Cây Tràm, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Tràm
Có thể bạn quan tâm
Tổng hợp kiến thức về vị thuốc Cây tràm 1. Các tên gọi của Cây tràm 2. Cây tràm (hình ảnh, thu hái, chế biến, bộ phận dùng làm thuốc ...) 3. Thành phần hoá học, tác dụng dược lý 4. Tác dụng của Cây tràm (Công dụng, Tính vị và liều dùng) 5. Vị thuốc Cây tràm chữa bệnh gì? - Bài thuốc Tiêu hóa tốt Chữa đau nhức, tê thấp, ho, cảm bằng cách xoa bóp bên ngoài Chữa vết thương ngoài da Lá còn dùng nấu nước tắm trị mẩn ngứa. |
Tên khác
Tên dân gian: Tràm còn gọi là cây chè đông, chè cay, smach chanlos, smach tachah (Cam puchia), cajeputier (Pháp).
Tên khoa học Melaleuca leucadendron L.
Họ khoa học: Thuộc họ Sim Myrtaceae.
Cây tràm
(Mô tả, hình ảnh cây tràm, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây gỗ nhỏ cao tới 10m, có nhánh không đều mà vỏ tách ra thành mảng mỏng. Lá mọc so le, có cuống ngắn, hình dài ngọn giáo, có khi hơi hình lưỡi liềm nhọn ở đầu, dài 4-8cm, rộng 10-20mm. Hoa nhỏ, màu trắng vàng, không cuống xếp thành bông ở ngọn cành, phía trên đó vẫn có chồi tạo ra các lá. Quả rất cứng, dạng quả nang, có 3 ô, tròn, có đường kính 15mm, cụt, nằm trong đài dạng đấu cứng. Hạt hình trứng hay dạng góc, dài khoảng 1mm.
Hoa tháng 3-5.
Bộ phận dùng:
Lá, vỏ - Folium et Cortex Melaleucae.
Cây tràm cho ta những vị thuốc sau đây:
- Cành non mang lá tươi hay phơi khô.
- Tinh dầu tràm thường gọi là tinh dầu khuynh diệp.
- Tinh dầu tràm tinh chế.
Nơi sống và thu hái:
Tràm gốc ở Ôxtrâylia, phát tán vào nước ta, mọc hoang và cũng được trồng tạo thành rừng ở vùng nước lợ để giữ đất, lấy cây làm cột dùng trong xây dựng và lấy vỏ xán thuyền, lợp nhà, làm đuốc, làm vật cách nhiệt...
Cũng có ý kiến cho rằng loài này chỉ có ở Úc, ở Tân Ghi Nê và Molluyc, còn ở nước ta chỉ có một thứ của loài này mà có tác giả cho là một loài khác. Trong dân gian vẫn phân biệt Tràm cừ và Tràm gió, hai loại này có khác nhau về tinh dầu và hình thái ngoài (dạng cây, kích thước lá...).
Cây tràm mọc hoang tại khắp nơi trong nước ta từ Nam đến Bắc, nhiều nhất tại miền Nam mọc thành từng rừng bạt ngàn sau những rừng sú. Tại miền Bắc, tràm nhiều nhất tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Tại Nghệ An, Hà Tĩnh và vùng đồi núi huyện Kim Anh và Đa Phúc (Vĩnh Phúc), huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) cũng có một số ít tràm mọc hoang.
Trước đây tràm hầu như không được khai thác. Thường nhân dân chỉ hái lá và cành non về phơi khô nấu nước uống thay chè hay uống để giúp sự tiêu hóa. Mãi tới vào khoảng năm 1990 cây tràm vùng Quảng Bình, Quảng Trị mới đựơc khai thác để cất tinh dầu bán rộng rãi trên thị trường với tên “dầu khuynh diệp” (đúng ra là tinh dầu) vì khuynh là nghiêng, diệp lá lá, cây tràm có lá mọc nghiêng không giống những cây lá khác, từ đó cây này có tên là khuynh diệp.
Thành phần hoá học:
Thành phần chủ yếu của tràm là tinh dầu,với tỷ lệ 2,5%( tính trên lá tưoi),hoặc 2,25% (tính trên lá khô). Tinh dầu tràm là một chất lỏng không màu hay hơi vàng nhạt (một số có màu xanh là do nhuộm chứ không phải màu tự nhiên), vị howicay mà mát sau nóng ,mùi thơm đặc biệt,tả tuyền. Nếu tinh chế ,tinh dầu trong,hầu như không màu ,D:0,920-0,930,chỉ số khúc xạ 1,466-1,472 quay từ 00 đến 30 40. Sôi ở 1750 C ;tan trong 2,5 đến 3 thể tích cồn 700 C.
Hoạt chất chủ yếu của tinh dầu cajeputol hay xineola hoặc eucalyplota với tỷ lệ 35 đến 60%. Ngoài ra còn chứa protein tả tuyền,tecpineola một ít andehyt(valeric,butyric,ben zylic), các ete như ete axetic. Tinh dầu tràm cất từ cây Malaleuca viridifloda ở Tân Đảo cũng chứa từ 35-60%,xineola ngoài ra còn chứa một ít tecpineola hữu tuyền (khác với tinh dầu tràm của ta), một ít andehyt.
Cả 2 thứ tinh dầu khi tinh chế rồi thì không được chứa andehyt. Muốn tinh chế dầu tràm ta có thể ngâm tinh dầu với một hỗn hợp oxyt chì và dung dịch NaOH trong 3 giờ ở nhiệt độ đun cách thủy ,hoặc dung thuốc tím và axit sunfuric,sau đó cất lại. Tinh dầu tràm tinh chế không có màu hay chỉ có màu vàng nhạt,mùi thơm dễ chịu. Mới đây A.Quevauviller và cộng sự đã chứng minh trên thực nghiệm lâm sang là tinh dầu khuynh diệp tinh chế làm tăng tác dụng kháng sinh của streptomyxin và đặc biệt của penixylin.
Tác dụng dược lý:
- An thần, trấn kinh, giảm đau
Vị thuốc tràm
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Tính vị, tác dụng:
- Lá tràm vị cay, chát, tính ấm, mùi thơm có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp, giảm đau.
- Vỏ có vị đắng, nhạt, tính bình; có tác dụng an thần, trấn tĩnh, khư phong giảm đau.
Quy kinh:
- Kinh tâm
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Lá Tràm được dùng trị: Sổ mũi, sốt; 2. Thấp khớp đau nhức xương, đau dây thần kinh; 3. Viêm ruột ỉa chảy, lỵ.
Dùng ngoài chữa viêm da dị ứng, eczema. Vỏ dùng trị suy nhược thần kinh, Mất ngủ;
Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc tràm
Tiêu hóa tốt
Lá tràm 10-15g sắc uống trong ngày
Có thể dùng dưới dạng ngâm rượu với tỉ lệ 1/5 với tên cồn khuynh diệp cùng một công dụng như trên với liều 2 - 5g cồn một ngày.
Chữa đau nhức, tê thấp, ho, cảm bằng cách xoa bóp bên ngoài
Phổ biến nhất là tinh dầu. Mặc dù tỉ lệ xineol trong tinh dầu tràm thấp hơn trong tinh dầu bạch đàn giới thiệu sau đây nhưng người ta cho rằng tinh dầu sát trùng của tinh dầu tràm lại mạnh hơn tinh dầu bạch đàn, người lớn và trẻ con đều có thể dùng tinh dầu nguyên chất để xoa bóp, người ta có thể uống tinh dầu với liều X (10) đến L (50) giọt nhỏ vào nước thêm đường mà uống. Với tinh dầu tinh chế có thể chế thành thuốc tiêm với nồng độ 5 - 10 hoặc 20%.
Ngày tiêm dưới da 1 - 2 ống chứa 0,10 - 0,20g tinh dầu.
Dung dịch tinh dầu tràm 5 - 10 hay 20% trong dầu còn được dùng với tên gometol để nhỏ mũi chống ngạt mũi.
Chữa vết thương ngoài da
Người ta còn dùng tinh dầu pha vào nứơc với nồng độ 2‰ để rửa các vết thương rất tốt. Nước sắc lá dùng đắp lên mụn nhọt, vết thương có tác dụng sát trùng và cầm máu, dùng xức các vết bỏng cho chóng lên da non.
Lá còn dùng nấu nước tắm trị mẩn ngứa.
Liều dùng 20g lá và cành tươi sắc uống hay hãm uống.
Bài tham khảo
Tác dụng của tinh dầu tràm
Dầu tràm có rất nhiều tác dụng hữu ích. Tác dụng của dầu tràm dùng để chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho, kháng khuẩn, chống và trị muỗi, xua đuổi kiến… Dầu tràm sử dụng rất tốt trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và tất nhiên người lớn sử dụng cũng rất tốt. Dầu tràm là sản phẩm có nguồn gốc từ miền trung, cụ thể là tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đây là cái nôi của Dầu Tràm.
Dầu tràm chống cảm lạnh,tránh gió và tránh ho
Khi thời tiết chuyển lạnh, hãy cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé. Nhớ rửa mặt riêng để tránh dầu vào mắt bé. Bé tắm nước có tinh dầu tràm sẽ giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho đồng thời chống cả muỗi nữa (muỗi rất sợ dầu tràm). Có thể dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên người bé (lòng bàn chân, thái dương…) sau khi tắm hoặc trước khi ra ngoài trời lạnh. Đối với bé sơ sinh, tốt nhất nên pha loãng tinh dầu tràm trong nước ấm rồi mới thoa, nếu kết hợp với massage càng tốt. Biện pháp này chỉ để đề phòng một số bé có da nhạy cảm, chứ dầu tràm được xem là lành tính, nhiều công hiệu mà không có tác dụng phụ, làm ấm người nhưng không nóng, an toàn cho sức khỏe của em bé cũng như người mẹ trước và sau khi sinh.
Dầu tràm kháng khuẩn
Một trong những đặc tính ưu việt của dầu tràm là tính kháng khuẩn. Cho vài giọt dầu tràm trong chén nước nóng, hoặc thấm dầu tràm trong miếng bông gòn để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch hơn, chưa kể hương tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ chịu. Dầu tràm còn có tác dụng ức chế virus, nên dùng dầu tràm là một cách hiệu quả đề phòng cúm.
Chống và trị muỗi bằng dầu tràm
Thoa dầu tràm (pha loãng trong nước ấm) lên da của bé sẽ giúp tránh được muỗi cắn – cách đơn giản hơn là cho bé tắm với nước có tinh dầu tràm. Nếu chẳng may bé lỡ bị muỗi cắn rồi thì thoa dầu tràm lên vết cắn cũng làm giảm sưng và đau ngứa rất nhanh.
Làm giảm ngạt mũi ở trẻ nhỏ
Điều mà mình thích nhất ở cái dầu tràm này ở chỗ là nó không nóng tí nào, không có tác dụng phụ. Buổi đêm trẻ nhỏ trằn trọc khó ngủ vì nghẹt mũi, chỉ cần bôi dầu vào ngón tay của mình rồi đưa qua đưa lại mũi của bé, bé sẽ đỡ ngạt mũi hơn rất nhiều.
Tóm lại, tác dụng của dầu tràm tốt cho sức khỏe của bé và cả gia đình. Dầu tràm được giới y khoa khuyến khích sử dụng vì nó lành tính (khác với dầu gió bị chống chỉ định trong nhiều trường hợp). Do vậy, mỗi gia đình nên có sẵn chai tinh dầu tràm nguyên chất trong nhà- vừa để thanh lọc không khí vừa bảo vệ sức khỏe cả nhà
Nơi mua bán vị thuốc Tràm đạt chất lượng ở đâu?
Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,... xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Tràm ở đâu?
Tràm là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.
Vị thuốc Tràm được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.
Giá bán vị thuốc Tràm tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết
Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.
+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
Tag: cay tram, vi thuoc tram, cong dung tram, Hinh anh cay tram, Tac dung tram, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Từ khóa » Công Dụng Cây Dầu Tràm
-
Khám Phá 8 Lợi ích Của Dầu Tràm Trà đối Với Trẻ Nhỏ - Hello Bacsi
-
Tinh Dầu Tràm Có Tác Dụng Gì? Phân Loại, Cách Dùng, Giá Bán Ra Sao?
-
Cây Tràm - Hình Ảnh Nhận Biết Và Các Công Dụng Của Tràm
-
Liệt Kê Các Công Dụng Của Tinh Dầu Tràm đối Với Sức Khỏe
-
Cây Tràm Và Tinh Dầu Tràm: Hương Liệu Pháp Tự Nhiên - YouMed
-
Dầu Tràm Làm Từ Cây Gì? Thông Tin Khoa Học, Phương Pháp ...
-
Tinh Dầu Tràm Có Tác Dụng Gì Trong Việc Kháng Khuẩn, Chống Cảm Cúm?
-
17 Công Dụng Của Tinh Dầu Tràm Đáng Ngạc Nhiên Với Sức Khỏe
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Tràm - Starfoods Exim JSC
-
Bật Mí 11 Công Dụng Thần Thánh Của Tinh Dầu Tràm Không Phải Ai ...
-
Lợi ích Của Tinh Dầu Tràm Trà đối Với Sức Khỏe Của Trẻ Nhỏ
-
Cây Tràm Dùng để Làm Gì? Tác Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý - WikiOhana
-
Những Tác Dụng Bất Ngờ Của Tinh Dầu Tràm Trà - Thái Nhiên
-
Tinh Dầu Tràm Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng Dầu Tràm Phòng Dịch ...