Cây Thuốc - Vốn Quý Từ Thiên Nhiên - Tin Tức Sự Kiện
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng phát triển ngành dược liệu rất lớn. Trong số hơn 12.000 loài thực vật tại Việt Nam thì có gần 6.000 loài cho công dụng làm thuốc, nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý hiếm trên thế giới. Cùng với việc khai thác cây dược liệu trong tự nhiên, thì tới nay nhiều địa phương đã phát triển cây thuốc bằng cách trồng theo lối công nghiệp.
TIN LIÊN QUANTheo kết quả nghiên cứu, điều tra của Viện Dược liệu (Bộ Y tế), nước ta có một hệ thực vật, nấm, động vật, khoáng vật làm thuốc lớn là nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thuốc chữa bệnh của Việt Nam. Phần lớn những loại cây này đều mọc tự nhiên, phân bổ khắp nơi, song tập trung nhiều nhất trong những khu rừng.
Nhưng, do khai thác tự phát liên tục, khai thác quá mức mà không chú ý đến bảo vệ, tái sinh; cùng với những thảm họa, thiên tai (cháy rừng, lũ lụt, sạt lở...) đã làm cho nguồn tài nguyên cây thuốc giảm đi nhanh chóng. Nếu như năm 1945, Việt Nam có 80% diện tích đất lâm nghiệp có rừng che phủ thì đến năm 1990 con số này chỉ còn 20%. Tới nay, do việc trồng mới rừng, nên diện tích che phủ đã tăng lên, tuy nhiên không vì thế mà số cây thuốc nhiều hơn lên.
Việt Nam có một hệ thống thực vật làm thuốc phong phú. (Ảnh sưu tầm)
Theo các nhà chuyên môn, hiện nhiều loài cây thuốc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, hoặc ít nhất số lượng cá thể, quần thể cũng đang bị thu hẹp, giảm bớt dần do con người khai thác quá mức mà không có kế hoạch bảo tồn và phát triển. Người ta dẫn chứng việc này qua cây vàng đắng. Nếu giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1990 có thể khai thác từ 1.000 đến 2.500 tấn/năm, thì đến năm 1995 cơ bản đã không còn để khai thác. Hay như cây ba kích, đẳng sâm… vốn có nhiều ở các tỉnh phía Bắc, thì đến nay đã cạn kiệt, đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Các cây thuốc quý hiếm họ nhân sâm (trong tự nhiên) như sâm Ngọc Linh, tam thất hoa… hiện cũng ít dần.
Chính vì vậy, việc bảo tồn cây thuốc, trước hết là bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng là một vấn đề cấp bách trong chiến lược hành động bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta. Từ năm 1988, Viện Dược liệu được giao là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện “Ðề án bảo tồn gien và giống cây thuốc”. Và cũng nhờ đó mà một số loại cây thuốc đang hồi phục dần.
Tới nay, một mạng lưới bảo tồn đại diện cho các vùng sinh thái đã được xây dựng. Tại vùng núi cao phía Bắc, địa điểm bảo tồn là Trạm cây thuốc Sa Pa (Lào Cai). Vùng núi và trung du phía bắc, địa điểm bảo tồn là Tam Ðảo (Vĩnh Phúc). Vùng đồng bằng Bắc Bộ, địa điểm bảo tồn là Viện Dược liệu, Ðại học Dược Hà Nội, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật. Vùng Bắc miền Trung, địa điểm bảo tồn là Thanh Hóa. Vùng Tây Nguyên, địa điểm bảo tồn là Ðà Lạt (Lâm Ðồng, Kon Tum, Quảng Nam). Vùng đồng bằng sông Cửu Long, địa điểm bảo tồn là Mộc Hóa (Long An). Tại các địa điểm đó, hơn 700 loài và giống cây thuốc đã được bảo tồn an toàn theo các phương thức thích hợp. Đáng chú ý, 3 loài đã trở thành dự án sản xuất và phát triển ở quy mô hàng hóa, là sâm Ngọc Linh phát triển trồng hàng chục hec ta ở Quảng Nam và Kon Tum. Cây ngũ gia bì hương đã phát triển trên nương của các gia đình nông dân Phó Bảng và Quản Bạ (Hà Giang). Cây chóc máu được lập dự án phát triển để khai thác dược liệu và đang chuẩn bị đề xuất các dự án phát triển ở quy mô lớn.
Dù đã đạt được một số kết quả, nhưng giới chuyên môn cho rằng để bảo tồn, phát triển cây thuốc thì cần thiết phải hình thành vườn quốc gia bảo tồn cây thuốc, đi đôi với nó là có sự đầu tư mạnh mẽ về công nghệ (giữ quỹ gen giống, công nghệ tế bào, sinh học)... Có như vậy mới bảo tồn và nhân rộng những cây thuốc quý của đất nước.
Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có đến 80% dân số ở các nước đang phát triển vẫn còn chữa bệnh bằng những loại cây có sẵn trong tự nhiên. Và hiện nay, xu thế chung của toàn cầu là dùng những loại thuốc điều trị bệnh có nguồn gốc thảo dược, thành phần từ tự nhiên để đảm bảo tính an toàn.
Một con số của Bộ Y tế cho biết, trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã phát hiện mới 3.984 loại nấm và thực vật có thể chữa bệnh. Tuy nhiên, trong số 730 giống thuốc đang được bảo tồn thì có đến 600 loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo thống kê, cả nước có khoảng 6000 loài thảo dược, có thể phục vụ chữa nhiều bệnh khác nhau. Nhưng do khai thác liên tục và không chú ý đến việc tái sinh, cho nên nguồn dược liệu trong nước hiện tại chỉ có thể đáp ứng được 10 - 20% nhu cầu sử dụng của người dân, số còn lại chủ yếu phải nhập khẩu.
Để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc được chế biến từ thảo dược của đông đảo người dân, Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Cụ thể, cả nước sẽ có 8 vùng dược liệu trọng điểm lần lượt là: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Cả 8 vùng này sẽ phấn đấu quy hoạch và phát triển 54 loài dược liệu. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ đáp ứng được 60% nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước, và phấn đấu đến năm 2030 là 80%.
Nhiều ý kiến cho rằng, để bảo tồn và phát triển cây thuốc, thì bên cạnh việc trồng đại trà, rất cần phải kiểm soát chặt chẽ việc khai thác quá mức cây thuốc trong tựu nhiên. Đặc biệt, đối với vùng miền núi, cây thuốc vốn dồi dào và việc khai thác cây thuốc cũng là một nguồn sống của đồng bào, thì việc hướng dẫn khai thác, tạo sinh kế mới cho bà con là rất cần thiết. Trong chủ trương phát triển diện tích trồng rừng, thì cũng cần nghiên cứu để trồng cây thuốc trong chính những cánh rừng mới đó.
Phương Nga
ad syt ad
Các tin khác- Đẩy mạnh dịch vụ y tế, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 19/12/2024
- Sở Y tế Hà Nội: Tập thể xuất sắc tại Giải thưởng “Giọt hồng” năm 2024
- TTYT huyện Đông Anh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
- Quận Hà Đông mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 18/12/2024
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Các Cây Dược Liệu Quý Hiếm
-
9 Loại Dược Liệu được Giới Chuyên Gia đánh Giá Cao - Hello Bacsi
-
10 Dược Liệu Quý Hiếm Có Giá Tiền Tỷ đắt đỏ Nhất Hành Tinh - Vietfarm
-
Top 5 Loại Cây Dược Liệu Quý Có Giá Trị Kinh Tế Cao
-
TOP 20 Các Loại Cây Dược Liệu Có Giá Trị Kinh Tế Cao ở Việt Nam Rất ...
-
Những Loại Cây Dược Liệu Quý Hiếm Có Giá Trị Nhất Tại Việt Nam Cần ...
-
Một Số Thảo Dược Quý Của Việt Nam Bạn Nên Biết?
-
Top 5 Dược Liệu Quý Hiếm Nhất Thế Giới Bạn Cần Biết - GS Shop
-
CÁC LOẠI CÂY DƯỢC LIỆU PHỔ BIẾN VÀ QUÝ HIẾM
-
Tổng Hợp Các Cây Thuốc Quý, Dược Liệu Quý ở Việt Nam
-
Top 10 Loại Cây Dược Liệu Có Giá Trị Kinh Tế Cao - Tea Juvenate
-
Làm Sống Lại Những Cây Thuốc Quý Hiếm Tại Việt Nam - PLO
-
Các Loại Cây Thảo Dược Tốt Cho Sức Khỏe | Vinmec
-
Làm Giàu Từ Những Cây Thuốc Quý | VOV.VN