Cây Thảo Quả (tò Ho)

Dược liệu Cây thảo quả (tò ho) cây thảo quả (tò ho) dùng chữa các chứng bệnh do lạnh, đau tức ngực, ăn uống không tiêu, nóng ít rét nhiều.

thao-qua

Tên khoa học của cây thảo quả:

Amomum tsao – ko Crévost et Lemarié,

họ Gừng (Zingiberaceae).

Tên khác: Đò ho – Tò ho – Mac hâu

Bộ phận dùng của cây thảo quả:

Quả chín của cây thảo quả.

Mô tả cây thảo quả:

Cây thảo quả là một cỏ sống lâu năm, thân rễ mọc ngang. Lá đơn, mọc so le, gân lá hình lông chim, lá màu lục sẫm, mép nguyên. Hoa tự thành bông, mọc từ gốc, hoa màu trắng ngà. Quả chín có màu đỏ nâu, khi khô nứt, hình cầu dài, vỏ ngoài có nếp nhăn, song song theo chiều dọc, trong chứa độ 50 hạt, rất thơm.

Cây thảo quả mọc hoang và được trồng nhiều ở Lào Cai, Hà Giang.

Thu hái chế biến:

Khi quả chín thì hái về phơi hoặc sấy nhẹ cho khô.

Thành phần hóa học của tò ho:

tinh dầu thơm, vị nóng cay, dễ chịu. Hoạt chất hiện nay chưa rõ.

Công dụng của tò ho:

Dùng chữa các chứng bệnh do lạnh, đau tức ngực, ăn uống không tiêu, nóng ít rét nhiều.

Liều dùng: 2,5-5g, tán bột hay sắc uống.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, mát

Bài khác
  • Cây lá dong (Cây dong) (03/09/2015)
  • Tang diệp (Lá dâu tằm) (03/09/2015)
  • Tang bạch bì (Vỏ rễ cây dâu tằm) (03/09/2015)
  • Tang chi (Cành cây dâu tằm) (03/09/2015)
  • Tang thầm (quả cây dâu tằm) (03/09/2015)
  • Tang ký sinh (Tầm gửi cây dâu tằm) (03/09/2015)
  • Những cây thuốc, vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu (03/09/2015)
  • Thục địa hoàng (Sinh địa khô nấu chín) (03/09/2015)
  • Sinh địa tươi (Tiên địa hoàng) (03/09/2015)
  • Sinh địa khô (Can địa hoàng) (03/09/2015)

Từ khóa » Trái Tò Ho