Cây Thường Xuân: Đặc Điểm, Tác Dụng Và Cách Chăm Sóc
Có thể bạn quan tâm
Tuy cây thường xuân không sở hữu bộ lá rực rỡ như những loại cây cảnh trong nhà khác, nhưng nó lại có rất nhiều tác dụng hữu ích vừa giúp ích cho sức khỏe con người lại vừa giúp không gian nhà bạn thêm xanh và giàu sức sống.
Cây thường xuân hay được gọi với nhiều tên khác như là dây thường xuân, cây vạn niên, dây lá nho… Còn trong tiếng anh nó có tên là English Ivy. Đây là một dòng cây dây leo có nguồn gốc từ Châu Âu và Tây Á, với đặc điểm thường xanh nên giống cây này được rất nhiều người chuộng, lựa chọn để trồng trong nhà hiện nay.
Cây thường xuân không cần nhiều quá nhiều ánh sáng cho việc quang hợp, nên có thể phát triển được cả trong môi trường ánh sáng yếu. Tất nhiên, nếu có ánh sáng trực tiếp và đầy đủ vẫn tốt hơn. Dù được đánh giá là loại cây dễ chăm sóc nhưng bạn cũng phải “lên bờ xuống ruộng” với nó, nếu như là người vừa mới tham gia cuộc chơi đấy.
Thật ra, để chăm được loài cây đáng yêu này không hẳn là phải nắm “bí thuật” sâu xa gì cả. Bạn chỉ cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản là có thể “chinh phục” em nó dễ dàng. Hơn nữa, với rất nhiều lợi ích mang lại như là thanh lọc không khí, vừa là loại cây trang trí nội thất hợp thời, giúp tạo mảng xanh, lại có ý nghĩa phong thủy. Thế thì tại sao không thử trồng một vài chậu cây thường xuân trong nhà.
Bài viết dưới sẽ giới thiệu tới bạn “cây thường xuân là gì?”, những lợi ích có được khi trồng và cách chăm sóc một cây thường xuân ra sao, một số mẹo nhỏ giúp cây luôn khỏe mạnh và một vài đặc điểm nhận biết bệnh hại trên cây thường xuân.
Nội dung hiện I – Thường xuân là cây gì? II – Cây thường xuân có tác dụng gì? 1 – Công dụng lọc khí của cây thường xuân 2 – Về mặt trang trí nội thất 3 – Về mặt y học và chữa bệnh III – Ý nghĩa cây thường xuân trong phong thủy IV – Cây thường xuân hợp mệnh gì? V – Hướng dẫn chăm sóc cây thường xuân cơ bản 1 – Ánh sáng 2 – Nước tưới 3 – Bón phân 4 – Cắt tỉa và phòng chống sâu bệnh VI – Cách nhân giống cây thường xuân VII – Một số loài cây thường xuân khácI – Thường xuân là cây gì?
Thường xuân có danh pháp khoa học là Hedera helix, là một loài thực vật thuộc chi Hedera, nằm trong họ Cuồng (Araliaceae). Chúng được xếp vào bộ dây leo, khi phát triển sẽ có xu hướng leo thẳng đứng, và có thể leo cao từ 20 đến 30m.
- Danh pháp khoa học: Hedera helix
- Tên gọi khác: Cây dây nguyệt quế; Cây dây lá nho; Cây vạn niên; Cây dây leo Ivy…
- Thuộc họ: Họ Cuồng (Araliaceae)
- Phân loại thực vật: Dây leo lâu năm, thường xanh
- Yêu cầu ánh sáng: Ít nắng, có thể trồng nơi râm mát
- Độ pH của đất: Trung tính đến hơi kiềm.
- Nguồn gốc xuất xứ: Châu Âu và Tây Á, (hiện được trồng tại nhiều nơi)
Với đặc điểm của một cây thân thảo, những nhánh cây khi còn non được bảo vệ bằng lớp lông tơ mịn bao xung quanh, giúp cho cây tăng cường khả năng bảo vệ. Và khi già đi thì những nhánh non này hình thành lớn vỏ cứng bên ngoài thì nên cũng nhẵn hơn. Nếu bạn đang muốn tạo dáng cho cây thì bạn nên tranh thủ lúc cây còn non sẽ dễ uốn hoặc buộc đỡ hơn, vì khi này những nhánh cây non sẽ mềm mại hơn trước khi chúng trưởng thành.
Cây thường xuân có thể phát triển theo xu hướng lan rộng là nhờ vào hệ thống đốt lá phân bổ so le trên thân cây. Tại mỗi vị trí lá chính là một đốt lá. Khi những chiếc lá già và rụng đi thì tại những vị trí đốt lá này sẽ có chức năng mọc mầm hoặc mọc rễ giúp cây phát triển và sinh sản.
Dây leo thường xuân thông thường sẽ không ngừng phát triển theo một hướng. Chính vì cơ chế “ưu thế đỉnh” tại phần ngọn của cây làm ức chế mầm tại các đốt bên gần đấy. Do đó, nếu bạn đang muốn cây thường xuân của mình có thể phát triển rộng thì nên cắt bớt phần ngọn của cây, giúp các mầm tại vị trí xung quanh được “đánh thức”.
Lá của cây thường xuân có hình quạt năm cánh khá giống với những chiếc lá phong đỏ của Canada, phiến lá phân từ 3 – 5 thùy lá, dài từ 5 – 10cm và rộng 3 – 8 cm, có gân chân vịt, hình dáng giống với hình ngôi sao 5 cánh. Lá cây có đạt kích thước tới 26 cm về chiều rộng. Lá có độ bóng nhất nhất định, bề mặt lá phủ chất da, và lá có màu xanh lá cây sáng.
Lá các giống khác nhau của loại cây này có nhiều đốm màu vàng xanh ở giữa (‘Annemieke’) hoặc viền trắng tinh (‘Variegata’). Lá cây thường xuân có hình dáng giống như lá nho nhưng nhỏ hơn một chút xíu. Lá nón của cây thường xuân thường có màu xanh nhạt, khi trưởng thành thì màu lá dần chuyển sang màu xanh đậm hơn.
Trong giới thực vật, rất hiếm có trường hợp nào có thể lai giữa các chi khác nhau trong cùng hộ một họ. Nhưng đối với cây thường xuân thì điều này lại có thể xảy ra. Khám phá thú vị này được thực hiện lần dầu tiên tại vườn ươm cây Lizé Frères ở Nantes, Pháp vào năm 1912. Khi cây bố mẹ là Aralia Nhật Bản và cây Dây Thường Xuân được cho lai tạo với nhau, cho ra loài mới là cây Fatshedera lizei Phong Lữ.
II – Cây thường xuân có tác dụng gì?
1 – Công dụng lọc khí của cây thường xuân
Cây thường xuân là một trong số các loài thực vật được Cơ quan Không gian Hoa Kỳ nghiên cứu là có khả năng loại bỏ các chất gây ô nhiêm có trong không khí. Cụ thể, cây thường xuân có thể hấp thu các chất hữu cơ độc hại có trong không khí như fomandehit (chất độc hại hay có trong khí thải ô tô và khói thuốc lá), benzen, carbon monoxide,…
Trong vòng 6 giờ cây có thể loại bỏ 58% các phần tử nấm mốc, 60% các loại chất độc hại trong phòng.Từ đó giúp không khí được cải thiện hẳn, trở nên sạch sẽ hơn.
Với tình trạng ô nhiễm không khí tại các khu đô thị hiện nay, thì cây thường xuân là một lựa chọn rất tuyệt vời giúp bạn cải thiện không khí trong gia đình của mình. Giảm các chất có nguy cơ gây thư có trong không khí sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn rất tốt.
2 – Về mặt trang trí nội thất
Cây thường xuân là một trong những loại cây cảnh trong nhà được đánh giá là rất hợp thời (hay gọi là theo trend), bởi vẻ đẹp xinh xắn, dễ trồng và dễ chăm sóc, giá thành lại không quá cao. Bạn dễ dàng phủ xanh không gian với nhiều hình thức trồng cây thường xuân như treo lơ lửng, đặt trên kệ sách hoặc có thể để trên bàn làm việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể bố trí trên ban công hoặc ngoài cửa sổ.
Nếu bạn muốn cải thiện giấc ngủ của mình thì cũng có thể treo ngay một chậu thường xuân trong căn phòng ngủ. Bởi ngoài khả năng lọc không khí, cây thường xuân còn giúp loại bỏ các loại nấm vi sinh sinh có trong không khí. Sau một ngày âm thầm thanh lọc không khí, bạn sẽ có được một không gian nghỉ ngơi thoải mái, giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc về số lượng, không nên trồng quá nhiều.
Cây thường xuân còn phù hợp với nhiều không gian khác nữa. Như là treo trang trí trong các quán cafe, không gian nhà hàng, khách sạn, văn phòng và phòng họp. Bởi ngoài yếu tố trang trí, cây thường xuân còn mang ý nghĩa về phong thủy nữa.
3 – Về mặt y học và chữa bệnh
Không chỉ lợi hại về mặt thanh lọc không khí, cây thường xuân từ xưa ông bà ta sử dụng như một vị thuốc chưa bệnh, với khả năng chưa được nhiều loại bệnh khác nhau như giải độc, hạ đường huyết, trị ho, nôn ra máu… Bạn có thể sử dụng phần thân, lá và hạt nấu với rượu ấm dùng để giải ngộ độc. Còn hạt thường xuân có thể ngâm rượu để trị bệnh phong huyết và đau lưng.
Tại quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời như Trung Quốc, họ đã biết dùng dây thường xuân cho việc chữ trị viêm khớp đau nhức, viêm gan, đau đầu, nôn ra máu, mắt mờ, ngọt độc sưng đau. Còn tại Ấn Độ, lá cây thường xuân được dùng để chườm nóng lên vết sưng hạch, còn quả thì được hãm thành thuốc uống trị thấp khớp.
Ngoài ra, theo y học cổ truyền thì quả thường xuân còn có khả năng diệt chấy. Phần nhựa rỉ ra từ thân cây, hay còn gọi là chất gôm có thể dùng làm thuốc kích thích hoặc điều kinh rất hiệu quả. Người Ý từ xưa cũng đã sử dụng lá thường xuân để hãm thành thuốc uống trong việc điều trị sỏi mật, và cũng được ứng dụng để trị đau dây thần kinh, viêm mô tế hoặc đau răng.
III – Ý nghĩa cây thường xuân trong phong thủy
Trong ngũ hành phong thủy, cây thường xuân mang mệnh mộc, ứng với màu xanh lục của lá thường xuân. Ý nghĩa của màu xanh này chính là sự tươi mới, thanh thoát, nhẹ nhàng và bình yên. Từ đó sẽ giúp mang lại sự cân bằng cho gia chủ, cũng như giúp đẩy lùi những căng thẳng, tiêu cực trong cuộc sống. Và đây cũng màu tượng trưng cho sức khỏe của con người.
Trồng cây thường xuân sẽ giúp tạo không gian xanh mát trong nhà giúp át đi được sự nóng nảy, thúc đẩy sự hòa nhã trong giao tiếp, cư xử với nhau một cách nhã nhặn. Theo tương truyền thì cây thường xuân còn có khả năng xua đuổi tà ma, chướng khí, những vận hạn đen đủi, từ đó mang lại bình an, thịnh vượng cho gia chủ.
Cái tên thường xuân cũng có ý nghĩa, một tượng trưng cho sự trường tồn, bền vững, vĩnh cữu của tuổi trẻ. Khi tặng cây thường xuân cho người thân, bạn bè thì nó sẽ mang hàm nghĩa muốn gắn kết lâu dài, thể hiện sự chân thành và ngưỡng mộ.
Đặt thường xuân ở bàn làm việc sẽ giúp công việc đi lên, làm gì cũng thành và thuận buồm xuôi gió. Có nhiều người khi trồng thường xuân trên bàn làm việc thì sự nghiệp đã phất lên như diều gặp gió. Bởi nguồn năng lượng tốt từ thường xuân giúp cho hiệu quả công việc, mọi thứ được tốt hơn vị thế, công việc được hanh thông thuận lợi
IV – Cây thường xuân hợp mệnh gì?
Theo ngũ hành phong thủy, thường xuân mang mệnh mộc, ứng với màu xanh lá cây. Màu xanh là biểu tượng cho sự an yên, bình an. Với những ai hay nóng tính, khó kiềm chế cảm xúc bản thân, có thể khiến “xôi hỏng bỏng không” gây ảnh hưởng tới công việc chung, đường công danh sự nghiệp thì nên trồng cây này.
Cây thường xuân mang mệnh mộc nên thích hợp với người mệnh mộc hoặc mệnh hỏa. Nếu bạn đang mang hai mệnh này thì có thể trồng và chăm sóc cây thường xuân, chắc chắn sẽ mang lại nhiều tài lộc, may mắn và bình yên.
V – Hướng dẫn chăm sóc cây thường xuân cơ bản
1 – Ánh sáng
Tuy cây thường xuân không cần tới quá nhiều ánh sáng cho sự phát triển của nó nhưng nếu được trồng trong điều kiện tối quá lâu ngày sẽ khiến cho cây bị còi cọc yếu ớt, sức đề kháng giảm và rất dễ mắc các loại sâu bệnh. Khi cây bị thiếu sáng lâu ngày cũng khiến cây không duy trì được sắc xanh tốt nhất. Chính vì thế hãy đưa cây thường xuân ra ánh sáng định kì để cây có điều kiện “ăn sáng” nhé.
Như đã nói trên, cây thường xuân có nhu cầu rất ít về ánh sáng, bạn không nên đặt cây tại vị trí có cường độ ánh sáng quá gắt gao, vì có thể khiến cho lá cây bị cháy nắng. Chỉ nên đặt cây thường xuân tại vị trí có lượng ánh sáng phân tán, tại khu vực bóng râm, ánh sáng gián tiếp, nhiệt độ không quá cao. Những vị trí phù hợp có thể kể đến là cửa sổ thoáng gió, bên hiên nhà hoặc dưới bóng cây mát.
Nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển cả cây thường xuân là vào mùa đông, khi mà nhiệt độ môi trường xung quang xuống thấp. Hãy nhớ rằng cây thường xuân có thể chịu được rét nhưng không thế chịu được nhiệt độ cao đâu.
2 – Nước tưới
Cũng giống như các loài thực vật trồng trong nhà, khu vực râm mát, cây thường xuân không có nhu cầu tưới nước quá nhiều. Rất nhiều người hay bị mắc lỗi này khi tưới nước cho cây, khiến cho bộ rễ của cây bị úng sau đó bị héo lá và chết dần. Vậy thì cần phải tưới nước cho cây như thế nào thì mới đúng?
Mỗi một cây khác nhau có kích thước khác nhau, sống trong môi trường có độ ẩm khác nhau, nên lượng nước để tưới cho cây sẽ không giống nhau, chu kì tưới nước cũng khác nhau do nhu cầu rất khác nhau. Thật khó để nhận biết khi nào thì cây đang cần phải tưới nước.
Một mẹo nhỏ cho bạn chính là nhúng ngón tay vào chậu để cảm nhận độ ẩm bên trong chậu. Nếu thấy chậu khô đi hơn 40% thì đây là thời điểm phù hợp để tưới cây. Để thuận tiện cho việc tưới cây hơn thì bạn có thể ghi lại khoảng thời gian tưới cây này cách nhau bao lâu. Sau đó ghi nhớ và thực hiện cho lần sau đỡ phải nhúng tay vào để kiểm tra nữa.
Chậu cây cần phải đảm bảo là luôn thoát nước tốt, tránh để tình trạng ngập nước quá lâu vì có thể khiến rễ cây bị ngộp và úng nước. Vào những dịp thời tiết hanh khô, có độ ẩm xuống thấp thì bạn nên tưới thường xuyên hơn để đảm bảo độ ẩm cho cây. Chỉ cần tưới đều ướt hết bầu cây, không cần tưới quá đẫm nước, tránh tưới quá nhiều vào lá.
3 – Bón phân
Không cần bón phân quá nhiều cho cây, bởi trong giá thể thường có một lượng dinh dưỡng sẵn có rồi, nên chỉ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng là cây có thể phát triển khỏe mạnh. Bạn có thể sử dụng các loại phân hữu cơ cho an toàn, chu kì mỗi tháng bón một lần,. Tóm lại, cây thường xuân chỉ cần bón phân đơn giản là cây phát triển khỏe mạnh rồi.
Về cách thức bón có thể rải đều xung quanh chậu rồi xới đất cho phân phân tán đều. Hoặc có thể hòa tan với nước sạch rồi tưới cũng được. Tránh để chất hữu cơ như vỏ trái cây, rau củ… Vì khi bón vào cây cũng chưa thể hấp thu được, trái lại có thể thôi rữa và khiến cây dễ bị mắc bệnh hơn.
4 – Cắt tỉa và phòng chống sâu bệnh
Với điều kiện thuận lợi thì cây thường xuân phát triển rất khủng khiếp, thậm chí còn bị đánh giá là loài thực vật xâm lấn, chúng phát triển các nhánh và dây leo với tốc độ chóng mặt. Vì thế bạn cần thường xuyên cắt tải để cây luôn giữ được kích thước ổn định, duy trì được vẻ đẹp nhất định và có được sức khỏe mạnh tối ưu.
Khi cây đã phát triển tốt và ổn định, bạn có dựa vào khả năng phát triển nhanh này của cây để nhân giống thành nhiều cây khác, bằng cách cắt nhánh cây ngâm vào chất kích rễ và giâm chúng xuống giá thể phù hợp.
Bình thường cây thường xuân có sức sống rất khỏe mạnh, sức đề kháng cũng thuộc dạng “trâu bò” nên gặp rất ít bệnh hại. Nhưng bạn cần lưu ý tới một số loại bệnh gặp trên cây như đốm lá và sâu cuốn lá. Đây là hai loại sâu bệnh thường gặp nhất của thường xuân. Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết này.
VI – Cách nhân giống cây thường xuân
Bạn có thể nhân giống cây bằng phương pháp giâm cành. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chậu lớn, chứa đất tơi xốp đã bón lót sẵn, chú ý không nên đổ đất đầy miệng chậu, mà bề mặt đất nên cách miệng chậu khoàng 5 cm. Cắt lấy một đoạn cành non đã giâm khoảng 8-12 cm, cắm vào chậu đất.
Sau đó, hãy mang chậu cây đặt vào một vị trí râm mát, có độ ẩm tốt. Sau khoảng 2 tuần, cây sẽ ra rễ nếu được đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ cần thiết (khoảng 15- 25 độ C).
Ngoài ra, ta còn có một cách khác để nhân giống cây đó là cắt lấy một cành thường xuân với khoảng 2-4 mắt mầm, ngâm cành trong nước sạch và đặt trong phòng với nhiệt độ 20 độ C. Sau khoảng 10 ngày, cành thường xuân cũng có thể mọc rễ mới. Sau đó, bạn lấy cành thường xuân đã ra rễ trồng vào chậu đất chuẩn bị sẵn, chú ý cẩn thận không để rễ bị đứt. Ấn đất thật chặt xung quanh bầu rễ để cây đứng vững.
Trồng cây giống vào chậu xong, bạn nên đổ một ít sỏi đá xung quanh rễ cây. Không nên để cây mới trồng ở nơi có nhiệt độ cao hay ánh nắng mặt trời gay gắt bởi cây dễ bị khô héo, chăm sóc sẽ khó khăn hơn và cây phát triển kém hơn.
Nên đặt ở nơi thoáng mát, tưới nước đảm bảo độ ẩm thường xuyên. Cây có sức sống khá mãnh liệt và bền bỉ, có thể chịu được giá rét nhưng không chịu được nắng nóng gay gắt. Chọn vị trí cho cây là một việc hết sức quan trọng.
VII – Một số loài cây thường xuân khác
- Hedera helix ‘Duckfoot’
- H. hibernica ‘Spetchley’
- H. helix ‘Lalla Rookh’
- H. helix ‘Triton’
- H. helix ‘Anita’
- H. helix ‘Ivalace’
- H. helix ‘Pink ’n’ Curly’
- H. helix ‘Green Ripple’
- H. helix ‘Parsley Crested’
- H. helix ‘Cockle Shell’
Team MOW Garden
Xem thêm:- Cách Chăm Sóc Cây Bạch Mã Hoàng Tử
- Top 20 các loại hoa hồng dễ trồng, đẹp rực rỡ dành cho người mới
- Cửa hàng bán cây cảnh mini chất lượng & uy tín MOW Garden
- Báo Giá Cây Bàng Singapore Đủ Loại 2021
- Danh Sách Các Loại Cây Lưỡi Hổ Thông Thường
Từ khóa » Cây Thường Xuân Tên Tiếng Anh
-
CÂY THƯỜNG XUÂN In English Translation - Tr-ex
-
Cây Thường Xuân In English - Glosbe Dictionary
-
Dây Thường Xuân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ý Nghĩa Phong Thủy & Cách Trồng Cây Thường Xuân
-
Cây Thường Xuân - English Ivy - Nắng Nghiêng Garden
-
NOTH Garden - HEDERA HELIX (English Ivy) Cây Thường Xuân
-
Cây Thường Xuân(cây Thường Xuân, Natsuta) - Mimir
-
Cây Hedera Helix Jubilee (English Ivy Marble, Hedera Helix Var ...
-
Cách Trồng Và ý Nghĩa Phong Thuỷ Của Cây Thường Xuân
-
Cây Thường Xuân Tác Dụng Và ý Nghĩa Phong Thủy - Web Cây Cảnh
-
Cách Chăm Sóc Cây Thường Xuân Tươi Tốt Tại Nhà | Cleanipedia
-
LÁ THƯỜNG XUÂN – DƯỢC LIỆU QUÝ TRỊ HO | OPC