Cây Trâm ổi: đặc điểm, Tác Dụng, ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Cây trâm ổi là một loài cỏ dại, với vẻ đẹp hoang dã, cây luôn chứng tỏ bản lĩnh của mình ở bất cứ nơi đâu nó tồn tại. 4 mùa hoa nở với hương thơm dịu nhẹ, vẻ đẹp bình dị của cây ngũ sắc chắc chắn sẽ làm bạn thấy thoải mái hơn giữa bộn bề lo toan thường nhật.

Đặc điểm cây trâm ổi

Cây trâm ổi hay cây ngũ sắc, có tên khoa học là Lantana camara. Cây chịu hạn tốt và ra hoa quanh năm, được sử dụng để trang trí sân vườn, cây cảnh ngoại thất , nhà cửa, đặc biệt là cây cảnh văn phòng.

  • Tên thường gọi: cây trâm ổi ngũ sắc
  • Tên gọi khác: cây ngũ sắc, cây trâm ổi, cây thơm ổi
  • Tên khoa học: Lantana camara
  • Họ: Verbenaceae
  • Nguồn gốc xuất xứ: từ Brazil, Jamaica và các nước châu Mỹ nhiệt đới khác

Cây trâm ổi hay ngũ sắc là cây bụi thân gỗ, cành non dài, mềm, có lông và có gai mềm, cong xuống. Lá hình trái xoan, nhọn đầu, gốc hình tim, dày, xanh nhạt, mặt trên phủ lông ngắn, mặt dưới có lông mềm. Cuống ngắn.

Cây trâm ổi hoa có nhiều màu với màu sắc rực rỡ vàng, đỏ cam, màu trắng tuyền, màu hồng phấn, màu đỏ…Trái cây có mùi thơm của ổi, chính vì thế mà người ta đã đặt cho nó cái tên là trâm ổi. Mùa hoa quả có từ tháng 4-9.

Cây trâm ổi thích hợp trồng thành khóm, trồng bồn hoa tạo vẻ đẹp sặc sỡ cho không gian ngoại thất của bạn.

Công dụng cây trâm ổi

Cây trâm ổi có hoa đẹp nên được dùng làm cây trồng viền, cây trồng nền, trồng bồn, vườn hoa, cây trồng hàng rào trang trí ngoại thất nhà ở, công viên, các tiểu cảnh hoặc trồng vào chậu trang trí ban công hay chậu sứ nhỏ để bàn…

  • Trang trí sân vườn, cây cảnh ngoại thất , nhà cửa, cây cảnh văn phòng.
  • Trồng thành khóm, trồng bồn hoa giúp không gian ngoại thất nổi bật hơn.
  • Trồng viền, cây trồng nền, cây trồng ngoại thất để trang trí sân vườn, công viên, khu giải trí, khu đô thị, nhà xưởng…
  • Trồng làm cây hàng rào, trồng chậu để trang trí lan can xung quanh nhà, công ty…
  • Cây trâm ổi còn được làm cây bonsai rất đẹp.

Theo y học cổ truyền cả cây thơm ổi đều có tác dụng chữa bệnh. Rễ cây thơm ổi có vị ngọt đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt. Lá thơm ổi có tính mát, có tác dụng tiêu viêm sưng, chữa ngứa gãi, rắn cắn. Hoa có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng cầm máu. Tuy nhiên thông thường người ta chỉ hái lá, hoa và cành về phơi khô để dùng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, quả thơm ổi có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu.

Xem thêm Lô hội (Nha đam): Dược liệu dân dã cần cho mọi nhà - YouMed

Có khả năng lọc bụi bẩn, điều hòa không khí và tạo cảm quan môi trường rất tốt. Đồng thời có tác dụng xua đuổi muỗi

Ý nghĩa phong thủy cây trâm ổi

Ý nghĩa đầu tiên của hoa dại chính là sự mạnh mẽ, động lực vươn lên. Cây hoàn toàn có thể sinh trưởng bình thường ngay cả khi không thường xuyên chăm sóc, khả năng chống chịu cực tốt đối với sâu bệnh.

Không chỉ vậy, ngũ sắc còn đại diện cho sự kiên cường, cần cù của những người lao động Việt Nam, dù ở bất cứ địa hình, thời tiết nào thì vẫn chăm chỉ, tiến lên phía trước tạo ra thành quả xứng đáng giống như cách mà hoa hướng về ánh nắng để kết thành từng bông hoa khoe sắc.

Ngoài ra, đây là loài hoa nói lên sự hài hòa, cân bằng trong cuộc sống. Giống như cách mà từng bông hoa nhỏ kết hợp với nhau tạo nên cụm hoa tròn hoàn hảo vậy.

Ở các vùng quê bạn sẽ dễ dàng thấy hoa mọc ở ven đường hoặc dựa theo hàng rào của các ngôi nhà. Nó chính là loài hoa gắn liền với tuổi thơ, với những buổi chiều thả diều, nhảy dây, hái quả. Dù trưởng thành, nhưng khi nhìn thấy loài hoa này, bất giác những kỷ niệm êm đềm tuổi thơ sẽ lại tràn về.

Cách trồng cây trâm ổi

Cách nhân giống hoa ngũ sắc bằng gieo hạt hoặc giâm canh. Tuy nhiên phương pháp gieo hạt được sử dụng nhiều nhất. Mục đích là tạo gốc tốt để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, bền cây hơn. Hoặc có thể dùng làm gốc ghép các màu sắc khác nhau tạo cây bon sai đẹp.

Hoa ngũ sắc là cây dễ sống nên có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên hạn chế trồng vào mùa đông vì cây ít chịu lạnh nên sau trồng cây dễ chết và phát triển chậm. Tốt nhất trồng vào mùa xuân và đầu mùa mưa để tốn ít công chăm sóc giai đoạn mới trồng.

Đối với cây hoa ngũ sắc tốt nhất nên trồng trực tiếp xuống đất để cây có khả năng phát triển mạnh, bền cây và ít công chăm sóc. Hoặc có thể trồng chậu với các kích thước khác nhau.

Đối với trồng trực tiếp xuống đất cần đào hố trước trồng ít nhất 20 ngày. Kích thước hố tùy thuộc vào kích cỡ của bầu giống sao cho kích thước hố to hơn kích thước bầu từ 10 – 15 cm, chiều sâu hố ít nhất 25 cm. Sau khi đào xong tiến hành bón lót phân chuồng hoai mục từ 2 – 3 kg và 0,5 kg vôi bột. Bón lót xong lấp đất xuống hố, lưu ý lớp đất trên lấp trước, lớp đất dưới phủ lên trên.

Xem thêm Nam Định: Đinh lăng giá rẻ như cho, từ cây làm giàu thành cây 'chết dở'

Thời điểm trồng cây hoa ngũ sắc sau khi chuẩn bị hố trồng trước 20 ngày và giống cây. Cơi hố nhỏ bằng bầu cây giống ở trung tâm hố đã đào. Nhẹ nhàng cắt túi nilong bầu tránh làm tổn thương rễ cây. Lấp đất đến miệng bầu và ấn nhẹ cố định cây. Cần đảm bảo sau khi trồng vị trí trồng không bị đọng nước dễ gây chế cây. Trồng xong tưới nước cho cây để cây nhanh bén rễ.

Nếu trồng chậu cho giá thể vào chậu và cho cây giống vào giữa chậu. Bổ sung giá thể vừa miệng bầu là được. Sau đó tưới ẩm cho cây.

Cách chăm sóc cây trâm ổi

Cây hoa ngũ sắc có sức sống mạnh, có khả năng sinh trưởng phát triển ở nhiều điều kiện khác nhau. Tuy nhiên để ra hoa quanh năm cần nơi sải nắng và chất đất giàu dinh dưỡng.

Đất trồng

Cây Trâm ổi không kén đất trồng. Tuy nhiên giống cây này không chịu được ngập úng nên khi trồng bạn nên trộn thêm cát, xơ dừa để tăng độ thoát nước cho đất. Nếu trồng cây trên đất thịt thoát nước kém bạn nên tiết chế lượng nước tưới lại để cây không bị úng.

Phân bón

Cây có khả năng sinh trưởng tốt nhưng để cây cho dáng đẹp, lá hoa đều thì cần cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp. Khi trồng ở nền đất bình thường rễ cây sẽ tự động cắm sâu và lan rộng trong lòng đất để tìm chất dinh dưỡng. Tuy nhiên khi trồng trong chậu rễ cây sẽ bị hạn chế diện tích nên bạn buộc phải bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

Cây cảnh trồng trong chậu nếu bạn không bón phân vô cơ sẽ khiến cho cây bị teo rễ và nhanh chết. Ngoài ra bạn có thể bón thêm phân chuồng ủ hoai mục để giúp cây luôn xanh tốt. Khi bón phân bạn rải đều và xới đất ở thành chậu để cây nhanh hấp thụ chất dinh dưỡng. Thời gian bón phân khoảng 1 tháng/lần.

Tưới nước

Bạn có thể tưới 2 – 3 lần mỗi ngày nếu cây thoát nước tốt. Tuy nhiên nên giảm lượng nước tưới khi cây trồng trên đất thịt kém thoát nước hay trời mưa nhiều. Khi cây đang nở hoa: nếu không tưới nước sẽ khiến cây bị khô và lá có thể bị tổn thương, vì thế nên tưới nhiều nước trước khi bề mặt đất trong chậu khô lại.

Xem thêm Cây trầu bà đế vương: ý nghĩa phong thủy, chăm sóc và trồng như thế nào? - KHBVPTR

Ánh sáng

Cây Trâm ổi cần nhiều ánh sáng tự nhiên để ra hoa đẹp. Mỗi ngày cây cần khoảng 4 – 6 giờ đón nhận ánh sáng trực tiếp. Tuy nhiên nếu ánh sáng chiếu trực tiếp trong thời gian dài cũng dễ khiến cây bị khô chết.

Đổi chậu

Tốc độ phát triển của rễ rất nhanh và dễ bị rối, vì thế vào tháng 9 nên cắt tỉa rễ và nhánh, sau đó chuyển cây sang chậu lớn hơn. Đất trồng như trên, kết hợp với bón phân. Mùa đông tốt nhất nên chuyển cây vào nhà.

Nếu cây trâm ổi hấp thụ nước kém, và rễ mọc dài xuống đáy chậu, thì đó là dấu hiệu cho thấy nên chuyển cây sang trồng ở chậu lớn hơn. Nên đổi chậu trồng sớm để tránh thân phát triển kém. Sau khi thời tiết trở nên lạnh hơn phải chuyển cây vào phòng, đặt cánh cửa sổ và giảm tưới nước.

Lưu ý

Cây trâm ổi (hay còn gọi là cây ngũ sắc) là loại kiểng có hoa quanh năm dễ trồng, nhưng đối với các cây trâm ổi trồng chậu, thỉnh thoảng gặp phải trường hợp đến trưa là cây trâm ổi héo rũ lá, hoặc cây trâm ổi ngày càng còi cọc, ít lá ít hoa. Một số thông tin bên dưới chia sẻ kinh nghiệm để trồng cây trâm ổi được tươi tốt, nhiều hoa và không bị héo rũ.

Thông thường là do cây không đủ nước. Cây trâm ổi gần như có hoa liên tục, tán lá lớn, do đó nhu cầu nước cao. Nên chậu trồng ít giá thể hoặc bộ rễ cây trâm ổi đã quá nhiều, lượng nước tưới vào buổi sáng, không đủ để cây dùng cả ngày, sẽ xảy ra hiện tượng héo rũ ở cây trâm ổi.

Nếu vị trí trồng quá nóng, ví dụ trên nền ximang, xung quanh ít cây cối, hoặc trên ban công phía nắng chiều, hoặc sân thượng nhiều nắng và gió nóng…thì cây trâm ổi sẽ nhanh chóng bị héo rũ khi đất trồng quá ít và cây phát triển quá lớn.

Cây trâm ổi ngũ sắc hay cây ngũ sắc, cây trâm ổi là cây cảnh đẹp được trồng trên ban công, sân thượng, cây để bàn, sân vườn, công viên…giúp làm đẹp không gian trả lại bầu không khí thoáng mát, tươi mới. Cây lại dễ trồng và chăm sóc vì thế bạn có thể chọn cây vào bộ sưu tập của mình nhé.

Từ khóa » Cây Trâm Hỏi