Cây Trầu Bà Sữa Hay Còn Gọi Là Trầu Bà Cẩm Thạch
Có thể bạn quan tâm
Cây Trầu Bà Sữa là một phiên bản khác của cây Trầu Bà nên nó có đặc tính và tính chất như cây Trầu Bà, có tên khoa học: Epipremnum ‘Marble Queen’ và tên tiếng anh là: Epipremnum pinnatum ‘NJoy’, thuộc họ Ráy (Araceae).
Cây có nguồn gốc từ đảo Solomon, nguyên sinh ở Indonexia.Cây có khả năng hút được khí độc từ máy vi tính, loại bỏ chất gây ung thư formaldehydes và nhiều chất hóa học dễ bay hơi khác, là loại lọc không khí rất tốt.
Cây Trầu Bà Sữa có ý nghĩa phong thủy mang đến cho gia chủ may mắn, thành đạt và bình an, do sắc lá có màu trắng nên cây hợp với người có bản mệnh Thủy và Kim. Cây phù hợp để phòng khách, trang trí sảnh, treo của sổ, hiên nhà, quán nhậu, quán cà phê hoặc để bàn làm việc.
Mục Lục
- Đặc điểm và cách chăm sóc cây Trầu Bà Sữa
- Cách chăm sóc cây Trầu Bà Sữa
- 1. Đất
- 2. Ánh sáng
- 3. Nước
- 3. Nhân giống
- 4. Một số lưu ý với cây Trầu Bà Sữa
- Video Cây Trầu Bà
Đặc điểm và cách chăm sóc cây Trầu Bà Sữa
Cây Trầu Bà Sữa hay còn gọi là Trầu Bà Cẩm Thạch có đặc điểm là cây thân thảo dạng leo, lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh, trên lá có nhiều đốm trắng, cụm hoa dạng mo, cuống ngắn, bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo.
Cây Trầu Bà Sữa rất dễ sống và có tốc độ phát triển và sinh trưởng nhanh ở trong điều kiện bóng râm là loại hút nhiều nước hay là thích nước và cây có thể trồng thủy sinh.
Cách chăm sóc cây Trầu Bà Sữa
Thuộc loại cây cực kỳ dễ chăm sóc không có đòi hỏi gì cao về ánh sáng, nước hay môi trường, dù trong môi trường nắng nóng cây vẫn có thể sống nhưng sẽ bị cháy là không được đẹp, còn điều kiện trong nhà có ánh nắng nhẹ thì quả là một điều kiện lý tưởng, vì vậy cây rất phù hợp làm cây cảnh trong nhà.
1. Đất
Loại đất trồng cây là loại xốp, thoáng khí nhưng lại giữ được ẩm, để có loại đất này thì có thể trộn nhiều xơ xừa, trấu, tro, than củi, phân chuồng hoai mục, còn đất vườn, đất thịt cây cũng vẫn có thể sống được.
2. Ánh sáng
Thuộc loại cây ưa bóng râm, thích ánh nắng nhẹ buổi sáng và buổi chiều muộn, hoặc chỉ cần ánh sáng điện huỳnh quang là cây có thể phát triển tốt, nếu bạn để ngoài trời nên dùng lưới che đi 70% ánh nắng, không lá cây sẽ bị cháy nắng.
3. Nước
Nếu cây để ngoài trời có thể một ngày tưới nước 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, còn để trong nhà 1 tuần tưới 2 lần mỗi lần đủ ẩm đất.
Đối với loại cây thì khi nào cạn nước bạn đổ thêm nước vào là được, nên để nước trong nếu đục thì nên thay toàn bộ nước và loại bỏ rễ bị hư, nếu rễ mọc nhiều thì bạn có thể tỉa bớt hoặc chuyển sang bình lớn hơn
Cây Trầu Bà Cẩm Thạch
3. Nhân giống
Cách nhân giống nhanh nhất và hiệu quả nhất với cây Trầu Bà Sữa là bạn cắt cành sau đó giâm xuống đất nên chọn cành mập và khỏe
4. Một số lưu ý với cây Trầu Bà Sữa
– Không để cây ngoài trưa nắng mùa hè.
– Không cần bón nhiều dưỡng chất
– Nhớ tưới nước đều đặn
Video Cây Trầu Bà
Từ khóa » Trầu Bà Cẩm Thạch Thủy Sinh
-
Câu Trầu Bà Cẩm Thạch - Đặc điểm Và Cách Trồng Chăm Sóc
-
Ý NGHĨA, CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRẦU BÀ CẨM THẠCH
-
Trầu Bà Cẩm Thạch Thuỷ Sinh | Shopee Việt Nam
-
Cây Trầu Bà Cẩm Thạch Thuỷ Sinh - Vườn Cây Việt
-
Cây Trầu Bà Cẩm Thạch Thủy Sinh - Vườn Tường Xanh
-
Cây Trầu Bà Cẩm Thạch - Cây Cảnh để Bàn Tp.HCM - Cala Garden
-
Trầu Bà Cẩm Thạch Hợp Mệnh Gì? Ý Nghĩa Phong Thủy ... - News Mogi
-
Đặc điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Trầu Bà Cẩm Thạch
-
Cây Trầu Bà Cẩm Thạch - Đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Nhận Biết Và ...
-
Trầu Bà Cẩm Thạch –cách Trồng Và Chăm Sóc - YouTube
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Trầu Bà Thủy Sinh Xanh Mướt Quanh Năm
-
Cây Trầu Bà Cẩm Thạch Trồng Nước - Chợ Hoa Online
-
Cây Trầu Bà Sữa - Cây Cẩm Thạch - Cây Cảnh Online