Cây Trà Mi - Cây Xanh Hoàng Gia

Giới thiệu cây trà mi

Nguồn gốc

Cây trà mi thuộc loại hoa đắt tiền hiếm thấy, chỉ có những giới sành cây cảnh, giàu có mới có điều kiện sở hữu loại cây này.

 

Tên khác : trà mi, trà hoa, cây trà bạch, cây trà hồng

 

Tên khoa học camellia japoniaca L.

 

Thuộc họ chè teaceae

 

Mô tả:

Cây trà mi đẹp

 cây trà mi đẹp

 Cây trà mi cổ thụ

Cây trà mi cổ thụ.

Cây trà mi cảnh

Cây trà mi cảnh

 Cây trà mi hồng

Cây trà mi cho hoa màu hồng

Trà mi là cây thân gỗ nhỏ, có dạng bụi, phân cành và nhánh xum xuê.

Lá trà mi có màu xanh đậm, bóng, phần mép có răng cưa. Đặc điểm giống như lá cây chè.

Hoa trà mi

Đặc điểm hoa trà vô nhụy

 Hoa trà mi trắng

Hoa trà mi mọc đơn, khoảng 2 đến 3 cái ở đầu cành, hoa rất đẹp, mọc dày đặc cây, thậm chí người ta còn phải bỏ bớt nụ.

Mỗi hoa có rất nhiều cánh, mọc xếp sát vào nhau, hoa có màu trắng, vàng, hồng, đỏ… Nếu chăm sóc tốt hoa có thể to bằng cái bát con. Loài hoa này không sợ gió lạnh, hoa to. Tràng hoa có đơn tràng, trùng tràng, thường cho hoa từ tháng 11 đến tháng 4 sang năm.

Đặc điểm

Cây trà mi có đặc điểm sinh trưởng chậm, cần chế độ chăm sóc khá kỳ công. Thích hợp với những nơi có khí hậu mát mẻ, giàu chất dinh dưỡng, đất tốt, cây chịu lạnh tốt.

Tác dụng

- Cây trà mi là loại cây thảo mộc, thân gỗm thường nở hoa vào đầu xuân, cuối đông,  mỗi lần nở hoa kéo dài với thời gian hàng tháng. Theo như trong y học thì hoa trà mi có vị ngọt đắng, tính mát, nhiều công dụng trong việc lương huyết, trị các chứng thổ huyết, chỉ huyết và tán ứ, chảy máu cam, kiết lị ra máu, tổn thương do trật đả, bị bỏng và các bệnh về da liễu khác.

cay hoa tra mi

cây trà mi trang trí khuôn viên

cay tra mi co thu

cay tra bach co 

cây trà bạch cổ

Phương pháp trồng cây trà mi

Cây trà mi

cay tra mi giong

cây trà mi giống

Cây trà mi được nhân giống bằng cách chiếu các cành tơ.

- Chỉ cần dùng dao sắc cắt các đoạn cành phía ngọn nơi các cành thừa chìa ra phía ánh nắng khoảng từ 18 đến 20 cm rồi tiến hành giâm vào đất bùn ao khô sạch. Cần phơi ải che mưa, che nắng cẩn thận vào đầu mùa xuân.

- Để kích rễ cho cành tơ này các bạn có thể dùng thuốc NAA, IAA… từ 30 – 35 ppm. Hoa của trà Mi nở vào tầm nửa sáng, lúc đó khi hậu ấm và ẩm,  chỉ cần nhiệt độ ở 10 độ C là hoa có thể nở được. Mùa đông, cây trà mi sinh trưởng phát triển khá tốt, nhưng đối với nhiệt độ 20 độ C thì cây có vẻ mất nước, rễ bị khô lá và hoa, sức sinh trưởng cũng bị giảm đi.

- Rễ của trà mi sinh trưởng và phát triển chậm nên cứ khoảng 2 – 3 năm tiến hành thay chậu 1 lần. Nếu cây được trồng trong vườn thời gian thích hợp đánh cây lên chậu vào tháng 6 hoặc tháng 9, không nên chọn mùa có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp để đánh cây.

- Loại đất thích hợp nhất là đất mục, đất vườn, thêm một chút phân chuồng hoai mục, hoặc ít cát. Đất trồng phải chua, có thể mua thế ít lưu huỳnh sunfat sắt trộn vào để tăng độ chua cho đất.

- Cây trà mi được trồng nhiều trong chậu, nên yêu cầu phải có đất tốt, đất phù sa phơi thật khô + phân bón nhiều (chọn phân chuồng đã hoai mục), những nơi đất tơi xốp nhiều mùn để thu hút được nhiều giun dế, làm cho đất xốp phù hợp sinh trưởng của cây.

- Cây trà mi sinh trưởng chậm, hàng năm hoa ra nụ vào tháng 5 – 6. Lúc mới trồng cần đặt cây vào nơi khô ráo, nơi có ánh sáng không trực tiếp người ta thường gọi là “bán âm bán dương”, sau khoảng 2 – 3 năm cây lớn khỏe thì có thể đưa ra ngoài ánh sáng trực tiếp.

Cách chăm sóc cây hoa trà mi

cay hoa tra mi

cây hoa trà mi tại vườn ươm

- Khi trồng cây xong cần có chế độ tưới nước phù hợp, tránh bị ngập úng cây sẽ chết.

- Trà Mi là cây ưa nơi thoáng gió nhưng các bạn cần chú ý tránh gió lùa quá mạnh.

- Hoa cây trà mi ưa “bán âm bán dương”, ưa khí hậu ẩm nên không được phơi dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu. Đối với những giới sành hoa có chơi một vài chậu thì có thể tạo một bóng mát riêng cho cây nhất là vào thời gian buổi trưa và buổi chiều. Hoa có thể nở ở nhiệt độ là 5 – 10 độ C.

- Hoa cây trà mi chịu rét rất tốt, nhưng với nhiệt độ khô hanh cần chú ý tới độ ẩm cho cây tránh rụng, khô lá và hoa.

- Thường xuyên dùng vùi nước bơm xịt rửa 2 mặt lá cho cây để giữ cho lá luôn sạch. Trường hợp lá bẩn quá rất dễ làm cho các loại rệp tấn công.

- Đối với cây trà bị rệp, sâu bệnh hay loại nhện phá hoại cần hòa loãng thuốc trừ sâu loại nhẹ để phun cho cây.

- Bón phân định kỳ với một lượng nhỏ, có thể pha thật loãng để tưới xung quanh gốc cây, tránh tưới trực tiếp hoặc quá đặc, cây dễ bị sót và chết.

Chủ đề liên quan:

Thiết kế vườn hoaThiết kế sân vườnThiết kế sân vườn theo phong thủysân vườn đẹp trên sân thượngCây cảnh đẹp

Từ khóa » Cây Trà My