Cây Tràm Ngập Nước Và Kỹ Thuật Trồng
Có thể bạn quan tâm
Hàng năm, cứ vào mùa nước lên, diện tích rừng Tràm tại hồ Kẻ Gỗ bị ngập hẳn trong nước, còn vào mùa nước xuống từ tháng 4-8, những cây Tràm với các nhánh thon dài ngã xuống tạo cho cây có hình dáng rũ, lá màu xanh nhạt xen kẽ nhau, hình ngọn giáo lộ ra làm ai đi qua đây cũng phải trầm trồ ngắm nhìn.
Cây Tràm lá dài mà chúng ta thường gọi là cây Tràm ngập nước có tên khoa học Melaleuca sp là loài cây phát triển nhanh, chịu được đất phèn và đất mặn ngập nước tại các vùng nhiệt đới thấp. Những vùng ngập nước hình thành nên các rễ tràm tự sinh trong khu vực. Loài Tràm này có khả năng tái sinh chồi, gỗ dùng để làm cọc cừ trong các công trình xây dựng, đóng đồ dùng, đốt than, lá cung cấp tinh dầu làm dược liệu…
Để khai thác tiềm năng đất đai tại vùng ngập nước, bán ngập nước Viện khoa học Việt Nam đã thử nghiệm 12 loài với 36 xuất xứ Tràm úc tại vùng Tây Nam Bộ. Theo kết quả thử nghiệm đã chọn loài Melaleuca leucadendra là có sinh trưởng nhanh, sau 5 năm loài này có thể tích thân cây là 10, 4 dm3 - 18,0 dm3/ cây , ngoài ra lá của xuất xứ này còn có chất lượng tinh dầu tốt và giá trị hơn hẳn tinh dầu của loài Tràm bản địa M. Cajuputi ViệtNam.
Năm 2005, tỉnh Hà Tĩnh đã trồng thử nghiệm cây M. Leucadendra tại vùng bán ngập nước thuộc Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ với diện tích 5 ha. Đến nay, sau 5 năm được gây trồng cây Tràm úc bước đầu sinh trưởng tốt, chiều cao đạt từ 4-6m, đường kính 1,3m đạt 4-5cm, thân thẳng, cành lá xanh. Thấy được hiệu quả của Loài tràm này mang lại, năm 2010 Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ tiếp tục thực hiện trồng với diện tích10 ha vừa để đảm bảo tính năng phòng hộ hai bên hồ Kẻ Gỗ, vừa cải thiện chất lượng nước và là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật quý hiếm, đồng thời tạo ra nét đẹp mỹ quan của hồ trong những mùa nước xuống. Theo ông Nguyễn Viết Ninh - Trưởng Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cho biết, diện tích trồng cây Tràm úc này được trồng từ đề tài nghiên cứu khoa học của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, cây Tràm sinh trưởng rất tốt, thân dẻo dai và tỷ lệ sống rất cao. Hiện nay, Ban đang có gần 500ha diện tích có điềukiện lập địa tương tự như thế và cũng đang đề xuất các cơ quan chức năng cho phép Ban được mở rộng mô hình cây Tràm ngập nước tại những vùng bán ngập nước trên.
Cây Tràm ngập trong nước tại hồ Kẻ Gỗ
Tìm hiểu về kỹ thuật trồng loài cây Tràm này, chúng ta có thể tham khảo kỹ thuật trồng của Phân viện KHLN Nam bộ đã nghiên cứu và ứng dụng.
Kỹ thuật trồng:
Điều kiện áp dụng: Có chế độ mưa mùa nhiệt đới, lượng mưa trung bình 1500-2000 mm, nhiệt độ trung bình 270C, tháng nóng nhất là 290C , tháng lạnh nhất là 260C . Ðất phèn mặn , độ chua cao , pH từ 3,2-3,5. Thời gian ngập úng tối đa 6-7 tháng.
Kỹ thuật làm đất:
Làm đất: Đào hố cục bộ theo hàng, kích thước 30x30x30 cm, tuỳ thuộc vào mật độ trồng để có cự ly hố và hàng phù hợp. Nếu trồng mật độ 10.000 cây/ha, hố cách hố 1m, hàng cách hàng 1m. Nếu có điều kiện thì dùng phân vi sinh để bón lót 0,1-0,2kg/hố. Hố được xăm lắp trước khi trồng 1 tháng, phân và lớp đất mặt được trộn đều và lấp xuống đáy hố sau đó xăm lấp hố thành hình mâm xôi.
Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây con con có bầu, tuổi cây từ 4-5 tháng
tuổi, chiều cao từ 40-60cm, đường kính cổ rễ 5-7mm, không sâu bệnh, cụt ngọn, hệ rễ phát triển tốt.
Thời vụ trồng: Từ tháng 5-8, nên trồng trước mùa lụt.
Mật độ trồng: 10.000 cây - 15.000 cây/ha.
Kỹ thuật trồng: Dùng cuốc đào lỗ giữa hố, xé bỏ vỏ bầu, không được làm vỡ bầu, đặt cây giữa hố theo chiều thẳng đứng, vun đất tơi xốp xuống quang bầu cây con, dùng tay ép chặt đất hoặc phải dậm nhẹ xung quanh hố để cây đứng thẳng và rễ cây tiếp xúc với đất. Mỗi cây nên cắm một cọc trụ để buộc cây non chống nghiêng ngã, đỗ gãy.
Chăm sóc:
- Sau 15- 20 ngày kiểm tra thấy tỉ lệ sống dưới 80 % phải trồng dặm.
- Không cần phải làm cỏ vun đất trong 2-3 năm đầu vì mật độ cây trồng rất dày.
- Khi rừng định hình (trên 3 năm) có thể tỉa cành thấp tạo cho thân chính sinh trưởng, cần có các biện pháp phòng chống cháy rừng trong mùa nước xuống.
Nguyễn Thu Hiền
Chi cục Lâm nghiệp Hà Tĩnh
Từ khóa » Cây Lấy Gỗ Chịu Ngập Nước
-
Một Số Loài Cây Bán Ngập Nước Có Vai Trò Quan Trọng ở Việt Nam
-
Dự định Trồng Cây Lấy Gỗ Trên đất Ruộng, Trồng Cây Gì Là Thích Hợp Nhât
-
Các Loại Cây Trồng Lấy Gỗ Nhanh Có Giá Trị Cao Mà Bạn Cần Biết!
-
CÁCH TRỒNG CÂY GÁO VÀNG Ở NHỮNG VÙNG NGẬP NƯỚC
-
TOP 10 Loại Cây Lấy Gỗ Quý Có Giá Trị Kinh Tế Cao Nhất 2022
-
Top 4 Cây Trồng Lấy Gỗ Nhanh Nhất Có Giá Trị Cao Mà Bạn Cần Biết
-
6 Các Loại Cây Chịu Nước Tốt Trồng Ở Vùng Ngập Úng
-
Đầm Lầy Cây Thân Gỗ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trồng Rừng Bán Ngập Ven Hồ Chứa Nước ở Miền Bắc Việt Nam
-
Các Loại Cây Lấy Gỗ Nhanh Và Giá Trị Kinh Tế Cao
-
Tây Ninh: Kỳ Vọng Biến Vùng Bán Ngập Thành Rừng Gáo Vàng
-
Các Loại Cây Lấy Gỗ Có Giá Trị Kinh Tế Cao - Dolatrees
-
TOP 12 Những Loại Cây Lấy Gỗ Nhanh Nhất, Có Giá Trị Kinh Tế Cao