Cây Tía Tô: Tên Khoa Học, Công Dụng Và Cách Trồng - Ma Ngoáy

Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024 Ma Ngoáy
No Result View All Result Ma Ngoáy
  • Ẩm Thực
  • Cẩm nang
  • Chơi
  • Dịch vụ
  • Khỏe
  • Làm
  • Phiêu
No Result View All Result Ma Ngoáy No Result View All Result Home Khỏe Cây tía tô: tên khoa học, công dụng và cách trồng 24/05/2024 0Tía tô

Cây tía tô là một trong những loại rau thơm được bán tại khắp các khu chợ trong nước ta. Loại rau này có tính mát và thường được các bà nội trợ dùng để chế biến mọi món ăn hàng ngày. Thế nhưng, loại dùng để nấu ăn loài cây này còn được sử dụng làm bài thuốc dân gian chữa rất nhiều bệnh. Hãy cùng Ma Ngoáy tìm hiểu về công dụng mà loài cây này mang lại cho sức khỏe của chúng ta.

Tìm hiểu về cây tía tô

  • Tía tô còn có tên gọi khác là: tử tô, tô ngạnh, tô diệp hay é tía

  • Tên khoa học : Perilla frutescens

  • Tên đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla nankinensis (Lour.) Decne, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens

Tía tô là cây thảo thuộc họ hoa môi, hay họ húng, họ bạc hà, thân cao từ  0,5- 1m. Lá mọc đối, mép khía răng cưa, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa.

Quả bế, hình cầu màu nâu nhạt, ra hoa tháng 9-10 hàng năm. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Loài tía tô mép lá quăn (Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata) có giá trị sử dụng cao hơn. Loài cây tía tô(Perilla frutescens) có nguồn gốc từ vùng núi Himalayas đến vùng Đông Nam Á. Đây là loại rau gia vị được trồng phổ biến ở Châu Á cũng như Việt Nam.

Thành phần và dinh dưỡng của cây tía tô

  • Trong các bộ phận cây tía tô có chứa tinh dầu (khoảng 0,5%) mà thành phần chủ yếu là perillaldehyd (4- isopropenyl, 1-cyclohexen 7-al), limonene, anilin và dihydrocumin.

  • Trong hạt tía tô có dầu béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic; acid amin: arginin, histidin, leucin, lysin, valin.

  • Trong lá tía tô rất giàu chất xơ dinh dưỡng (dietary fiber), giàu chất khoáng dinh dưỡng (dietary minerals) như canxi (calcium), sắt (iron) , kali (potassium) và vitamin A, C và riboflavin.

Xem ngay: Rụng tóc sau sinh có nguy hiểm? Nguyên nhân và cách điều trị đơn giản tại nhà

Đặc điểm nhận biết của cây tía tô

Là loại cây cỏ, cao 0.5-1m, thân thẳng đứng có lông, lá mọc đối hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa, có màu tím hoặc xanh. Hoa trắng hoặc tím nhạt. Được trồng khắp nơi trong cả nước.

Ở Việt Nam thì chủ yếu phổ biến giống tía tô mặt trên xanh, mặt dưới tím và thường được sử dụng ăn sống, ăn kèm trong các món gỏi, rau sống. Ngoài ra trên thị trường hiện nay còn có thêm 2 giống tía tô nữa đó là rau tía tô xanh và tía tô đỏ (tía tô tím).

Tía tô xanh là loại tía tô Nhật Bản, đây là loại rau gia vị ăn kèm không thể thiếu trong các món ăn truyền thống của người Nhật như sashimi, sushi… Rau tía tô Nhật không chỉ có tác dụng làm tăng thêm hương vị của các món ăn, phòng trừ bệnh gút mà nó còn có tác dụng làm đẹp, giảm cân nên rất được phụ nữ Nhật ưa thích.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tía tô

Kỹ thuật và cách gieo trồng

Thời vụ Xuân: gieo trong tháng 2 đến đầu tháng 3. Khi cây con có 4 – 8 lá thật là có thể đem đi trồng được. Vụ Thu: gieo trồng từ tháng 6 đến tháng 8. Thời vụ này Tía tô thường ra hoa, kết quả sớm.

Cách gieo trồng tía tô: Trước khi gieo, ngâm hạt trong nước từ 30 – 120 phút, để ráo nước rồi trộn hạt giống với đất bột hoặc tro thô cho đều. Khi gieo hạt, cần gieo đi gieo lại 2 – 3 lần cho đều. Nếu đất gieo hạt đủ ẩm, có thể ủ để hạt nứt nhanh rồi hãy trộn với đất bộ hoặc tro khô để gieo, gieo xong rắc một lớp đất bộ mỏng, phủ rác và tưới nhẹ bằng nước cho đều. Khi cây có từ 4 – 8 lá thật có thể nhỏ đi trồng, tiếp tục chăm sóc những cây còn lại. Khi cây được 10 – 12 lá nên hái bấm ngọn để cây phát triển nhiều cành.

Xem ngay: Công dụng của giấc ngủ với phụ nữ không phải ai cũng biết

Cách trồng cây tía tô: Sau khi làm đất lên luống xong rạch hàng hoặc bổ hốc theo khoảng cách 25 x 35cm, sâu 10 – 12cm, bỏ từ 1 – 2 lạng phân chuồng mục đã trộn cho 1 hốc. Sau đó, bứng từng cây Tía tô con có cả rễ và đất đặt xuống hốc hoặc nhổ cây không bị đứt rễ đem trồng, lấp đất lại lần nữa cho phẳng mặt, tưới nhẹ chung quanh gốc.

Cách chăm sóc cây hiệu quả

Chăm sóc vườn ươm: Vườn ươm cần bảo đảm đủ ẩm liên tục, nhổ cỏ kịp thời, thường xuyên theo dõi để phòng các loại sâu hại cây con. Trước khi đem trồng từ 7 – 8 ngày cần tưới dưới gốc cây bằng nước phân hoặc nước tiểu pha loãng (chú ý sau khi tưới nước phân cần tưới lại bằng nước lã)

Sau khi cấy trồng: Từ 3 – 7 ngày sau khi trồng cần tưới và giữ ẩm liên tục để cây mau bén, mau ra rễ mới. Tưới nước phân pha loãng sau khi trồng được 15 – 16 ngày và sau mỗi lần thu hái.

Tác dụng của cây tía tô

Theo các nhà nghiên cứu thì trong thành phần hóa học của cây tía tô thì có chứa khoảng 40% hàm lượng dầu với thành phần lớn là các axit béo chưa bão hòa và chủ yếu là axit alpha-linoleic.

Trong đó có chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất, khi các nhà khoa học chiết xuất là tía tô thì đã phát hiện ra có chất chống oxy hóa và chống dị ứng, chống viêm, trầm cảm và không gây ra các dị ứng nào.

Các bộ phận ở trên cây tía tô đều có thể sử dụng được như: cành của cây tía tô có tác dụng an thai, lá tía tô có tác dụng điều trị bệnh sốt, ho, cảm mạo và ra mồ hôi. Quả của cây tía tô có thể sử dụng trong việc điều trị bệnh ho, trừ đờm và bệnh hen suyễn. Ngoài ra lá tía tô còn có thể làm gia vị cho các món ăn. Dưới đây là một số công dụng của lá tía tô trong việc chữa các chứng bệnh thường gặp:

Xem ngay: Nổi mề đay: Nguyên nhân và cách điều trị

Chữa bệnh Gout

  • Tía tô có chứa 4 chất có thể làm giảm hiệu quả Enzyme xanthine oxidase là nguyên nhân hình thành Acid uric gây ra gout, nhờ đó Acid uric được giữ ở mức phù hợp.

  • Ngoài ra chúng còn làm giảm đau giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn. Do đó các bệnh nhân mắc gout cảm thấy đỡ hơn rất nhiều.

  • Theo kinh nghiệm truyền tai, bệnh nhân gút có thể nhai nuốt sống lá tía tô để chặn mỗi khi cơn đau ập đến. Nếu uống nước lá này đều đặn theo dạng thuốc sắc thuốc sẽ giúp giản dần cơn đau.

  • Còn hàng ngày bổ sung tía tô trong các bữa ăn dưới dạng món rau sống là cách để phòng ngừa bệnh tái phát.

Giải cảm bằng lá tía tô

Để có thể giúp giả cảm bằng lá tía tô thì chúng ta có thể sử dụng lá tía tô theo 2 cách là xông và làm gia vị cho món cháo:

  • Xông: bạn chỉ cần chuẩn bị lá tía tia với một ít lá sả và lá hương nhu đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối. Sau khi các nguyên liệu được làm sạch và cho vào nồi đun nhỏ lửa đến khi nào sôi thì tắt bếp. Khi xông thì trùm chăn kín và từ từ mở vung để cho hơi trong nồi thoát ra dao cng vừa ở mức có thể chịu được. Thời gian xông khoảng 10-15 phút.
  • Nấu cháo: Cần chuẩn bị thịt nạc xay lá tía tô và gạo, với cách này thì bạn nấu cháo thịt xay như bình thường, khi ăn thì trộn thêm lá tía tô non thái chỉ vào ăn cùng.

Chống viêm – chống dị ứng

Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh hiệu quả của tía tô trong điều trị chứng nhạy cảm, dị ứng theo mùa và hen suyễn. Tất cả nhờ các thành phần tuyệt vời của nó bao gồm quercetin, acid alpha-linolenic, luteolin và rosmarinic acid, perilla có thể ức chế trực tiếp sự phóng thích histamin từ tế bào, giảm cytokine gây viêm và viêm da tiếp xúc.

Mong rằng với những thông tin chi tiết mà Ma Ngoáy chia sẻ sẽ giúp cho bạn đọc có được cái nhìn khái quát nhất về công dụng của cây tía tô mang lại đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn đừng quên áp dụng những phương pháp chữa bệnh từ cây tía tô vào đời sống thực tế của chính gia đình mình nhé.

ShareTweetSharePin Previous Post

Dịch vụ quản trị website giá rẻ

Next Post

Dịch vụ thiết kế website giá rẻ

Blogger Trần Thắng

Blogger Trần Thắng

Chào các bạn, tôi là Trần Thắng hay còn gọi là Anh Thắng Giấu Tên - Người sáng lập ra hội Ma Ngoáy. Đây là tài khoản quản lý nội dung tại website này, bao gồm các nội dung tổng hợp và sưu tầm có trích nguồn từ các tác giả. Xin cảm ơn bạn đã đồng hành!

Related Posts

dùng điện thoại về đêm

Sự thật đáng sợ khi dùng điện thoại ban đêm

02/06/2024 tác hại của ánh sáng xanh

Tác hại của ánh sáng xanh nguy hiểm hơn chúng ta biết!

02/06/2024 tình dục học là gì

Tình dục học là gì: Tổng quan toàn tập về Tình Dục

02/06/2024 cách chăm sóc bộ não

Cách chăm sóc bộ não bằng dinh dưỡng, luyện tập và lối sống

01/06/2024 Next Post dịch vụ thiết kế website giá rẻ Hội Ma Ngoáy

Dịch vụ thiết kế website giá rẻ

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

ma ngoáy ma ngoáy ma ngoáy Ma Ngoáy

Hội Ma Ngoáy là nơi hội tụ những người yêu viết lách. Ý tưởng được bắt nguồn từ Ma Tốc Độ – Ghost Rider. Đã có Ghost Rider vậy tại sao không có Ghost Writer? Chỉ đơn giản vậy thôi, và hội Ma Ngoáy được nhen nhóm từ những ngày cuối năm 2017.

Categories

  • Ẩm Thực
  • Cẩm nang
  • Chơi
  • Dịch vụ
  • Khỏe
  • Làm
  • Phiêu

Thông tin cơ bản

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Đăng ký CTV
  • Hợp tác quảng cáo
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin liên hệ

  • Zalo: 0972 219 297 (chỉ nhắn tin)
  • Email: Mangoayvn@gmail.com
  • Địa chỉ: 26 Đường Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
  • Fanpage: Ma Ngoáy

© 2023 Hội Ma Ngoáy. Một sản phẩm của Xuyên Việt Media

No Result View All Result
  • Ẩm Thực
  • Cẩm nang
  • Chơi
  • Dịch vụ
  • Khỏe
  • Làm
  • Phiêu

© 2023 Hội Ma Ngoáy. Một sản phẩm của Xuyên Việt Media

Từ khóa » Cây Tía Tô Rễ Gì