Cây Trầm Hương Là Gì? Cách Nhận Biết Và Công Dụng Tuyệt Vời

Cây Trầm hương tự nhiên hay còn được gọi là cây Dó Bầu, là một trong những loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam được nhiều người biết đến vì công dụng của Trầm hương cực kỳ hữu ích. Hãy cùng Thiên Mộc Hương tìm hiểu kĩ hơn cây trầm hương có tác dụng gì, phân biệt các loại trầm thế nào trong bài viết dưới đây!

  1. Cây Trầm Hương là gì? 
  2. Cách nhận biết cây trầm hương – cây dó bầu
    1. Đặc điểm cây trầm hương
  3. Cây trầm hương sống ở đâu?
  4. Cây trầm hương gồm có những loại nào?
  5. Cây trầm hương mang đến những tác dụng gì?
    1. Đối với sức khỏe
    2. Về mặt tâm linh
  6. Ứng dụng của cây trầm hương và gỗ trầm trong đời sống của con người?
    1. Nước hoa
    2. Trị liệu và thảo dược
    3. Nghi lễ tôn giáo
    4. Trang trí và nội thất
    5. Khoa học và nghiên cứu
    6. Đồ trang sức
    7. Xông trầm
  7. FAQ – Các câu hỏi thường gặp về “cây trầm hương”
    1. Trầm hương có từ đâu?
    2. Trầm hương ở đâu nhiều nhất?
  8. Lời kết

Cây Trầm Hương là gì? 

Cây trầm Hương là cây gió bầu đã hình thành trầm hương bên trong thân cây, bề ngoài có màu xám đốm trắng, dáng cây cao, lá dài, gỗ bên trong đa phần màu trắng và 1 vài vị trí bên trong chứa lớp nhựa màu đen và đây chính là trầm hương.

cây trầm hương tự nhiên
Trầm hương được hình thành từ cây gió bầu bị thương

Trầm hương được sinh ra khi cây dó bầu bị thương, nấm mốc và sản sinh ra một chất nhựa để chống lại sự tấn công từ tự nhiên. Theo năm tháng, chất nhựa này sẽ hình thành nên trầm hương. và từ đó nhiều người vẫn hay dùng thuật ngữ cây trầm hương để nói về loại cây dó đã tạo ra trầm. Cây trầm hương thường được biết đến với nhiều cái tên thông dụng như cây gió bầu, cây kỳ nam, dó trầm hay cây trầm, … Với tên khoa học, nó được biết đến là Aquilaria agallocha Roxb.

trầm hương ở đâu nhiều nhất
Hình ảnh rừng cây trầm hương tự nhiên

Cách nhận biết cây trầm hương – cây dó bầu

Đặc điểm cây trầm hương

Trầm hương thường cao chừng 20 – 30m, ở những cây to đường kính thân có thể lên tới 60 – 80cm.

Cây trầm hương - Đặc điểm, sống ở đâu, dùng để làm gì?
Cây trầm hương có những cây to đường kính vừa 2 người ôm

Phần thân của cây trầm hương (dó bầu) thẳng, trên thân có xuất hiện các rãnh như lòng máng. Lớp vỏ ngoài của dó bầu thường nhẵn mịn, có màu nâu xám, vỏ có màu trắng và chứa nhiều chất xơ. Cành của loại cây này có đặc điểm thanh mảnh, cong queo, thường có màu nâu nhạt, các tán lá rất thưa.

Tìm hiểu về xuất xứ của cây trầm hương
Thân cây trầm hương có những vết khoang trắng

Lá cây trầm hương tự nhiên thường có đặc điểm mọc theo cách so le, phần cuống dài từ 4 – 6mm. Phiến lá hình dáng khá đặc biệt vì có hình bầu dục thuôn dài.

lá cây dó bầu
lá cây trầm hương

Cây trầm hương (dó bầu) cũng có hoa, các cụm hoa thường mọc ở đầu cành thành các chùm nhỏ. Hoa của cây trầm hương có màu vàng lục, trắng nhạt hoặc vàng xám, bên ngoài còn có các lông thưa, nhẵn ở mặt trong.

Hoa trầm hương
Hoa trầm hương

Quả của cây trầm hương có chiều dài khoảng 4cm, rộng khoảng 3cm, và dày 2cm. Mỗi quả trầm hương có 2 hạt, thường chín mùa hè tầm tháng 6 – tháng 7.

Qủa trầm hương
Quả trầm hương ngoài đời thực

Trầm hương là một khối gỗ nặng nhẹ tùy thuộc vào lượng tinh dầu chứa trong nó. Số năm tuổi của trầm càng cao thì khối lượng của trầm càng nặng. Mùi hương của trầm nhẹ dịu, đặc trưng. Khi đốt, trầm sẽ cho ra hương rõ và thơm hơn.

Màu sắc của trầm không đều nhờ các vân gỗ đan xen vào nhau. Độ đậm nhạt về màu sắc cũng sẽ tùy thuộc vào phân loại của trầm hương. Trầm càng nhiều tuổi màu sẽ đậm hơn.

Giá trầm hương rất cao bởi mức độ sản sinh trầm ngày càng ít. Nhiều mặt hàng giả trầm hiện nay đang xuất hiện rất nhiều với mức giá rẻ hơn gấp nhiều lần. Vì vậy bạn cần nắm những cách nhận biết trầm hương để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

>>> Xem ngay bài viết: Giá trầm hương tại sao lại mắc?

Cây trầm hương sống ở đâu?

Trên thế giới, cây trầm hương phân bổ chủ yếu ở các nước châu Á, cụ thể hơn là Đông Nam Á trong các khu rừng rậm nhiệt đới. Một số nước có thổ nhưỡng phù hợp để cây dó sinh sống như Việt Nam, Lào, Indonesia, Malaysia, Philippines, … Tại Việt Nam, trầm hương tập trung tại các tỉnh vùng núi, miền Trung, Tây Nguyên. các tỉnh như Quảng Nam, Khánh Hòa, Kiên Giang (Phú Quốc) được mệnh danh là xứ sở trầm hương, nơi sinh sống của những khu trầm lâu năm.

Tại Việt Nam, cây dó bầu mọc tự nhiên rải rác trong rừng từ Bắc vào Nam, phân bố tập trung ở các tỉnh Kon Tum, Kiên Giang, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hà Tĩnh và đảo Phú Quốc. Riêng đối với tỉnh Hà Tĩnh, theo số liệu thống kê đến năm 2020, có khoảng 3 triệu cây dó bầu, phân bố trên 3.000 ha, mật độ trung bình 1.000 cây mỗi ha với hơn 9.000 hộ dân trồng dó bầu – Theo VnExpress

>>> Xem chi tiết: Trầm hương sống ở đâu? để có thêm thông tin hữu ích về giống cây quý này

Cây trầm hương gồm có những loại nào?

Rừng cây dó
Cây trầm hương còn có tên gọi khác là cây dó bầu

Trầm hương được phân ra nhiều loại với nhiều đặc điểm và tính chất khác nhau. Trong đó có 4 loại chính:

Kỳ Nam: Kỳ nam được đánh giá là loại có chất lượng tốt nhất trong tất cả các loại trầm. Gỗ kỳ cũng được tạo nên từ cây trầm hương, Tuy nhiên, việc sản sinh ra kỳ chiếm tỷ lệ khá thấp, không phải cây nào cũng có thể cho ra kỳ nam. Vì vậy mà kỳ nam rất khan hiếm và có giá trị cao hơn rất nhiều so với trầm hương.

Hình ảnh gỗ kỳ nam
Hình ảnh gỗ kỳ nam

Trầm hương tự nhiên: Trầm hương tự nhiên thường là trầm rừng. Cây dó bầu phải mất hàng chục năm thì mới cho ra được khối trầm tự nhiên. Trầm loại này lượng tinh dầu khá cao và mùi hương rất đậm. Tuy nhiên, đến nay, trầm tự nhiên ngày càng ít bởi số lượng cây dó cũng không còn nhiều và tỷ lệ cây dó cho ra trầm không quá cao.

Trầm tốc: So với các loại trầm trên thì trầm tốc có chất lượng thấp nhất. Trầm tốc được sử dụng để chết tác trang sức trầm hương cũng như các sản phầm về nhang trầm rất phổ biến. Giá thành của trầm tốc cùng phù hợp với chi tiêu củ người Việt.

Vân trầm
Vân trầm nhìn rất rõ

Trầm hương nhân tạo: Cũng chính vì sự khan hiếm của trầm tự nhiên nên việc xuất hiện trầm nhân tạo cũng là điều dễ hiểu. Công nghệ cấy ghép trầm nhân tạo được tạo ra nhằm rút ngắn thời gian sản sinh ra trầm cũng như gia tăng tỷ lệ tạo trầm từ cây dó. Trầm nhân tạo không phải trầm giả. Tuy lượng tinh dầu không nhiều bằng trầm tự nhiên, tuy nhiên về công dụng cũng như chất lượng vẫn không hề kém cạnh.

Cây trầm hương mang đến những tác dụng gì?

Đối với sức khỏe

Trầm hương được Đông y khẳng định còn có công dụng giúp bổ kinh thận, bổ nguyên dương. Không những thế, tỳ của Trầm hương còn làm ấm thận và an thần rất hiệu quả, hương thơm nhẹ dịu xua tan các cơn stress,…

Cây trầm hương có tác dụng gì?
Cây trầm hương có tác dụng gì?

Về mặt tâm linh

Với tuổi thọ hàng ngàn năm, cây Trầm hương được coi là loại quý hiếm nhất hiện nay. Chúng hấp thụ linh khí của đất trời đem đến cho chủ nhân sở hữu những điều may mắn, bình an, làm ăn tiến tới, phát đạt và có sự nghiệp vững vàng. Việc kết hợp trầm hương với phong thủy có thể xua đuổi được tà ma. Tạo ra được những điều may mắn trong cuộc sống. Giúp chủ nhân thuận lợi trong khoa cử, công việc thăng tiến tốt,…

Bên cạnh đó, cây Trầm hương còn tạo ra nhiều sản phẩm mang tính giá trị thẩm mỹ và phong thủy như: tượng phật, tinh dầu, nhang trầm hương, vòng tay trầm hương… Ngoài ra còn chế tác thành vòng tay trầm hương để mang với mục đích chiêu tài, hộ mệnh, và giúp bình an.

Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của trầm hương:

tác dụng của trầm hương
Những tác dụng tuyệt vời từ gỗ trầm hương

>>> Mời bạn xem thêm video về cây trầm hương ở dưới đây:

Ứng dụng của cây trầm hương và gỗ trầm trong đời sống của con người?

Gỗ trầm hương là những loại gỗ quý hiếm được sử dụng trong nhiều ứng dụng trong đời sống của con người. Dưới đây là một số ứng dụng chính của gỗ trầm hương và cây trầm hương:

Nước hoa

Gỗ trầm hương được coi là một trong những thành phần quan trọng của nước hoa cao cấp. Hương thơm đặc trưng của gỗ trầm hương được sử dụng để tạo ra các loại nước hoa mang tính thương mại và cao cấp.

hình mở hộp nước hoa lidia
Trầm hương có thể dùng để chế tác ra các loại nước hoa

Trị liệu và thảo dược

Trong y học cổ truyền, gỗ trầm hương và cây trầm hương được sử dụng làm thuốc trị liệu cho nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm điều trị các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa, và tăng cường hệ miễn dịch. Cây trầm hương cũng được coi là một loại thảo dược có tính chất an thần và được sử dụng trong y học cổ truyền để giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện tâm trạng.

Nghi lễ tôn giáo

Gỗ trầm hương và cây trầm hương được coi là linh vật trong nhiều nghi lễ tôn giáo, đặc biệt là trong các đạo Hindu, Phật giáo và Hồi giáo. Chúng được sử dụng trong các nghi thức tôn giáo, cầu nguyện, và cúng dường, và có giá trị tâm linh cao trong các tín ngưỡng và phong tục tôn giáo.

Trang trí và nội thất

Gỗ trầm hương và cây trầm hương cũng được sử dụng trong trang trí và nội thất, đặc biệt là trong các sản phẩm cao cấp như đồ nội thất, đồ trang trí, đồ thủ công mỹ nghệ, và vật phẩm trang sức. Chúng được đánh giá cao vì vẻ đẹp tự nhiên và mùi thơm đặc trưng của chúng.

tiểu cảnh mini mẫu 12

Khoa học và nghiên cứu

Gỗ trầm hương và cây trầm hương cũng được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học vật liệu, sinh học, và dược phẩm. Các hợp chất hoạt tính có trong gỗ trầm hương được nghiên cứu về tính chất sinh học, hoạt tính kháng viêm, chống oxy hóa, và khả năng chữa bệnh. Chúng cũng được sử dụng trong các nghiên cứu về hương liệu, hóa mỹ phẩm, và nghiên cứu về mùi hương.

Đồ trang sức

Gỗ trầm hương cũng được sử dụng trong việc chế tạo đồ trang sức. Các mảnh gỗ trầm hương có màu sắc và hoa văn độc đáo, được khắc chạm hoặc đánh bóng để tạo ra những món đồ trang sức độc đáo và đẳng cấp.

vòng trầm phong thủy
Gỗ trầm hương cũng được sử dụng trong việc chế tạo đồ trang sức

>> Xem thêm: 7 Sự thật về vòng trầm hương có thể bạn chưa biết

Xông trầm

Gỗ trầm hương và cây trầm hương cũng được sử dụng trong phương pháp xông trầm, một hình thức của liệu pháp cổ truyền. Gỗ trầm hương được đốt để tạo ra hương thơm đặc trưng và được sử dụng để thư giãn, giải tỏa căng thẳng, và tạo không gian thư thái.

Tuy nhiên, do số lượng gỗ trầm hương và cây trầm hương còn giới hạn và nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, nên việc sử dụng chúng cần được quản lý và bảo vệ cẩn thận để đảm bảo bền vững và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Bài viết giới thiệu về cây Trầm hương, còn được gọi là cây Dó Bầu, một loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam, nổi tiếng với công dụng của Trầm hương. Cây Trầm Hương có thân cây bên trong hình thành trầm hương, được sinh ra khi cây dó bầu bị thương. Trong thời gian phát triển, chất nhựa chống tấn công tự nhiên của cây hình thành trầm hương.

Cây Trầm hương thường cao 20-30m, với thân thẳng và vỏ ngoài nhẵn mịn màu nâu xám. Lá cây trầm hương có hình bầu dục thuôn dài. Hoa của cây mọc thành các chùm nhỏ với màu vàng lục, trắng hoặc vàng xám. Quả trầm hương có chiều dài khoảng 4cm, rộng 3cm, và dày 2cm, chứa 2 hạt, chín vào mùa hè.

Loài cây này phân bố chủ yếu ở các nước châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, nó tập trung ở các tỉnh vùng núi, miền Trung và Tây Nguyên. Có nhiều loại trầm hương, như Kỳ Nam, Trầm tự nhiên, Trầm tốc và Trầm nhân tạo, với Kỳ Nam được đánh giá là loại chất lượng cao nhất.

Bài viết cũng đề cập đến ứng dụng của cây trầm hương trong nhiều lĩnh vực như nước hoa, trị liệu và thảo dược, nghi lễ tôn giáo, trang trí và nội thất, khoa học và nghiên cứu, đồ trang sức và xông trầm. Cây trầm hương không chỉ mang lại giá trị về vẻ đẹp và mùi thơm, mà còn có các ứng dụng về sức khỏe và tâm linh.

Cuối cùng, bài viết giới thiệu về các sản phẩm từ trầm hương của Thiên Mộc Hương, chuyên cung cấp sản phẩm từ trầm nguyên chất.

Từ khóa » Cây Trầm Hương Rễ Gì