Cây Thủy Tùng Thủy Sinh đẹp để Bàn Phong Thủy Tốt - Web Cây Cảnh
Có thể bạn quan tâm
Cây Thủy Tùng hay còn gọi là Thông Nước là một trong các loài cây cho gỗ tốt nhất thế giới. Thân cây chắc, khỏe, bền, không mối mọt, cong vênh và có mùi thơm.
Người dân Anh thường chặt cây Thủy Tùng để lấy gỗ chế tạo ra cung tên. Chính vì những đặc điểm nổi trội trên mà, những cây lớn bị khai thác gần hết. Hiện nay Thủy Tùng cần được bảo tồn. Cây mang ý nghĩa phong thủy cho sự trường tồn, bền bỉ và hài hòa.
Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm được cách nhân giống thủy tùng thành công năm 2011. Bằng cách ghép chồi lên thân cây bụt mọc. Những cây thủy tùng nhỏ được trồng rất phổ biến hiện nay như một loại cây để bàn.
Mục Lục
- Ý nghĩa phong thủy của cây Thủy Tùng
- Đặc điểm của cây Thủy Tùng
- Cách chăm sóc cây Thủy Tùng
- Nước
- Ánh sáng
- Vị trí đặt cây
- Đất
- Nhân giống
Ý nghĩa phong thủy của cây Thủy Tùng
Cây Thủy Tùng trong tự nhiên là loại cây mọc và sống trung gian giữa đất và nước. Bản thân nó mang ý nghĩa của sự hài hòa rất tốt trong ngũ hành phong thủy.
Vì bản thân sống ở vùng gần sông, hồ. Mỗi lần mưa bão cây sẽ phải gánh chịu những trận mưa gió đầu tiên và mạnh nhất. Dù vậy cây vẫn đứng thẳng hiên ngang và sẵn sàng đương đầu với từng cơn bão. Cây Thủy Tùng như hiện thân của một bài học cho con người về sự bền bỉ, kiên trì trước những khó khăn thử thách của cuộc sống.
Cây thuộc hành thủy, trong ngũ hành của các nước đông phương thì thủy sinh kim. Vì vậy trồng cây này sẽ giúp gia chủ mệnh kim gặt hái được nhiều tài lộc và của cải. Là loài cây sống lâu năm, cây Tùng trong phong thủy đại diện cho sức khỏe và sự trường thọ.
Người xưa tin rằng trồng cây Thủy Tùng cổ thụ bên nhà sẽ giúp những thành viên trong gia đình sống lâu hơn. Việc tặng loại cây được xem như thay cho lời chúc trường thọ và khỏe mạnh đến người nhận.
Đặc điểm của cây Thủy Tùng
Tên thường gọi: Thủy tùng, thông nước
Dánh pháp hai phần: Glyptostrobus pensilis
Thực vận duy nhất còn tại thuộc chi: Glyptostrobus
Nguồn gốc: Vùng đông nam Trung Quốc
Nơi sống: Vùng cận nhiệt đới đông nam Trung Quốc, từ tây Phúc Kiến tới đông nam Vân Nam, và cũng hiện diện ở miền Nam Việt Nam.
Chi Glyptostrobus đã từng phủ một vùng rộng lớn hầu như khắp bán cầu Bắc, vào thế Paleocen. Hóa thạch cổ nhất biết đến là vào kỷ Creta, tìm thấy ở Bắc Mỹ. Chúng đóng góp rất lớn trong việc hình thành các đầm lầy than đá vào đại Tân Sinh.
Vào trước và trong thời kỳ Băng hà, mật độ phân bố của chúng đã thay đổi, chỉ còn lại như ngày nay. Ở Việt Nam, hoá thạch loài này thường gặp ở đầm lầy Lai Châu, Đồng Giao, Đắk Lắk. Riêng ở Đắk Lắk còn 2 quần thể Thủy Tùng tự nhiên duy nhất ở Việt nam và cả trên thế giới. Ở huyện là Ea H’leo và Krông Năng hiện đã được khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt.
Cây Thủy Tùng có thể cao đến 30 m hay hơn, đường kính thân 0,6 – 1 m hay hơn. Vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30 cm, mọc lan xa cách gốc tới 6–7 m.
Lá có 2 dạng: Ở cành dinh dưỡng có hình dùi, dài 0,6-1,3 cm, xếp thành 2-3 dãy và rụng vào mùa khô, ở cành sinh sản có hình vảy, dài 0,4 cm và không rụng. Nón đơn tính, cùng gốc, mọc riêng rẽ ở đầu cành.
Nón cái hình quả lê, mỗi vảy mang 2 noãn. Sau khi thụ tinh các vảy hóa gỗ và dính nhau ở gốc tạo thành một nón dài 1,8 cm, rộng 1,2 cm với các vảy gần như liền nhau 7 – 9 mũi nhọn hình tam giác, hơi uốn cong ra phía ngoài.
Mỗi vảy mang 2 hạt, hình trứng, dài 13 mm, rộng 3 mm, mang cánh hướng xuống dưới. Loài này có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vì bị khai khác quá mức do gỗ không bị mối mọt, cong vênh, thớ gỗ mịn, và có mùi thơm.
(Nguồn: Wiki)
Cách chăm sóc cây Thủy Tùng
Cây rất dễ sống và chăm sóc, không yêu cầu quá cao về các điều kiện.
Nước
Có lẽ yếu tố quan trọng đầu tiên đối với cây Thủy Tùng là nước, cây ưa ẩm nên cần cung cấp nước thường xuyên cho cây, thuộc loại rễ khí sinh nên cây không sợ bị úng, nhưng tốt nhất thì ta cũng lên trồng phần thân nhô cao. Và cách tốt hơn có thể chúng ta mua cây thủy sinh thì ta sẽ không phải lo việc tưới nước.
Ánh sáng
Cây Thủy Tùng thuộc cây bán râm, ưa ánh sáng nhẹ và được che đi phần ánh nắng gắt, nhiệt độ phù hợp là từ 18-25 độ C, Nếu để cây trong phòng thì nên thỉ thoảng đưa cây ra ngoài nắng và thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối, tránh ánh nắng gắt buổi trưa mà hè.
Vị trí đặt cây
Ngoài ra một yếu tố cũng rất quan trọng đối với cây Thủy Tùng đó là vị trí đặt cây, cây cần để nơi thoáng, có không khí lưu thông như ở ban công, hành lang, hiên nhà, cửa sổ…
Đất
Loại đất thích hợp với cây là loại đất có nhiều mùn, giữ ẩm tốt, nhưng không đọng nước. Ta có thể lấy sơ dừa, trấu, dớn trộn chung với đất, sỉ than hoặc đá perlife để tạo độ thoáng cho cây.
Nhân giống
Cây cũng ra hoa và có quả. Nên ta có thể trồng từ hạt hoặc nhân giống bằng cách tách bụi để đạt được hiệu quả cao nhất
Từ khóa » Cây Thủy Tùng Wiki
-
Thông Nước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Thủy Tùng Wallace – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Thủy Tùng Có Gì Mà đắt Và Hiếm Như Vậy? - WIKI
-
Đặc điểm Và Phân Bố Cây Thủy Tùng
-
Thủy Tùng - Wiki - Cây Cảnh
-
Cây Thủy Tùng Có Gì Mà đắt Và Hiếm Như Vậy? - VietNamNet
-
Taxus - Wikimedia Tiếng Việt
-
Những Cây Thủy Tùng Còn Sót Lại Trên Thế Giới
-
Taxus Baccata – Wikipedia - Wiki Là Gì
-
Thông Nước: Loài Thực Vật - Wiki Tiếng Việt - Du Học Trung Quốc
-
Thủy Tùng - Yew - Wikipedia
-
Cây Thủy Tùng - 1 Phút Tiết Kiệm Triệu Niềm Vui