây từ Thái Lan, Myanmar tới miền nam Việt Nam.
Đặc điểm hình thái cây tầm vông
Thân
Thân tầm vông có kích thước chiều cao từ 6-14m khi đã trưởng thành. Không có gai nhọn như tre và ít cành hơn với các loại tre trúc khác. Đường kính thân của cây từ 2-7cm. Thân cây tương đối thẳng điều, ít cong vênh.
Xem ngay: Vựa tầm vông giá rẻ uy tín tại TPHCM.
Đốt
Tùy vào thổ nhưỡng tại vùng đất trồng cây tầm vông mà sẽ những kích thước đốt khác nhau. Đốt cây tầm vông sẽ có kích thước càng lớn khi tiến về phần thân cây và nhỏ dần về phía ngọn. Phần gốc của cây thường đốt sẽ có kích thước ngắn từ 7-12 cm. Với những nơi có điều kiện chất đất tốt, cây tầm vông phát triển tốt thì đốt cây có thể đạt kích thước từ 20- 40 cm ở phần thân cây.
Măng
Măng tầm vông có kích thước khá nhỏ nhưng đặc ruột, màu trắng ngà, ngọt giòn và có vị đắng nhẹ. Măng tầm vông thường được chế biến thành các món xào, món kho có hương vị rất khác biệt mang đậm chất miền Tây.
Măng của cây tầm vông được người dân miền Tây đây tận dụng làm món ăn hàng ngày. Chứ không bán ra ngoài thị trường do măng tầm vông rất ngon giòn ngọt và ít có vị nhẫn đắng như măng tre khác. Chỉ có những địa phương có trồng tầm vông mới có thể thưởng thức được loại măng đặc sản này mà thôi. Một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho người dân miền Nam bao đời nay.
Lá
Gồm có 2 loại lá: lá mo quanh đốt và lá trên cành.
- Lá mo (mo nang): đặc điểm chung của phân họ Tre đều có lá mo quanh thân đốt. Tầm vông thì lá mo có thời sống lâu hơn trên thân, bộ phận bẹ mo ôm chặt. Đây là một đặt điểm riêng của tầm vông để nhận điện cây. Lá mo hình thành theo măng non, mỗi lá mo gồm phần bẹ, phiến và các bộ phận phụ. Lá mo gốc ngắn hơn so với lá mo trên thân trên của tầm vông, có lông mịn, màu nâu.
- Lá trên cành: có khoảng từ 6-10 lá trên một cành cây. Mỗi lá gồm có 3 bộ phận chính: bẹ, cuống và phiến lá. Bẹ lá ôm chặt lấy cành, xếp cùng lên nhau. Phiến lá thon dài nhỏ, trên đó có một gân chính và nhiều gân nhỏ khít nhau, chạy song song theo chiều dài phiến lá và tụ dần ở chóp lá. Mép lá tầm vông có nhiều gai nhỏ khi nhìn kỹ và chạm vào.
Nguồn gốc xuất xứ cây tầm vông
Có nguồn gốc ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam thường được trồng tại các vùng cao như Bình Phước và khu vực bẩy núi An Giang, Kiên Giang.
Đây là loài chịu hạn tốt, nó có thể sinh trưởng tốt ở điều kiện lượng mưa dưới 1.000 mm/năm. Thân cây trưởng thành đạt kích thước khoảng 6–14m, đường kính 2–7cm. Gần như đặc ruột phần gốc, rỗng dần về ngọn và rất cứng, không gai nhọn. Lá nhỏ, dài từ 7–14cm, rộng từ 5–7 mm. Tầm vông thường mọc thành bụi nhỏ có đường kính từ 3-4m và mật độ cây từ 20-30 cây.
Ứng dụng tầm vông
Mang trong mình những đặc điểm của tre trúc: thân thẳng, cứng, đặc ruột, độ bền cao, dễ uốn cong và chịu lực tốt. Nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào từ các các tỉnh phía Nam như Tây Ninh, Tiền Giang, An Giang với số lượng lớn quanh năm. Trồng tầm vông cũng mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân tại địa phương.
Xem thêm: Khai thác tầm vông và những công đoạn uốn tầm vông trên lửa.
Những ứng dụng của cây tầm vông trong đời sống hiện nay:
– Làm đồ thủ công mỹ nghệ, sản xuất thang tre, làm bàn ghế vật dụng nội thất trong gia đình.
– Dựng chòi nghỉ mát, kết be nuôi thủy sản, làm giàn trồng các loại rau củ quả.
– Làm vật liệu xây dựng bằng cây tầm vông đặc biệt sử dụng cây tầm vông làm nguyên liệu trong xây dựng như: làm hàng rào tre trang trí, thi công ốp vách tre tầm vông, thi công nhà tre trang trí hay thi công khách sạn, khu nghỉ dưỡng sinh thái,…
Tham khảo: Cách nhân giống và chăm sóc 2 giống tầm vông mỡ và tầm vông nứa.
Kết luận
Từ những kiến thức chia sẻ từ bài viết phía trên đến với các bạn đọc gần xa. Với mong muốn giúp các bạn hiểu biết thêm về tầm vông, những ứng dụng và giá trị kinh tế mà cây tầm vông mang lại.
5/5 - (1 đánh giá)Bài viết liên quan:
- Khai thác tầm vông và các bước uốn tầm vong trên lửa
- Nhân giống và chăm sóc 2 giống tầm vông mỡ và tầm vông nứa
- Cây guột (cỏ tế): đặc điểm và ứng dụng
- Cây tre: đặc điểm, phân bố, công dụng và ý nghĩa
- Cây mây có mấy loại? Đặc điểm, ứng dụng, trồng và chăm sóc
- Cây đước là cây gì? Đặc điểm phân bố và ứng dụng của cây đước
- Phân biệt sự khác nhau giữa tấm cót ép tre và cót tre
Bài viết mới nhất:
Trang trí ban công gần gũi với thiên nhiên bằng vật liệu tre trúc Trang trí hang đá noel độc đáo bằng vật liệu mây tre lá Trang trí ngày Tết truyền thống bằng nguyên liệu mây tre lá Chiếc gùi tre là gì? Đặc điểm, công dụng và ý nghĩa gùi tre Bồ lúa là gì? Đặc điểm và công dụng như thế nào? Cần xé: nguồn gốc, phân loại, công dụng và cách đan- Tìm kiếm:
- Đăng nhập
Đăng nhập
Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *
Mật khẩu *
Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Từ khóa » Trồng Tre Tầm Vông
-
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TẦM VÔNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
-
Kỹ Thuật Nhân Giống Trồng, Chăm Sóc Cây Tầm Vông đạt Hiệu Quả Cao
-
Cách Nhân Giống, Trồng Và Chăm Sóc Cây Tầm Vông Mỡ Và Tầm Vông ...
-
Nhân Giống, Trồng Và Chăm Sóc Giống Cây Tầm Vông Mỡ Và Tầm Vông ...
-
Trồng Tầm Vông, Cây Dại, Long “khùng” Kiếm Hơn 200 Triệu đâu Khó
-
Vườn Tầm Vông đã Thu Hoạch Nhiều Năm, Loại Cây ít Tốn Công Chăm Sóc
-
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TRE TẦM VÔNG | CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP
-
Tư Vấn - Cây Tre Tầm Vông
-
Đặc điểm, Công Dụng, Mua-Bán Cây Tầm Vông - Xưởng Tre Trúc
-
Giá Bán, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Tầm Vông
-
Giống Cây Tầm Vông Trồng 1 Lần Thu Hoạch Lâu Dài Nhẹ Công Chăm Sóc
-
Tre Tầm Vông Và Những Lợi ích Không Thể Bỏ Qua
-
Sổ Tay Kỹ Thuật Trồng Cây Tầm Vông
-
Cây Tầm Vông Mới 100%, Giá: 50.000đ, Gọi - MuaBanNhanh