Cây Thuốc Dòi Có Tác Dụng Gì?
Có thể bạn quan tâm
Cây thuốc dòi hay còn thường được gọi là cây bọ mắm, người dân thường sử dụng để diệt dòi trong mắm. Ngoài ra, cây thuốc dòi còn là cây thuốc nam với công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả với những chứng ho lâu ngày, ho có đờm, ho khan, ho lao, viêm họng, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, giải nhiệt, thông sữa, chữa đau dạ dày, viêm đường tiết niệu,… Vậy cây thuốc dòi là cây gì? Cây thuốc dòi có tác dụng gì? Cây thuốc dòi chữa bệnh gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của cây thuốc dòi, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật mọi thông tin về cây thuốc dòi qua bài viết sau đây.
Cây thuốc dòi là cây gì?
Trước khi tìm hiểu cây thuốc dòi uống có tác dụng gì thì ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin đặc điểm và khu vực phân bố của chúng nhé.
Cây thuốc dòi thuộc họ tầm ma hay còn gọi là gai Urticaceae có tên khoa học là Pouzolzia zeylanica. Cây thuốc dòi hay thường được gọi là cây bọ mắm, cây cỏ dòi, cây dòi ho, đại kích biển, bơ nước tương,…
Hình ảnh cây thuốc dòi
Cây thuốc dòi là loại cây thân thảo có hình dạng nhỏ, cây cao khoảng 15 – 20 cm, mọc thành bụi. Thân cây có màu tím, thân có lông, lá tím, cành mềm. Phần thân rễ có mấu, cành thường ngắn và có lớp lông cứng bao quanh.
Các lá của cây dòi mọc so le và hiếm khi đối xứng nhau. Các lá có hình mác, màu xanh lục, hẹp, nhỏ ở đầu, có lá kèm, lá dài 4 – 9cm và rộng 1,5 – 2,5cm. Gân lá và cả hai mặt đều có lông cứng rõ rệt đặc biệt là mặt dưới, có 3 đường gân nổi rõ bắt đầu từ cuống lá, cuống lá dài khoảng 5 mm, có lông trắng.
Hoa thuốc dòi có màu trắng mọc thành cụm ở kẽ lá thường có hoa đực và hoa cái, hoa mọc trực tiếp từ thân, không có cuống. Hoa cái mang bầu nhụy hình thoi hoặc hình elip, đường kính 0,8 – 1mm. Quả có hình trứng thuôn màu trắng, sáng, màu sáng nâu hoặc màu vàng tối, bao hoa có lông, quả có 9 gân hoặc 4 cạnh, phần đỉnh quả có 2 nhánh như 2 răng nhọn. Cây thuốc dòi thường ra hoa vào khoảng tháng 7 – 8 và kết trái từ tháng 8 – 10 hàng năm.
Khu vực phân bố
Cây thuốc dòi mọc hoang ở khắp nơi, thích hợp với khí hậu tốt, đất ẩm ướt. Cây cũng được phân bố rộng rãi có mặt ở nhiều nước lân cận như Việt Nam, Nam Trung Quốc, Indonesia, Philipin, Ấn Độ, Campuchia, Lào,…
Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở khắp nơi, chúng có tốc độ sinh trưởng và phát triển rất mạnh ở Lạng Sơn, Sa Pa hay các vùng núi cao như Tây Nguyên, Gia Lai,…
Trước đây, trong mắm tôm thường có dòi vì vậy dân gian ta dùng chúng để trị dòi rất hiệu quả. Để trị dòi, bạn chỉ cần giã nhuyễn một nắm lá thuốc rồi đặt vào nơi cần chú ý hoặc nơi có nhiều dòi. Đảm bảo vài ngày nữa sẽ quét sạch dòi, không con nào dám lại gần.
Ngày nay, lá thuốc dòi được dùng nấu nước mát như nước sâm, nấu cùng với râu ngô, hoa cúc, mía lau, thục địa, mã đề,… Có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, tiêu viêm hiệu quả.
Thu hái, chế biến – Cây thuốc dòi có tác dụng gì?
Người ta thường dùng cả thân, lá và rễ cây dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc dùng trong chế biến thực phẩm.
Để xác định thời điểm thu hái và bào chế còn tuy thuộc vào sự phát triển của từng loại cây. Một số cây chỉ có thể thu hoạch một lần trong năm và một số cây có thể cho thu hoạch quanh năm.
Thời điểm thu hoạch tốt nhất vào khoảng tháng 5 – 8. Khí hậu lúc này rất thích hợp cho việc thu hoạch, do mưa nhiều nên cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Sau khi hái về đem rửa sạch rồi phơi khô bảo quản dùng dần hoặc có thể dùng tươi. Dược liệu được bảo quản trong môi trường khô ráo, sạch sẽ, đặc biệt là tránh ánh nắng trực tiếp.
Thành phần hóa học
Cây bọ mắm là một cây thuốc mới được sử dụng trong phạm vi y học dân gian, ít nghiên cứu về cây thuốc quý này. Được biết, Đại học Rajshahi Bangladet công bố trong cây bọ mắm có hoạt chất isoflavon. Theo nghiên cứu chuyên sâu khoa học thế giới cho rằng cây bọ mắm có chứa flavonoid, steroid, lignans và triterpenes.
Tác dụng dược lý – Cây thuốc dòi có tác dụng gì?
Trong đông y cây bọ mắm có tác dụng gì?
Theo đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt nhẹ, tính mát có công dụng chữa ho khan, ho do viêm thanh quản, viêm họng, lao phổi, thông sữa, viêm sưng vú, nhọt mưng mủ, viêm đường tiết niệu, kiết lỵ, viêm ruột, viêm bàng quang, viêm sưng vú, sâu răng, đau răng, vết thương tụ máu bầm, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, rong kinh, chữa đau dạ dày do vi khuẩn HP,…
Ứng dụng của cây bọ mắm ở một số nước trên thế giới:
Ở Ấn Độ, người ta sử dụng cây bọ mắm để chữa bệnh giang mai, bệnh lậu, rắn cắn. Ngoài ra, người ta còn sử dụng cây thuốc dòi làm thức ăn với thịt bò và măng khô trong lễ hội.
Ở Malaysia, cây cỏ dòi được dùng để chữa tắc ống dẫn sữa và viêm tuyến sữa sau sinh.
Ở Trung Quốc, người ta thường nhai lá dòi để chữa viêm mũi, sâu răng.
Ở Việt Nam, cây thuốc dòi thường được dùng để diệt dòi trong mắm.
Trong y học hiện đại cây thuốc dòi có tác dụng gì?
Trong một số nghiên cứu khoa học cũng phát hiện dược liệu có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho hệ tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng của dạ dày như ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị, phục hồi niêm mạc bị tổn thương, như:
- Flavonoid: Hoạt chất này hoạt động như một chất chống oxy hóa và giữ axit ascorbic trong tế bào, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và vi rút gây bệnh.
- Ancaloit: Hoạt chất này có khả năng giảm tiết axit dạ dày quá mức. Từ đó cải thiện tình trạng đau vùng thượng vị và một số triệu chứng đi kèm như ợ hơi, ợ nóng, nôn, nôn mửa,…
- Tannin: Do hàm lượng chất tannin trong cây bọ mắm có tác dụng chống oxy hóa, đồng thời tăng khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt các gốc tự do, ức chế hoạt động tiết acid dịch vị quá mức trong dạ dày.
- Glycosid: Đây được cho là một trong những hoạt chất giúp cải thiện các vấn đề về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, nhiễm vi khuẩn HP,… Glycosid còn có khả năng ức chế sản xuất axit trong dạ dày và tăng co bóp cơ trơn vừa giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Saponin: Có tác dụng chống viêm và có tác dụng cải thiện hiệu quả các vấn đề về dạ dày do vi khuẩn HP gây ra. Nó cũng ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày, ung thư dạ dày,…
- Isoflavones: Được coi là chất chống oxy hóa mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm và vi rút trong cơ thể.
Qua những thông tin trên có thể thấy cây bọ mắm có thể hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh dạ dày. Loại thảo dược này khá lành tính và an toàn nên có thể sử dụng tại nhà nhưng biện pháp này chỉ nên áp dụng với những trường hợp đau dạ dày nhẹ. Để có kết quả điều trị tối ưu, người bệnh cần kết hợp các biện pháp y tế do bác sĩ chỉ định và chế độ chăm sóc phù hợp.
Những bài thuốc có tác dụng chữa bệnh từ cây thuốc dòi
Chữa rong kinh
Vì cây thuốc dòi có tính mát nên có công dụng hỗ trợ điều kinh rất hiệu quả. Lúc này ta lấy 30g thuốc dòi khô và 30g cây cỏ mực sắc với 1 lít nước và chia làm 2 lần uống trong ngày.
Hoặc lấy 1 nắm lá thuốc dòi nấu nước mát như nước sâm kèm với mía lau, mã đề, râu ngô, rễ cỏ tranh, la hán quả và thục địa.
Chữa bệnh dạ dày – Cây thuốc dòi có tác dụng gì?
Lấy khoảng 20 – 30g thuốc dòi khô đem rửa sạch rồi để ráo. Sau đó sắc cùng với 600ml đun trên lửa nhỏ, đến khi nước cạn còn 300ml thì ngưng, mỗi ngày uống 1 thang đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Hoặc lấy 200g cây thuốc dòi tươi, rửa sạch, cắt nhỏ, xay nhuyễn với nước lọc và chắt lấy nước uống 1 lần.
Chữa viêm họng, viêm amidan
Lấy 30 – 45g cây thuốc dòi khô, đem sắc với 500ml nước, đun sôi trong 15 – 20 phút, ngày uống 3 lần.
Chữa vết bầm tím, các loại mụn, nhọt
Lấy lá thuốc dòi rửa sạch giã nát, đắp lên vết bầm, vết bầm tím. Dùng miếng băng dài cuốn quanh cố định lại phần dược liệu, khoảng 1 – 2 giờ thì tháo ra, áp dụng đều đặn khoảng 3 – 5 ngày sẽ khỏi thâm, khỏi mụn.
Chữa mũi sưng đau – Cây thuốc dòi có tác dụng gì?
Lấy 15 – 25g lá hoặc hoa thuốc dòi rửa sạch, giã nát, cho vào 1 ít muối và vắt lấy nước cốt. Mỗi ngày lấy bông tăm thấm vào nước cốt thoa lên vùng mũi ngày 3 – 4 lần, chỉ sau 2 – 3 ngày mũi sẽ hết sưng đau.
Chữa viêm đường tiết niệu
Lấy 30g lá thuốc dòi tươi, đem phơi khô 1 nắng rồi rửa sạch với nước. Sau đó nấu cùng với 3 bát nước, đun trên lửa nhỏ đến khi nước cạn lại còn 1 bát nước thì ngưng, uống hết trong ngày, kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng cây thuốc dòi
- Phụ nữ có thai không nên dùng, vì cây thuốc dòi có thể tăng co bóp cơ trơn tử cung, điều hòa kinh nguyệt, dễ ảnh hưởng đến thai nhi.
- Liều lượng tốt nhất là 20-30g/ngày.
- Không tự ý dùng lá dòi để làm thuốc chữa bệnh.
- Nếu nấu để uống giải nhiệt thì người dùng không nên lạm dụng bài thuốc này. Việc thanh lọc, giải nhiệt, lợi tiểu làm co cơ thể dễ bị mất điện giải khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
- Bệnh nhân bị huyết áp thấp, bệnh tiểu đường,… Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này.
Từ khóa » Cây Lá Dòi Trị Bệnh Gì
-
Công Dụng Của Cây Thuốc Dòi - Vinmec
-
Cây Thuốc Dòi: Công Dụng, Liều Dùng, Một Số Bài Thuốc & Một Vài Lưu ý
-
Cây Thuốc Dòi | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cây Thuốc Dòi Trị Lao Phổi Có Tốt Không? Cách Thực Hiện Ra Sao?
-
Cây Thuốc Dòi Không Chỉ Có Mỗi Công Dụng Chữa Ho
-
Cây Thuốc Dòi Có Tác Dụng Trị Bệnh Gì? Mua Cây Thuốc Dòi ở đâu?
-
Cây Thuốc Dòi Chữa Ho Lao, Viêm đau Họng Và Cách Dùng Trị Bệnh
-
Cây Lá Thuốc Dòi - Cách Nhận Biết, 5 Công Dụng Và 8 Bài Thuốc Cực Hay
-
Chữa Ho Lao, Viêm đau Họng Với Lá Thuốc Dòi
-
Tác Dụng Trị Bệnh Và Tác Hại Của Cây Thuốc Dòi Là Gì? Hình ảnh Lá Cây.
-
Lời Giải đáp Từ Chuyên Gia: Uống Lá Thuốc Dòi Nhiều Có Tốt Không?
-
Uống Lá Thuốc Dòi Nhiều Có Tốt Không? Vì Sao Bà Bầu Cần Thận Trọng ...
-
Cây Thuốc Dòi Với 14 Bài Thuốc Trị Lao Phổi, Ho, Viêm Phế Quản, Diệt ...
-
Cây Thuốc Dòi: Công Dụng Chữa Ho, Lao Phổi Tuyệt Vời Và Cách Dùng