Cây Trên Cạn Ngập úng Lâu Ngày Có Thể Bị Chết Có Bao Nhiêu đáp án ...

Câu hỏi: Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?

Nội dung chính Show
  • * Cấu trúc của rễ:
  • * Chức năng:
  • * Môi trường trên cạn gồm:
  • * Đặc điểm chung của cây sống trong môi trường trên cạn:
  • Video liên quan

Lời giải:

Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì:

-Khi đất bị ngập nước, oxi trong không khí không thể khuếch tán vào đất, rễ cây không thể lấy oxi để hô hấp .

-Nếu như quá trình ngập úng kéo dài => Thiếu ôxisẽphá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ =>sẽ gây ra hiện tượng hô hấp kị khí sinh ra các chất độc hại tích lũy ở tế bào và làm cho lông hútchết,rễ bị thối hỏng , không hình thành được lông hút mới.

=> Hai lí do trên làm cho rễ không hút được nước, trong khi quá trình thoát hơi nước vẫn xảy ra, nên cây bị héo và chết. Hiện tượng này gọi là hạn sinh lí. (môi trường không thiếu nước nhưng cây không hút được)

Nhiều diện tích cây thanh long ở huyện Bắc Bình đang bị ngập chìm trong nước lũ

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn cho câu hỏi :Vì saoCây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? nhé:

* Cấu trúc của rễ:

- Rễ có 4 miền: Miền trưởng thành (dẫn truyền), miền hút (hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan), miền sinh trưởng (làm cho rễ dài ra), miền chóp rễ (che chở cho đầu rễ).

-Miền hút gồm có 2 phân chính: Vỏ biểu bì và trụ giữa. Vỏ biểu bì gồm có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan. Phía trong thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. Trụ giữa gồm các mạch gỗ

-Mạch rây (libe) có chức năng vận chuyển các chất, mạch gỗ và mạch rây ở rễ sắp xếp theo kiểu phóng xạ để phù hợp với chức năng hút nước, hút khoáng của rễ. Ruột chứa các chất dự trữ.

-Chóp rễ là phần giúp rễ đâm sâu vào lòng đất. Mặt đất rất cứng so với rễ, vì vậy để có thể đâm sâu vào lòng đất, chóp rễ có nhiệm vụ che chở bảo vệ các mô phân sinh của rễ khỏi bị hư hỏng và xây xát khi đâm vào đất. Xung quanh chóp rễ có cáctế bàohóa nhầy hoặc tế bào tiết ra chất nhầy để giảm bớt sựma sátcủa đất. Sự hóa nhầy này giúp cho các tế bào ngoài cùng của rễ không bị bong ra.

Cấu trúc lát cắt của rễ cây, bao gồm các bó mạch libe và gỗ sắp xếp theo kiểu phóng xạ

-Miền sinh trưởng gồm các tế bào có khả năng phân chia

* Chức năng:

Rễ câylà một cơ quan sinh dưỡng của thực vật, thực hiện các chức năng chính như bám cây vào lòng đất, rễ cây hút nước và các chất khoáng, hô hấp

* Quá trình hô hấp của rễ cây: Rễ sẽ lấy oxi trong đất để thực hiện quá trình hô hấp

* Môi trường trên cạn gồm:

-Môi trường đất khô

-Môi trường ẩm ướt

- Môi trường đặc biệt khô hạn

* Đặc điểm chung của cây sống trong môi trường trên cạn:

Hệ rễ phát triển, rễ có nhiều lông hút, rễ dài, ăn sâu hoặc lan rộng. Rễ chỉ hô hấp được trong môi trường đất thoáng khí (đất có nhiều khí oxi, tơi xốp).

Hình ảnh 1 số cây sống trên cạn

- Trong môi trường thiếu oxy vẫn có những loài thực vật thích ứng sinh trưởng được, gọi là thực vật đầm lầy hoặc thực vật bãi biển. Những thực vật này có một đặc điểm chung đó là có bộ rễ tiến hành hô hấp từ trong đất tới khi lộ dần ra trong không khí, được gọi là rễ hô hấp. Rễ hô hấp có các lỗ ngoài to lớn, bên trong có các khe hở tế bào rất phát triển, có thể dự trữ không khí. Đây là tổ chức thông khí rất đặc biệt của thực vật bãi biển và thực vật đầm lầy, chúng có thể làm cho thực vật đầm lầy và thực vật bãi biển có thể sinh trưởng trong môi trường thiếu oxy.

Đương nhiên, những bộ rễ hô hấp của các thực vật bãi biển và thực vật đầm lầy khác nhau thì hình dạng của chúng cũng khác nhau, như dạng quỳ gối, dạng vòng, dạng ngón tay và dạng gậy.

- Có rất nhiều thực vật có rễ hô hấp như các thực vật sinh trưởng ở bãi biển như: cây vẹt thuộc họ vẹt và cây hải điệp thuộc họ cỏ roi ngựa,Trung Quốc còn sống sót một loại thực vật đó là Tùng nước, là thực vật đầm lầy nước ngọt của vùng duyên hải đông nam Trung Quốc, phần gốc của cây mọc lên bộ rễ hô hấp dạng quỳ gối cao thấp không giống nhau rất độc đáo. Cây Lạc Vũ Sam còn sót lại có nguồn gốc từ phía đông nam Bắc Mỹ, từ thế kỷ 20 đã du nhập vào trồng ở Trung Quốc trên vùng mạng lưới hồ ở phía nam, phần gốc của cây cũng giống như tùng nước, mọc ra bộ rễ hô hấp có dạng quỳ gối đặc biệt.

Ở vùng đầm lầy nước ngọt của khu vực nhiệt đới cũng thường nhìn thấy thực vật có rễ hô hấp, như cây Tử Đàn dùng làm thuốc ở châu Mỹ, cây Hoàng Ngưu và Hồng Giao ở Kalimanjaro, gỗ Maomalu ở Nigiêria, cây cọ đằng ở đảo Ilian, cây đằng hoàng ở Guyana.

-Rễ hô hấp của thực vật ngoài dùng để hô hấp ra còn có thể có tác dụng bảo vệ đê và chống sóng.

Từ khóa » Cây Trên Cạn Bị Ngập úng Lâu Sẽ Chết Vì Có Bao Nhiêu Phát Biểu đúng