Cây Thiết Mộc Lan: Ý Nghĩa Và Vị Trí đặt Theo Phong Thủy - CafeLand

Cây Thiết Mộc Lan

Cây Thiết Mộc Lan hay còn được gọi là cây Phát Tài, cây Phất Dụ thơm, được phân biệt dựa trên màu xanh của lá cây gồm loại lá xanh hoàn toàn và loại lá xanh có sọc vàng. Cây được phân làm hai loại là Thiết Mộc Lan gốc và Thiết Mộc Lan khúc.

Cây thiết mộc lan

Thiết Mộc Lan gốc là cây chỉ có một gốc với các nhánh cây vươn lên.

Giá cây Thiết Mộc Lan gốc to: Tùy kích thước khác nhau, giá cây Thiết Mộc Lan gốc dao động từ 100.000 - 2.000.000 đồng. Bạn cũng có thể mua những chậu cây thiết mộc lan mini để bàn với giá từ 50.000 - 150.000 đồng, trang trí cho bàn làm việc,...

Cây Thiết Mộc Lan khúc

Thiết Mộc Lan khúc có phần thân được cưa thành nhiều khúc có chiều cao khác nhau rồi ghim xuống đất. Sau đó, gốc và rễ sẽ đâm chồi mới.

Thông thường, các gia đình thường chọn loại cây Thiết Mộc Lan khúc vì sự phân tầng cao thấp tượng trưng cho các cấp bậc khác nhau với mong muốn thăng tiến trong công việc, kinh doanh thuận lợi.

Cây Thiết Mộc Lan lá sọc vàng: Lá thuôn dài, bản rộng, nhẵn bóng, màu sẫm, mép nguyên và có những sọc màu nhạt ngả vàng ở phần trung tâm lá. Hoa thiết mộc lan có màu trắng hoặc nâu tím, kết chùm và mang hương thoang thoảng. Thích nghi tốt với nhiều môi trường khác nhau, tuy tốc độ sinh trưởng tương đối chậm, nhưng sống khỏe và sống lâu.

Cây Thiết Mộc Lan lá nhỏ: khá dễ trồng và chịu được ánh sáng thấp và thiếu nước, nên sống tươi tốt quanh năm, trang hoàng không gian sống trong nhà hay văn phòng của bạn. Loại cây này có khả năng loại bỏ độc tố, thanh lọc không khí, giúp cải thiện sức khỏe cho bạn và cả gia đình.

Tác dụng của cây Thiết Mộc Lan

- Thanh lọc và điều hòa không khí khá tốt: các chất không an toàn trong không khí như: Cacbon monoxit, benzen, formaldehyde,... đều bị loại bỏ nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.

- Trồng cây thiết mộc lan trong nhà sẽ giúp cho sức khỏe các thành viên trong gia đình tốt hơn rất nhiều, trạng thái tinh thần được duy trì ổn định, sảng khoái và sản sinh ra nhiều nguồn năng lượng tích cực.

Ý nghĩa phong thủy của cây Thiết Mộc Lan

Theo phong thủy, Thiết Mộc Lan được cho là mang đến may mắn cho gia chủ về tài lộc và tiền bạc, nhất là khi cây ra hoa báo hiệu tiền tài sắp đến.

Khi mua cây Thiết Mộc Lan, người ta thường tính theo số cành hoặc chậu. Trong đó, 2 cành thì tượng trưng cho sự vẹn tròn, may mắn trong tình yêu; 3 cành tượng trưng cho hạnh phúc; 5 cành đại diện cho sức khỏe; 8 cành cho phát tài phát lộc và 9 cành cho hạnh phúc viên mãn, tài lộc dồi dào… Do đó, khi mua thiết mộc lan về trồng, tùy vào mong muốn của mỗi người mà lựa chọn số cành phù hợp.

Ngoài ra, nếu đặt cây theo hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà, cây sẽ đại diện cho hành Mộc mang lại may mắn cho gia chủ.

Cây Thiết Mộc Lan hợp với tuổi gì?

Hợp với những người mệnh Mộc, mệnh Hỏa nên những người thuộc hai mệnh này, bất kể cầm tinh con giáp nào đều thích hợp trồng cây Thiết Mộc Lan.

>> Xem thêm Cây thiết mộc lan hợp tuổi gì, mệnh gì?

Vị trí đặt cây Thiết Mộc Lan

Bộ đôi cây Thiết Mộc Lan được đặt ở cửa phòng làm việc.

Bộ đôi cây Thiết Mộc Lan được đặt ở cửa phòng làm việc.

Cây Thiết Mộc Lan được đặt dọc lối đi của văn phòng làm việc.

Cây Thiết Mộc Lan được đặt dọc lối đi của văn phòng làm việc.

Cây Thiết Mộc Lan được đặt ở khu vực sảnh chờ thang máy của nhà hàng, khách sạn.

Cây Thiết Mộc Lan được đặt ở khu vực sảnh chờ thang máy của nhà hàng, khách sạn.

Cây Thiết Mộc Lan được đặt ở phía trước cửa sổ nhà giúp mang lại phong thủy tốt.

Cây Thiết Mộc Lan được đặt ở phía trước cửa sổ nhà giúp mang lại phong thủy tốt.

Nhiều gia đình của lựa chọn cây Thiết Mộc Lan để mang lại không gian xanh cho ngôi nhà.

Nhiều gia đình của lựa chọn cây Thiết Mộc Lan để mang lại không gian xanh cho ngôi nhà.

Cây Thiết Mộc Lan đặt ở phía sau cửa phòng khách để thu hút tài lộc vào nhà.

Cây Thiết Mộc Lan đặt ở phía sau cửa phòng khách để thu hút tài lộc vào nhà.

Cách trồng và chăm sóc cây Thiết Mộc Lan

Loại cây này có thể nhân giống bằng hạt và bằng cách giâm cành. Tuy nhiên, phương pháp giâm cành được dùng phổ biến hơn bởi nhanh và năng suất hơn.

Ban sẽ lấy cây bố mẹ cắt ra thành từng khúc riêng biệt có chiều dài khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Khi chọn các cây bố mẹ để ươm hay chọn cây khoẻ và mắt lá ngắn. Dùng sơn chống thấm hoặc vôi bôi lên các đầu cây, vừa thẩm mỹ lại vừa bảo vệ cho đầu cây không bị thấm nước, tránh mục nát và hư hỏng.

Bạn cũng có thể trồng thiết mộc lan bằng gốc, sau khi cắt bớt phần ngọn và thân. Trồng bằng gốc là cách để giúp cây có thể khỏe và sống lâu nhất. Nên đưa cây ra ngoài nắng để cây phát triển tốt nhất.

Về cách chăm sóc cây thiết mộc lan: Nếu là cây mới mua, sau 4-5 ngày bạn lại mang cây ra ngoài trời khoảng 3-4 ngày để cây thích nghi. Mỗi tuần làm 1 lần để cây có thể thích ứng với mọi môi trường sống và không bị chết.

Bạn nên hạn chế tưới nước cho cây, nên tưới 1 lần/tuần để cây luôn khỏe mạnh. Chú ý cải tạo đất và bón phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Khi cây phát triển ổn định trong nhà thì mang cây ra ngoài nắng cả ngày để ức chế thân và rễ cây.

Phân bón: Sau khi ươm cây khoảng 2 đến 3 tháng, bạn có thể dùng NPK để bón cho cây. Khi bón phân cần chú ý không bón sát gốc cây. Chỉ cần một lượng nhỏ phân bón đối với thiết mộc lan ghép hoặc 2 năm với cây gốc.

Ngoài ra, nếu đặt chậu cây ở trong nhà, thỉnh thoảng nên đưa ra ngoài có ánh nắng mặt trời, nơi thông thoáng để phát triển tốt nhất.

Từ khóa » Cây Cảnh Văn Phòng Thiết Mộc Lan