Cây Thuốc Mọi | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Cây thuốc mọi còn được gọi là cây cơm cháy, thuộc họ Cơm cháy. Vị thuốc này thường được sử dụng để chữa bệnh viêm gan, phong thấp, táo bón và một số bệnh ngoài da như chàm, nổi mề đay mẩn ngứa,… Tuy nhiên toàn cây có chứa độc tính vì vậy phải thật cẩn thận khi sử dụng.
Cây thuốc mọi có tác dụng gì?
-
Tên gọi khác: Cơm cháy, Tiếp cốt thảo, Tẩu mã phong, Anh hùng thảo.
-
Tên khoa học: Sambucus javanica
-
Tên dược: Herbal Sambucus Javanica
-
Họ: Cơm cháy (danh pháp khoa học: Sambucaceae)
Mô tả dược liệu cơm cháy
1. Đặc điểm cây thuốc mọi
Thuốc mọi là cây thân nhỡ, chiều cao khoảng 2.5 – 3m, sống nhiều năm. Thân cây có hình tròn, màu lục nhạt, bề mặt nhẵn, bên trong ruột xốp. Mặt ngoài cành có nhiều lỗ bì, bên trong chứa tủy có màu trắng xốp.
Lá mọc đối xứng, mềm, dạng kép xẻ lông chim. Mỗi lá gồm khoảng 3 – 9 đôi lá chét, rộng 3 – 5cm, dài 8 – 15cm, mép có răng khía nhỏ.
Hoa mọc thành chùm xim, màu trắng, mỗi chùm có rất nhiều hoa nhỏ bên trong. Quả mọng, có màu đỏ sau khi chín chuyển sang màu đen, hình cầu, bên trong chứa 3 hạt nhỏ và dẹt. Cây ra hoa vào thàng 5 – 8 và sai quả vào tháng 9 – 11 hằng năm.
2. Hình ảnh cây cơm cháy
Hình ảnh cây thuốc mọi – Là cây thân nhỡ, chiều cao trung bình khoảng 2.5 – 3m
Hình ảnh lá của cây thuốc mọi – Lá mọc đối xứng, dạng xẻ lông chim, gồm khoảng 3 – 9 đôi lá chét
Hình ảnh hoa của cây cơm cháy – Hoa mọc thành chùm xim, màu trắng, kích thước hoa nhỏ
Hình ảnh quả của cây cơm cháy – Quả mọng, hình cầu, bên trong chứa 3 hạt nhỏ và dẹt
Hình ảnh quả của cây cơm cháy khi chín
3. Bộ phận dùng
Toàn cây thuốc mọi được dùng làm thuốc.
4. Phân bố
Cây thuốc mọi mọc hoang tại bờ suối, ven rừng ở các tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn,… Các tỉnh phía Nam cũng có loài thực vật này nhưng số lượng ít hơn.
5. Thu hái – sơ chế
Thu hái cây vào mùa hè thu. Sau đó đem rửa sạch, dùng trực tiếp hoặc phơi khô, bảo quản dùng dần.
6. Bảo quản
Nơi khô ráo và thoáng mát.
7. Thành phần hóa học
-
Toàn cây chứa acid ursol, a-amyrin galmitate, camposterol, stigmasterol, tannin,…
-
Hoa chứa 0.03-0.14% tinh dầu (trong đó 66% là palmitic acid, 7.2% nalkanes), 0.7 – 3.5% flavonoid, isoquercitrin, 2.5% rutin, hyperoside, astragalin, alcohol,…
-
Lá chứa 0.042% glycoside cyanogenic.
-
Quả chứa isoquercetin, sambucyanin, rutin, 0.01% tinh dầu, đường hữu cơ (fructose và glucose),…
Vị thuốc cây thuốc mọi
1. Tính vị
Vị hơi đắng, tính ấm.
2. Quy kinh
Chưa có nghiên cứu.
3. Cây thuốc mọi có tác dụng gì?
– Tác dụng của cây cơm cháy theo Đông Y:
-
Thân và lá có tác dụng tiêu phù, lợi tiểu và giảm đau.
-
Rễ có tác dụng tiêu phù và chống co thắt.
-
Quả có tác dụng thông đại tiểu tiện.
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
-
Chống viêm, tăng cường miễn dịch và ức chế quá trình oxy hóa.
-
Toàn cây thuốc mọi đều có tác dụng tăng tốc độ hồi phục và giúp làm liền vết thương nhanh chóng.
4. Cây thuốc mọi trị bệnh gì?
Cây thuốc mọi trị bệnh gì?
-
Rễ cây thuốc mọi được sử dụng để trị bệnh thấp khớp, gãy xương và tổn thương do té ngã.
-
Lá và thân trị ngứa da, chàm, tổn thương mô mềm, phù thũng và viêm thận.
-
Quả và vỏ được sử dụng để trị thấp thũng, táo bón và kiết lỵ.
-
Toàn cây được sử dụng để trị viêm họng, giang mai, đau thần kinh, chàm, hen suyễn, động kinh, viêm khí quản, ho, cảm,…
5. Cách dùng – liều lượng
Cây thuốc mọi được sử dụng ở dạng sắc uống và dùng ngoài. Liều dùng tham khảo: 30 – 60g/ ngày (lá và thân), 12 – 20g/ ngày (quả và vỏ). Dùng ngoài không quy định liều lượng.
Bài thuốc trị bệnh từ cây thuốc mọi – cơm cháy
1. Bài thuốc trị chấn thương do té ngã
-
Chuẩn bị: Rễ cây thuốc mọi 60g.
-
Thực hiện: Đun lấy nước uống, có thể dùng thêm lá tươi giã và đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức.
2. Bài thuốc trị viêm thận phù thũng
-
Chuẩn bị: Toàn cây thuốc mọi 30 – 60g.
-
Thực hiện: Đem sắc lấy nước và uống khi thuốc còn ấm.
3. Bài thuốc trị gãy xương
-
Chuẩn bị: Lá và vỏ rễ của cây cơm cháy.
-
Thực hiện: Rửa sạch, gãi nát và đắp trực tiếp lên chỗ xương gãy. Sử dụng vải và nẹp để cố định xương.
4. Bài thuốc trị đau nhức
-
Chuẩn bị: Rễ (mùa lạnh) và cành lá (mùa nóng).
-
Thực hiện: Rễ giã nát còn cành lá đem sao cho nóng rồi xoa và đắp lên rốn của người bệnh. Ngoài ra đem lá cây thuốc mọi hun cho nóng rồi trải lên chiếu cho người bệnh nằm sẽ giảm đau nhức.
5. Bài thuốc trị bong gân và khớp sưng đau
-
Chuẩn bị: Lá cây cơm cháy và vài củ hành.
-
Thực hiện: Đem lá dược liệu cắt nhỏ, giã nát cùng với hành. Sau đó đem đắp lên chỗ đau nhức và băng lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
6. Bài thuốc trị thổ ra huyết, chấn thương chảy máu
-
Chuẩn bị: Địa du 12g, trắc bách diệp và rễ cây cơm cháy mỗi vị 9g.
-
Thực hiện: Dùng các vị sắc lấy nước uống.
7. Bài thuốc trị chứng đau nhức xương khớp do phong thấp
-
Chuẩn bị: Rễ cây thuốc mọi 20 – 30g.
-
Thực hiện: Đem sắc với nước dùng uống, đồng thời nên dùng rễ sắc lấy nước ngâm rửa vùng khớp đau nhức.
8. Bài thuốc trị tiểu tiện nhỏ giọt
-
Chuẩn bị: Rễ cây cơm cháy 90 – 120g, dạ dày lợn 1 cái.
-
Thực hiện: Đem hầm dược liệu với dạ dày lợn cho mềm, thêm gia vị vào và chia thành nhiều lần ăn trong ngày.
9. Bài thuốc trị hoàng đản (chứng vàng da do gan)
-
Chuẩn bị: Thịt ba chỉ và rễ cây thuốc mọi.
-
Thực hiện: Dùng rễ cây hầm với dược liệu ăn hằng ngày.
10. Bài thuốc trị cước khi mới phát khiến đầu gối và chân sưng đau
-
Chuẩn bị: Bã rượu 1 phần, rễ thuốc mọi 3 phần.
-
Thực hiện: Trộn đều, sao nóng và đắp lên chỗ sưng đau. Sử dụng băng cố định lại, ngày thay thuốc 2 lần.
11. Bài thuốc có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón
-
Chuẩn bị: Hoa, quả 15g hoặc vỏ cây 15 – 20g.
-
Thực hiện: Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
-
Lưu ý: Chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, ngưng bài thuốc khi quá trình đại tiện bình thường trở lại.
12. Rượu cơm cháy giúp hỗ trợ điều trị thấp khớp
-
Chuẩn bị: Rễ hoặc quả cơm cháy, cứ 1kg dược liệu thì dùng 4 – 5 lít rượu 40 độ.
-
Thực hiện: Ngâm trong vòng 1 tháng, mỗi lần dùng 1 ly nhỏ uống.
13. Bài thuốc giúp sát khuẩn và giảm ngứa da
-
Chuẩn bị: Lá cơm cháy tươi.
-
Thực hiện: Rửa sạch, nấu nước tắm hằng ngày. Bài thuốc này thường được áp dụng cho phụ nữ sau khi sinh nở.
14. Bài thuốc chữa bệnh ghẻ lở
-
Chuẩn bị: Lá cây thuốc mọi 20g.
-
Thực hiện: Sắc lấy nước ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 5 ngày.
15. Bài thuốc chữa mề đay mẩn ngứa do thời tiết thay đổi
-
Chuẩn bị: Cành và lá cây thuốc mọi 30g.
-
Thực hiện: Sắc với 800ml nước với lửa nhỏ, sau đó dùng nước sắc tắm hoặc rửa vùng da bị tổn thương.
16. Bài thuốc trị chứng đơn độc khắp người ở trẻ nhỏ
-
Chuẩn bị: Cành và lá của cây thuốc mọi.
-
Thực hiện: Sắc lấy nước tắm cho trẻ.
17. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp và mô mềm do chấn thương
-
Chuẩn bị: Rễ cây thuốc mọi 20g.
-
Thực hiện: Đem sắc với nửa phần nước và nửa phần rượu, chắt lấy nước và thêm 30g đường trắng vào trộn đều, uống.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây thuốc mọi
-
Nên dùng theo liều lượng quy định. Cây thuốc mọi có chứa độc tính, sử dụng quá liều có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, tiểu quá nhiều, buồn nôn, chóng mặt,…
-
Dược liệu chứa độc tính có thể gây tổn thương dạ dày, vì vậy cần tránh sử dụng cho người bị viêm loét dạ dày – tá tràng.
-
Thận trọng khi sử dụng bài thuốc uống cho phụ nữ mang thai và người đang cho con bú.
-
Cây thuốc mọi có tác dụng tăng cường miễn dịch, vì vậy cần cân nhắc trước khi sử dụng trong quá trình điều trị các bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống,…
-
Quả tươi của cây thuốc mọi chứa chất độc xyanua, có thể gây nôn ói và tiêu chảy. Vì vậy cần phơi khô, sắc hoặc ngâm rượu để giảm độc tính của thảo dược.
-
Vị thuốc cây cơm cháy có thể gây dị ứng ở một số người có cơ địa nhạy cảm. Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên ngưng áp dụng bài thuốc từ dược liệu này.
-
Tránh sử dụng đồng thời dược liệu với các thuốc tác động đến hệ miễn dịch, Lithium, các thuốc chuyển hóa ở gan như Ketoconazole, Lovastatin, Fexofenadine, Itraconazole,…
Thuốc mọi (cơm cháy) là dược liệu quý hiếm, đem lại nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên vị thuốc này có thể gây ra tương tác thuốc và làm phát sinh nhiều tác dụng không mong muốn. Vì vậy trước khi sử dụng, bạn nên tham vấn y khoa để dự phòng các trường hợp rủi ro.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
BÀI VIẾT KHÁC
Diệp hà sơn Cây củ liền là cây gì? Nghiên cứu: cây đỉnh tùng có hoạt tính sinh học mạnh, tác động lên các tế bào có hại cho con người. Công dụng bạch sâm Trái lý XEM NHIỀU NHẤT Thông báo chiêu sinh Chương trình thực hành đối với chức danh Bác sĩ y khoa và Điều dưỡng năm 2024 ✴️ Mở thêm dịch vụ dành cho khách hàng: gói khám định kỳ được quản lý, tư vấn ✅ Thẩm mỹ nội khoa là gì? Dùng những kỹ thuật gì? ✡️ Thẩm mỹ ngoại khoa là gì? ✴️ GlobeDr và Payoo đồng hành cùng BV Nguyễn Tri Phương để chăm sóc khách hàng tốt hơn Năng lực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương✴️ Cắt đoạn dạ dày và mạc nối lớn
✴️ Chụp cộng hưởng từ cột sống ngực không tiêm thuốc đối quang từ
Lợi ích sức khỏe từ cá mòi (cá sardine)
Vị thuốc lộc nhung
✴️ Dấu hiệu hút thai còn sót (chưa sạch)
Vì sao trẻ em thường bị thiếu hụt năng lượng ở độ tuổi đến trường?
Lợi ích của dâu giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch
✴️ Đau bụng do đầy hơi: Nguyên nhân cách khắc phục và phòng tránh
Từ khóa » Cây Lá Vậy
-
Vậy Trắng Là Gì Với Tác Dụng Của Cây Vậy Trắng Và Cách Dúng Chữa ...
-
Cây Nhội Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Cây Bạch Đồng Nữ Cùng 10 Tác Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời
-
Uống Lá Vối Có Hại Thận, Yếu Sinh Lý Như Nhiều Người Lo?
-
Vậy Trắng - Y Dược Tinh Hoa
-
Cây Mật Gấu (cây Lá đắng) Có Tác Dụng Gì đối Với Sức ... - Hello Bacsi
-
Bài Thuốc Từ Cây Bạch đồng Nữ (cây Mò Trắng)
-
Cây Vẩy ốc Hoạt Huyết Trừ Phong - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Một Số Bài Thuốc Từ Cây Lá Gai - Tin Tức Sự Kiện
-
Mò đỏ, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Mò đỏ
-
Cây Bạch đồng Nữ: Đặc điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh
-
Cây Xạ đen: Công Dụng Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng để đạt Hiệu Quả
-
[Tìm Hiểu] Lá Mơ Có Tác Dụng Gì? 6 Bài Thuốc Tuyệt Vời ít Ai Biết