Cây Thủy Trúc Cây Cảnh Phong Thủy Cao - Hoa đẹp
Có thể bạn quan tâm
Cây thủy trúc là cây nội thất trong nhà
Một loại cây có kiểu xếp lá độc đáo, tròn xinh như một bông hoa đẹp trên đỉnh, dáng cây thanh mảnh, đỡ lấy ô hoa như chiếc dù nhỏ xinh xắn. Đó chính là cây thủy trúc, loại cây không chỉ đem đến vẻ đẹp thú vị, tươi trẻ cho không gian sống mà theo phong thủy khi trồng thủy trúc trước và sau nhà, cây còn có tác dụng từ tà đem đến may mắn, tốt lành cho chủ nhân.
Đặc điểm nổi bật cây thủy trúc
Cây thủy trúc còn có tên gọi cây lác dù, cây trúc ngược có Tên khoa học: Cyperus alternifolius hoặc Cyperus involucratus, thuộc họ Cyperaceae – Cói, xuất xứ từ Madagasca ở Châu Phi.
Cây thủy trúc thuộc loại cây thủy sinh, thân thảo , mọc thành bụi, sống lâu năm, chiều cao khoảng 0,5-1,5m. Thân thủy trúc mọc thẳng tắp, hướng lên trên, màu xanh đậm, có dạng tròn mảnh mai, nhẵn bóng. Lá thủy trúc biến đổi thành các bẹ dưới gốc, trên đỉnh các lá bắc xếp thành vòng xòe ra ngoài. Các lá bắc dài, cong xuống trông như chiếc dù đẹp mắt. Hoa thủy trúc xếp tỏa nổi trên lá bắc, có màu trắng khi còn non rồi chuyển nâu khi về già.
Trông cây thủy trúc giống như một cây cau mini rất ngộ nghĩnh.
Lợi ích và cách trang trí cây thủy trúc
Cây thủy trúc có hình dáng thanh mảnh, lá cây xếp đều đặn như một bông hoa xanh duyên dáng đem đến vẻ đẹp mới lạ,sinh động ở vị trí cây xuất hiện:
- Thủy trúc sống tốt trong môi trường nước có khả năng lọc sạch nước, làm nước lắng cặn, trong hơn vừa có khả năng hấp thụ khí độc trong không khí đem đến môi trường an toàn, trong lành.
Thủy trúc phát triển nhanh, lại chịu được bóng, nắng nên được sử dụng nhiều để tạo tiểu cảnh hồ nước trong sân vườn, biệt thự.
Thủy trúc còn được trồng bình thủy sinh có vẻ đẹp tươi tắn dùng để trang trí bàn làm việc, phòng khách, phòng ăn… mang đến vẻ đẹp sinh động, yên bình.
Cây thủy trúc còn trồng chậu đứng trang trí hiên nhà, hành lang, cầu thang…đem đến sắc xanh tươi tắn. Với hình dáng đẹp, lá cây thủy trúc còn được dùng trong cắm hoa nghệ thuật.
Cách trồng chăm sóc cây thủy trúc
Cây thủy trúc có tốc độ phát triển nhanh, ít sâu bệnh, chịu khắc nghiệt rất tốt:
- Ánh sáng: thủy trúc ưa sáng nhưng cũng sống tốt trong bóng râm,
- Nhiệt độ: cây thủy trúc chịu được biên độ nhiệt lớn, cây chịu nóng và lạnh tốt, không bị rụng lá vào mùa đông.
- Độ ẩm: thủy trúc ưa ẩm
- Đất trồng: Cây thủy trúc không kén đất, kể cả đất khô hạn lẫn úng ngập. Thủy trúc có thể trồng dưới bùn như sen súng.
- Tưới nước:cây chịu hạn hoặc úng tốt nên việc tưới nước đơn giản. Rễ thủy trúc dạng chùm nhưng rất khỏe.
Thủy trúc mọc khỏe, phát triển nhanh nên trong quá trình phát triển thủy trúc hay thay lá, bạn cần thường xuyên cắt bỏ lá úa vàng tránh làm rụng lá xuống nước làm mất mỹ quan và ô nhiễm nước. Nếu trồng thủy sinh cần chú ý lượng nước quá cao làm ngập thân và chạm đến lá dễ làm lá vàng và thối rữa.
- Bón phân: thủy trúc không cần bón phân nhiều nếu trồng trong hồ nước. Nếu trồng thủy sinh trong bình thì cần thay nước hàng tuần.
Thủy trúc nhân giống dễ dàng bằng cách tách bụi.
Từ khóa » Thủy Trúc
-
Cây Thủy Trúc - Cây Cảnh Với Khả Năng Lọc Nước, Làm Sạch Môi Trường
-
Cây Thủy Trúc Hợp Tuổi Nào, Mệnh Gì Và Cách Trồng - Hata Landscape
-
Cây Thủy Trúc - ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Hiệu Quả
-
Cây Thủy Trúc - Phương Trung Green
-
Cây Thủy Trúc: ý Nghĩa Phong Thủy, Tác Dụng Và Cách Trồng - KHBVPTR
-
Cây Thủy Trúc - Cây Thủy Sinh Có Tác Dụng Lọc Nước
-
Cây Thuỷ Trúc Nhỏ Làm Cảnh Lọc Nước | Shopee Việt Nam
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Thủy Trúc Trừ Tà
-
Cây Thủy Trúc – Cây Thủy Sinh Lọc Nước Cực Tốt - Chợ Hoa Việt
-
Cách Chăm Sóc Cây Thủy Trúc - Chợ Hoa Online
-
Lọc Nước Hồ Cá Bằng Cây Thủy Trúc Tuyệt Cú Mèo | Cyperus Alternifolius