Cây Trâm Ổi - Hé Lộ Những Điều Bạn Chưa Biết

Cây trâm ổi là loài cây bụi mọc hoang ở rất nhiều nơi. Với màu sắc sặc sỡ thay đổi theo thời gian nên được trồng làm cây cảnh. Không những thế cây trâm ổi còn là vị thuốc quý trong kho tàng dược liệu của Việt Nam

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Trâm Ổi II. Đặc điểm của cây Trâm Ổi III. Tác dụng của cây Trâm Ổi IV. Cách trồng và chăm sóc cây Trâm Ổi

I. Giới thiệu về cây Trâm Ổi

Tên thường gọi:Cây trâm ổi
Tên gọi khác:Cây ngũ sắc, cây trâm ổi ngũ sắc, cây thơm ổi
Tên khoa học:Lantana camara
Họ thực vật:Verbenaceae (họ cỏ roi ngựa)
Nguồn gốc xuất xứ:Từ Brazil, Jamaica và các nước châu Mỹ, các vùng nhiệt đới ẩm.
Nơi sống:Cây trâm ổi thường mọc ở các bãi đất trống, ven đồi
Phân bốỞ Việt Nam cây trâm ổi có mặt ở mọi vùng miền trên cả nước, từ vùng ven biển đến vùng núi cao.
Tuổi thọ:Là cây ngắn ngày nhưng mọc quanh năm
Thời gian nở hoa:Cây trâm ổi nở hoa quanh năm,nhưng rộ nhất từ tháng 6 – 10
Màu sắc của hoa:Vàng cam, đỏ, trắng, tím, hồng
Cây trâm ổi
Cây trâm ổi có hoa màu vàng cam, đỏ, trắng, tím, hồng

II. Đặc điểm của cây Trâm Ổi

  • Hình dáng bên ngoài: Cây trâm ổi là dạng cây bụi thân gỗ, cành non dài, mềm, có lông và có gai mềm, cong xuống.
  • Kích thước: cây cao khoảng 50cm.
  • Lá: Lá cây hình trái xoan, nhọn đầu, gốc hình tim, lá dày, màu xanh nhạt, mặt trên lá có phủ lông ngắn, mặt dưới lá cũng có lông mềm. Cuống lá ngắn.
  • Hoa: Cây trâm ổi thường ra theo cụm có dạng hình cầu, có rất nhiều hoa trên cùng một cụm, mỗi hoa khi nở sẽ mang nhiều màu sắc khác nhau. Hoa không có cuống, cánh hoa có dạng ống nhỏ màu trắng, vàng cam…xen lẫn nhau. Hoa lúc mới nở có màu trắng sau chuyển sang vàng cam rồi đổi sang màu đỏ, hồng rồi tím nên còn gọi là hoa ngũ sắc.
  • Quả: Khi hoa rụng thì cũng là lúc quả xuất hiện. Quả trâm ổi mọc theo chùm, quả còn non có màu xanh, khi già chín đổi sang màu đỏ thẫm, quả có vị ngọt, vỏ nhẵn, bên trong có nhân nhỏ. Quả trâm ổi có mùi thơm giống mùi ổi chín, nên nhiều đia phương còn đặt tên là cây thơm ổi.

III. Tác dụng của cây Trâm Ổi

1. Tác dụng trang trí, làm cảnh Cây trâm ổi có màu hoa đẹp nổi bật nhất trong các loại hoa nên thường dùng làm cây trồng viền xung quanh nhà ở, làm tường cây thay cho tường bao, tạo điểm nhấn cho ngôi nhà rất bắt mắt.

Cây trâm ổi cũng được chọn để làm cây trồng trong bồn, trong vườn hoa, trong công viên, để làm khu vui chơi thêm đẹp mắt hơn.

Ngoài ra cây còn được trồng vào chậu trang trí treo ở ban công hay hành lang, lan can nhà cửa, công ty. Hoặc trồng trong chậu sứ để bàn làm việc tạo nên không gian tươi mát, không khí trong lành hơn

Cây trâm ổi còn được trồng làm cây bonsai rất đẹp mắt.

2. Tác dụng chữa bệnh

Hầu hết các bộ phận của cây trâm ổi đều có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên lá trâm ổi có chứa chất Lentaden và Lantamin là chất có độc tính nhẹ nên không dùng lâu dài bằng đường uống.

Lá và hoa trâm ổi đun đặc để tắm có tác dụng chữa viêm da, mẩn ngứa, chàm, mụn nhọt rất tốt.

Rễ, thân, lá trâm ổi sắc uống cũng làm giảm triệu chứng uống nhiều, tiểu nhiều trong bệnh Đái tháo đường. Lá rửa sạch dùng để giã nát đắp lên vết thương hở, vết loét hoặc dùng để cầm máu rất hiệu quả.

Ngoài ra hoa trâm ổi sao khô còn làm giảm được triệu chứng ho ra máu ở người bệnh Lao phổi.

3. Tác dụng khác

Chiết xuất từ cây trâm ổi (cây ngũ sắc) cùng với chiết xuất từ các cây như: Hương nhu, mần trầu, núc nác, sả chanh…tạo nên một loại dầu gội dược liệu từ thiên nhiên có tác dụng làm sạch da đầu, trị ngứa, mềm mượt tóc rất hiệu quả. Sản phẩm đã được ứng dụng thành công và đang rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

Cây hoa trâm ổi
Cây trâm ổi được trồng làm cây bonsai rất đẹp mắt.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Trâm Ổi

1. Phương pháp nhân giống cây trâm ổi

Cây trâm ổi được nhân giống bằng nhiều phương pháp như: Ghép cành, giâm cành hoặc gieo hạt. Nhưng chủ yếu là phương pháp giâm cành. Trong môi trường tự nhiên, cây sinh sôi phát triển là nhờ sự thụ phấn tự nhiên (nhờ gió, sâu bọ, chim chóc…). Ngoài ra, để có giống cây trâm ổi trồng, bạn có thể mua tại trang trại cây giống có uy tín.

2. Cách trồng cây hoa trâm ổi

Trồng cây trâm ổi bằng phương pháp gieo hạt: Phương pháp gieo hạt này cần làm đất thật tơi và nhỏ. Rắc phân chuồng lên luống rồi trộn đều với đất sau đó tưới nước cho ướt đẫm đất rồi đến công đoạn gieo gieo thưa vừa phải. Rải một lớp cỏ khô hoặc rơm rạ để giữ ẩm cho đất. Sau 2 – 3 ngày là hạt sẽ nảy mầm, từ 20 – 30 ngày có thể nhổ cây con đem trồng, trồng với mật độ cây từ 30 x 40cm.

Nếu trồng hoa trâm ổi trong chậu cảnh thì chọn chậu tương ứng với kích thước của cây rồi thường xuyên thay chậu, đổi đất mới để bộ rễ khỏe giúp cây phát triển tốt hơn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.

Nếu trồng cây trâm ổi ngoài đất nên chọn những khu đất cao ráo và tránh úng nước dài ngày, tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

Ngoài ra, cũng có thể mua giống cây trâm ổi tại các trại cây giống vì cây được chăm sóc theo quy trình nghiêm ngặt và cho cây con khỏe mạnh. Thời điểm trồng thích hợp nhất là tháng 2 – 3 âm lịch.

3. Cách chăm sóc cây trâm ổi

  • Tưới nước hàng ngày để giữ ẩm cho cây để cây đủ nước và dinh dưỡng nuôi hoa.
  • Bón phân định kỳ theo từng giai đoạn phát triển của cây như: Bón lót, bón thúc và bón lần cuối trước khi trổ hoa.
  • Thường xuyên cắt tỉa những cành tăm, cành nhánh kém chất chất lượng để cây thoáng sạch và ít sâu bệnh xâm nhập
  • Nếu là chậu trâm ổi cảnh thì nên đặt chậu ở nơi có ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp tốt.
  • Rễ trâm ổi phát triển rất nhanh nên thường xuyên đổi chậu nhiều lần.
  • Cánh hoa trâm ổi rất mỏng manh nên dễ héo, nếu cắt hoa thì nên cắm ngay vào nước tránh héo hoa.
  • Cây trâm ổi rất ít sâu bệnh, chủ yếu là nhện đỏ hại cây ,lá phát triển vào mùa hè. Để diệt nhện dùng Vua trừ nhện trị các loại nhện đỏ, trắng, pha 10 – 15ml cho bình 20 lít.

Việc trồng và chăm sóc cây trâm ổi khá dễ dàng và đơn giản, không tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí, chỉ cần bạn đam mê cây cảnh là bạn đã tự làm cho mình một chậu cây với nhiều màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt. Hãy sưu tập thêm loại cây này vào danh sách cây cảnh của bạn nhé.

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Cây Trâm ổi Có độc Không