Cây Thần Của Giới Nhậu? - Công An Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
Không khó để tìm đọc những dòng quảng cáo "mùi mẫn" như có khả năng chữa tiểu đường, tăng "sức khỏe" sinh lí, và dân nhậu coi như bảo bối khi ăn một trái sẽ nhậu không bao giờ say v.v… Không biết có phải vì thế hay không mà mỗi trái thần kì được "săn lùng" với giá 12USD/trái (tương đương khoảng hơn 200.000 VND). Vậy cây thần kì thực chất ra là như thế nào?
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì: Cây kỳ diệu, danh pháp khoa học Synsepalum dulcificum, có thân tiểu mộc, sau 10 năm sinh trưởng có thể cao 6m. Quả khi chín có màu đỏ và mau hỏng dù được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Tên cây được gọi là kỳ diệu, vì quả của nó khi nếm sẽ làm cho các vị khác như chua, đắng đều bị biến đổi thành vị ngọt.
Tên địa phương của cây là taami, asaa và ledidi. Thành phần chính của cây là miraculin. Về "tiểu sử" của cây thì, năm 1725, có một nhà thám hiểm người Pháp Des Marchais sau khi đi khảo sát vùng Tây châu Phi về, đã viết về tập tục kỳ lạ của thổ dân vùng này. Các thức ăn của họ đều rất chua và không hề có đường.
Tuy nhiên, sau khi nhai một loại trái cây có màu đỏ thì các vị chua này đã trở thành ngọt lịm mà không cần phải bỏ thêm đường. Đến năm 1852, cây mới được TS. W.F. Daniel mô tả tỉ mỉ về đặc tính kỳ lạ này và định danh là Synsepalum dulcificum, họ Sapotaceae (Pharmaceutical Journal, vol.IX, 1852). Và đồng thời, đặt tên là "cây kỳ diệu".
Miraculin được trích ly đầu tiên bởi GS. Kenzo Kurihara và TS. Lloyd Beidler, đại học Florida năm 1968. Sau đó, tính chất miraculin được làm rõ năm 1989.
Theo dự đoán, Miraculin sẽ chiếm được thị trường trong tương lai như chất tạo ngọt không calori dùng trong công nghiệp thực phẩm thay thế cho các chất nhân tạo nhiều độc hại ứng dụng trong lãnh vực phòng bệnh tiểu đường, giảm cân. Thậm chí, một tiệm cà phê ở Tokyo đã cho khách thưởng thức món cà phê miraculin mà không cần dùng đường hoặc chất tạo ngọt tổng hợp. Giá ly cà phê này hơi đắt (khoảng 15 USD). Hiện nay các nhà khoa học Nhật Bản đang có dự tính ghép gen miraculin vào cây rau diếp để sản xuất đại trà sau khi thí nghiệm ghép gen miraculin trên vi khuẩn E. coli bị thất bại.
Còn tại Việt Nam, những thông tin về cây thần kì khá "đơn giản": Trái có vị ngọt, chua, chát lẫn lộn. Cây dễ trồng như cây mai, chỉ cần để ngoài nắng, tưới nước đều đặn là cây phát triển tốt. Bên cạnh đó là, "trái thần kỳ" có công dụng trị tiểu đường và cao huyết áp.
Chẳng hạn, người bị bệnh tiểu đường, mỗi ngày ăn 1 - 2 trái sẽ không còn cảm giác thèm ngọt và có thể thoải mái ăn các loại trái cây có vị chua. Sau khi ăn trái này, trong vòng 30 - 60 phút thì nếu ăn bất cứ thức ăn gì có vị chua, hơi đắng đều thành ngọt.
Chẳng hạn: Chanh ngọt như kẹo; nước cam, nước chanh không đường có vị ngọt rất ngon... Một số người còn cho rằng người tiểu đường và ăn kiêng có thể sử dụng trái mà không cần đường, thậm chí còn tốt cho bệnh nhân ung thư bởi làm lấp đi vị kim loại trong miệng do hóa trị liệu.
Khi phóng viên của Cảnh sát Toàn Cầu liên hệ với một người rao bán trái thần kì trên mạng qua nick YM hiemvn@yahoo.com thì những thông tin đưa ra khá "cầm chừng". Khi được hỏi vì sao trái cây thần kì tốt thế mà chưa có bất cứ một sự cho phép hoặc một công trình nghiên cứu nào tại Việt Nam để quảng bá cho trái cây cũng như tạo sự yên tâm với người sử dụng thì người bán trả lời bằng một đoạn trong bài viết của một tờ báo đã ấn bản cách đây khá lâu với nội dung: Hiện nay, theo Cục Quản lý dược và thực phẩm của Mỹ (FDA), những chế phẩm có liên quan đến quả thần kỳ đều được dán nhãn là nhóm "thực phẩm bổ sung" (dietary supplement) thay vì "chất làm ngọt" (sweetener).
Hiện tại, cây này chưa có trong danh mục của cây trồng Việt Nam. Khi phóng viên đề cập về chức năng pháp lý của việc xin kiểm duyệt cũng như có khó khăn gì trong việc xin kiểm duyệt những thông tin luôn ở dạng "trôi nổi" trên mạng internet thì người bán không trả lời.
Xin giải tỏa những thắc mắc của người viết cũng như bạn đọc bằng ý kiến của một người nghiên cứu khoa học. Đó là ý kiến của Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Đỗ Phương Thảo thuộc Bệnh viện Y học nhiệt Đới TP HCM: "Cơ chế hoạt động của cây thần kì thực chất ra cơ chế "ức chế cạnh tranh" bằng cách gắn kết các chủ thể chua trên bề mặt gai lưỡi làm cho những gai lưỡi cảm nhận vị chua bị "bao bọc" bằng vị ngọt dịu nhẹ nên người nếm không còn cảm thấy vị chua như đúng ra phải thế.
Nó chỉ tồn tại được từ 15 đến 60 phút, sau đó cơ chế hoạt động của các gai lưỡi trở lại cảm giác ban đầu. Nói về chức năng chữa bệnh đái tháo đường thì cũng chưa có nghiên cứu, công trình khoa học cụ thể nào nhắc tới cây thần kì như một phương thuốc chữa bệnh đái tháo đường.
Ở đây, cây thần kì chỉ có tác dụng "đánh lừa" vị giác của người nếm và làm giảm lượng đường vào cơ thể - một điều quan trọng đối với cơ thể của bệnh nhân đái tháo đường. Tương tự như vậy là với bệnh tăng huyết áp. Lời khuyên là không nên quá lạm dụng khi chưa có một bằng chứng khoa học xác minh nào về cây thần kì bởi cái gì lạm dụng quá cũng có thể sẽ không tốt"
Từ khóa » Cây Kỳ Diệu Là Gì
-
Cây Thần Kỳ | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Cây Kỳ Diệu - VUSTA
-
Kỳ Diệu Thứ Quả Có Tên Gọi "thần Kỳ", Mang Năng Lực Biến Tất Cả Mọi ...
-
Thần Kỳ (cây) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Thần Kỳ: Dược Liệu "kỳ Lạ" Với Khả Năng đánh Lừa Vị Giác
-
Cây Thần Kỳ // Cây Kỳ Diệu // Cây Làm Thay đổi Vị Giác // LH: 0988988097
-
Cây Thần Kỳ - Khả Năng đánh Lừa Vị Giác Có Một Không Hai
-
Kỳ Diệu Loài Cây 'trở Về Từ Cõi Chết' - Báo Tuổi Trẻ
-
Vài điều Về “cây Thần Kỳ” Có Thể Biến Mọi Vị Thành Vị Ngọt - Vuki Garden
-
Trái Thần Kỳ Là Trái Gì? Công Dụng, Mua ở đâu Và Giá Thành?
-
Giải Mã Thứ Quả "thần Kỳ" Với Khả Năng đánh Lừa Vị Giác | Báo Dân Trí
-
Quả Thần Kỳ ở Việt Nam - Yuin
-
Cây Thần Kỳ Có Tác Dụng Chữa Bệnh Không? - AVi Việt Nam