Cây Trầu Bà Trắng • Sài Gòn Hoa 2022
Có thể bạn quan tâm
Cây trầu bà trắng là một loại cây thuộc họ ráy nên chúng chịu bóng rất tốt phù hợp làm cây trồng viền, cây trồng nền, khóm cây nơi bóng râm ẩm ướt. Trầu bà trắng cũng có thể trồng chậu treo (cây tróc bạc chậu treo), chậu để bàn hay trồng trong nước (cây tróc bạc trong nước) trang trí cho nội thất, văn phòng, nhà ở…
Nguồn gốc và đặc điểm của cây trầu bà trắng
Nguồn gốc: Trầu bà trắng có nguồn gốc ở Mexico và Trung Mỹ, một phần của vùng biển Caribbean và khu vực nhiệt đới Nam Mỹ. Trầu bà trắng được trồng rộng rãi ở Việt Nam và rất được ưa chuộng nhất là những nơi ẩm ướt, bóng râm.
Thân: Thân trầu bà trắng mọng nước, chứa nhựa mủ trắng. Vỏ thân cây nhẵn không có lông, màu lục lam khi còn non và hơi nâu nhạt khi già dày 15 – 25 mm. Thân cây dễ dàng mọc rễ ở các khớp. Cây mọc lâu có thể leo bò lên thân cây lớn khác.
Lá: Lá trầu bà trắng có hình dạng, kích thước và màu sắc thay đổi tùy thuộc vào vị trí của chúng trên cây, môi trường sống và vòng đời của lá. Cuống lá trầu bà trắng dài 15 -60 cm và có rãnh một phần trên cuống. Các lá non có hình giống trái tim và lá già có dạng lưỡi mác hay mũi mác và có đầu nhọn. Lá non có màu trắng bạc hay màu xanh trắng bạc. Các lá già có màu xanh đậm hơn.
Hoa: Hoa trầu bà trắng dạng bông mo gồm một mo và một cột dài. Mo có màu kem trắng đến hơi xanh dài 9 – 11 cm, Cây có thể nở hoa quanh năm trong điều kiện thích hợp.
Quả: Quả tróc bạc dài 3.5 – 7 cm và rộng 1.5 – 3.5 cm, hình trứng và chuyển màu nâu khi chín. Quả chứa nhiều hạt nhỏ màu đen hoặc nâu dài 7 – 11 mm, rộng 5 – 7 mm.
Công dụng
Cây trầu bà trắng trong cảnh quan được dùng nhiều để trồng nền hay trồng viền tạo màu sắc trắng bạc khác biệt với màu xanh lá cây của các loài khác. Trầu bà trắng được điểm trong các tiểu cảnh, sân vườn, những nơi ẩm ướt, bóng râm. Trầu bà trắng thường dùng trồng viền hay trồng nền trong bồn hoa; dưới chân cầu vượt điểm thêm màu xanh cho đường phố, đô thị.
Vì là cây chịu bóng nên cây trầu bà trắng có thể trồng chậu đứng đặt hành lang, cầu thang; trồng chậu để bàn trang trí bàn làm việc, bàn ăn; và trồng chậu treo điểm cho ban công, cửa sổ…
Trầu bà trắng còn được sử dụng làm cây trong nước. Chưng trầu bà trắng trong nước tạo nên không gian tươi mát, sang trọng cho ngôi nhà của bạn hơn.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây trầu bà trắng
Đất: Trầu bà trắng sinh tưởng tốt trên nền đất tơi xốp, thoáng khí, giàu chất dinh dưỡng.
Ánh sáng: Cây ưa bóng bán phần hoặc hoàn toàn. Cây phát triển rất tốt nơi bóng râm ẩm ướt.
Nước: Trầu bà trắng có nhu cầu nước cao, cần giữ ẩm liên tục cho đất. Nên bổ sung nước mỗi ngày 1 lần cho cây
Phân bón: Cần bổ sung dinh dưỡng định kỳ mỗi tháng 1 lần cho cây.
Nhân giống: Trầu bà trắng có thể nhân giống bằng cách tách bụi.
Quý khách có thể tham khảo thêm cách chăm sóc hoa tại: HD chăm sóc cây hoa cảnh
Để biết thêm thông tin và mua sản phẩm, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HOA
Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
ĐT: (028) 3720 3389 – DĐ: 0909 51 3389 – 0906 703 720 – CSKH: 090 180 5859
Email: saigonhoa@gmail.com / saigonhoa@saigonhoa.com
Website: https://saigonhoa.com/
Youtobe: https://www.youtube.com/user/saigonhoavn
Rate this productĐánh giá
Chưa có đánh giá nào.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Đánh giá của bạnXếp hạng…Rất tốtTốtTrung bìnhKhông tệRất tệNhận xét của bạn *
Tên *
Email *
Từ khóa » Hoa Trầu Bà Trắng
-
Cây Trầu Bà Trắng – Đặc điểm, Công Dụng Và Cách Trồng Chăm Sóc
-
Tróc Bạc - Trầu Bà Trắng | Cây Cảnh
-
Cây Trầu Bà Trắng (Tróc Bạc)
-
Từ A Tới Z Về Kiểng Lá: Ý Nghĩa Của Cây Trầu Bà Trắng - 1989 JSC
-
Công Dụng Và ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Trầu Bà Trắng
-
Cây Trầu Bà Trắng – Đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Nhận Biết Và Chăm Sóc
-
Cách Chăm Sóc Cây Trầu Bà Trắng - Chợ Hoa Online
-
Cây Trầu Bà Trắng Để Bàn
-
Cây Trầu Bà Trắng - Gia Đình Nông Dân
-
Công Dụng Và ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Trầu Bà Trắng
-
Cây Trầu Bà Trắng (tróc Bạc) - Ý Nghĩa Và Cách Trồng - Cây Cảnh Việt
-
Đặc điểm Và ý Nghĩa Của Cây Trầu Bà Trắng
-
Cây Trầu Bà Trắng – Đặc điểm, Công Dụng Và Cách Trồng Chăm Sóc