Cây Trẩu Trên đất Khó - Báo Yên Bái
Có thể bạn quan tâm
- Chính trị +
- Xây dựng Đảng
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Yên Bái - Lào Cai hợp tác cùng phát triển
- Nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân
- Kinh tế +
- Phòng chống thiên tai
- Giảm nghèo bền vững
- Khoa học & Đời sống
- Ô tô - xe máy
- Vấn đề hôm nay
- Xã hội +
- Y tế
- Giáo dục
- Cải cách hành chính
- Giáo dục
- Pháp luật
- Thế giới +
- Chuyện bốn phương
- Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội
- Thể thao +
- Giải Việt dã Báo Yên Bái lần thứ XVII
- Euro 2024
- Đại hội TDTT tỉnh Yên Bái lần thứ IX
- Văn hóa +
- Làm đẹp
- Du lịch - Lễ hội +
- Ẩm thực
- Tôn vinh “Nghệ thuật xòe Thái”
- Ảnh
- Biển đảo quê hương
- Quảng cáo
- Euro 2024
Kinh tế
Cây trẩu trên đất khó
- Cập nhật: Thứ sáu, 2/3/2018 | 2:22:10 PM
YBĐT - Nhận thấy cây trẩu có nhiều ưu điểm về khả năng sinh trưởng và cho nguồn thu nhập khá, từ năm 2005, nhiều hộ dân ở xã Lang Thíp, huyện Văn Yên đã quyết định đưa loại cây này trồng trên diện tích đồi rừng của gia đình, giúp nhiều hộ nghèo dần ổn định sinh kế.
Cây trẩu không những phù hợp với chất đất khô cằn mà còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân ở Lang Thíp. |
Ông Lê Minh Lập - Chủ tịch UBND xã Lang Thíp cho biết: "Lang Thíp là xã có diện tích tự nhiên rộng lớn - yếu tố phù hợp để phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên, Lang Thíp lại chưa tận dụng triệt để được yếu tố tự nhiên sẵn có của địa phương bởi 9/19 thôn vùng ngoài có địa hình dốc, chất đất cằn cỗi và hầu hết các cây lâm nghiệp như: keo, bồ đề, quế… trồng tại đây kém phát triển, còi cọc”. Trước tình hình đó, người dân Lang Thíp đã trồng thử các giống cây lâm nghiệp để tìm ra loại cây trồng vừa có giá trị kinh tế vừa phù hợp với chất đất khô cằn nơi đây. Lúc này, cây trẩu vốn mọc tự nhiên trên các đồi rừng; tuy nhiên, chỉ được người dân sử dụng để làm củi hoặc làm các vật dụng sinh hoạt trong nhà. Đầu những năm 2000, khi thương lái Trung Quốc thu mua hạt trẩu với giá trị từ 10 đến 20.000 đồng/kg, cây trẩu mới bắt đầu được chú ý đến. Rồi đến năm 2005, các xưởng ván bóc thu mua cả gỗ trẩu với giá trị gần bằng bồ đề thì cây trẩu mới được người dân Lang Thíp đưa vào trồng đại trà. Từ đó đến nay, ngày càng có nhiều hộ còn tự nguyện chuyển đổi từ đất nương rẫy kém hiệu quả sang trồng trẩu. Cứ chỗ nào đất cằn, cây cối, hoa màu kém phát triển, người dân lại trồng trẩu thay thế. Đến nay, diện tích đất trồng trẩu đã lên đến 200 ha, chủ yếu tập trung ở các thôn vùng ngoài như: Tiền Phong, Hạnh Phúc… Qua thực tế tại xã, dù ở nơi có địa hình đồi núi dốc, khí hậu khô hạn, đất đai cằn cỗi, cây trẩu vẫn phát triển xanh tốt, bước đầu đã cho những tín hiệu khả quan trong việc trồng rừng bằng cây trẩu để xóa nghèo. Sau một thời gian trồng, người dân nơi đây nhận thấy đây là loại cây có nhiều ưu điểm: thích hợp với mọi chất đất, dễ trồng, đầu tư ít, chủ yếu trồng bằng hạt. Cây trẩu cũng đa tác dụng: gỗ được làm nguyên liệu dùng trong công nghiệp và sản xuất nấm; hạt dùng trong công nghiệp sơn, chất dẻo, da nhân tạo và thuốc chữa bệnh... So với các cây trồng khác, cây trẩu còn khá dễ chăm sóc. Không cần phân bón, chỉ cần trong 3 năm đầu, mỗi năm 2 lần phát cỏ là cây có thể phát triển tốt. Hơn nữa, trồng trẩu nhanh thành rừng và sau 5 năm trồng có thể thu hoạch quả lấy hạt, 7 năm là thu được gỗ, tạo thu nhập ổn định cho người dân trồng rừng. Anh Nguyễn Ngọc Tuấn ở thôn Tiền Phong cho biết: "Gia đình tôi có 20 ha đất đồi rừng, trong đó có 10 ha tôi trồng trẩu, 4 ha là trồng xen trẩu với quế và bồ đề. Với giá trị như hiện nay, khoảng 1 triệu đồng/m3 gỗ và 30.000 đồng/kg hạt trẩu. Hàng năm, gia đình tôi thu nhập khoảng gần 200 triệu đồng. Đây không những là cây trồng phù hợp với chất đất mà còn là cây xóa nghèo cho bà con nơi đây”. Khó có thể trồng các cây khác ngoài cây trẩu tại phần lớn diện tích đất tại Lang Thíp. Với khả năng thích nghi cao như chịu được hạn, lớn nhanh kể cả trên diện tích đất khô cằn, nên cây trẩu đang được xác định là cây có giá trị kinh tế, mang lại nguồn thu nhập cho đồng bào vùng cao, là cây tạo được nguồn sinh thủy, có tác dụng phòng hộ hiệu quả. Mỗi năm, Lang Thíp đều trồng mới khoảng 100 ha rừng, trong đó có 20% là cây trẩu. Hoài Anh
Các tin khác
Yên Bình: Công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp là đòn bẩy
YBĐT - Yên Bình xác định, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là nhiệm vụ then chốt trong phát triển kinh tế của địa phương. Do đó, cùng với những thế mạnh sẵn có, huyện đã thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút các đơn vị, doanh nghiệp, nhà đầu tư tích cực tham gia phát triển lĩnh vực này.
Diện mạo nông thôn mới ở Trấn Yên
YBĐT - Hết năm 2017, huyện Trấn Yên có 10/21 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và dẫn đầu các địa phương trong tỉnh về xây dựng NTM, được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.
Bộ Tài chính đề nghị xóa hơn 26.500 tỷ đồng nợ thuế các loại
Tổng số tiền nợ thuế, chậm nộp, phạt không thể thu hồi tính tới 31/12/2017 đã lên tới hơn 35.300 tỷ đồng, chiếm gần 45% tổng số nợ thuế.
Giá gas giảm mạnh 13.000 đồng/bình
Kể từ ngày 1/3, giá gas giảm 13.000 đồng/bình 12kg.
Xem các tin đã đưa ngày: |
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục |
Chọn 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 Chọn Tháng Một Tháng HaiTháng BaTháng TưTháng NămTháng SáuTháng BảyTháng TámTháng ChínTháng MườiTháng Mười MộtTháng Mười Hai
Từ khóa » Cay Trẩu
Copyright © 2022 | Thiết Kế Truyền Hình Cáp Sông Thu |