Cây Trinh Nữ Hoàng Cung Có Tác Dụng Gì? 7 Cách Trị Bệnh - DoctorTuan

Trinh nữ hoàng cung là một loại thảo dược được nhắc đến trong nhiều bài thuốc, loại thuốc chữa bệnh hiện nay. Từ xa xưa, loại cây trinh nữ hoàng cung này đã được trồng nhiều trong vườn thuốc của vua quan triều đình và được xem như “thần dược” bởi công dụng, tác dụng chữa bệnh đa dạng. Trong y học hiện đại, cây trinh nữ hoàng cung chứa nhiều acid amin, glucan và các loại kháng sinh tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe và trong điều trị một số bệnh. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung cùng như cách áp dụng, mời bạn đọc theo dõi những chia sẻ thú vị của các chuyên gia, bác sĩ tại doctortuan trong bài viết sau đây.

Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? 7 Cách trị bệnh
Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? 7 Cách trị bệnh

Tìm hiểu cây trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung hay còn được gọi với cái tên khác là cây tỏi lơi lá rộng, náng lá rộng, vạn châu lan... Cây thuộc họ thủy tiên có tên khoa học là Crinum latifolium L.

Trên thực tế, rất nhiều người nhầm lẫn cây trinh nữ hoàng cung với cây hoa huệ, cây náng trắng bởi hình dáng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy lá cây trinh nữ bản to hơn, khi khô có mùi thơm và hoa có màu hồng nhạt. Trong khi đó, cây náng trắng và hoa huệ có hoa màu trắng, lá phơi khô không có mùi hoặc mùi ngai ngái.

Ở nước ta hiện nay, cây phân bố rộng rãi ở cả 3 miền nhưng phổ biến hơn từ khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam. Nguyên nhân là bởi loại cây này ưa sống ở vùng có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 22 đến 27 độ C.

Sở dĩ cây được gọi với cái tên khá mỹ miều “trinh nữ hoàng cung” bởi thời xa xưa đây là loại thảo dược được các ngự y sử dụng để điều trị bệnh và chăm sóc sắc đẹp cho các cung tần mỹ nữ trong hoàng cung. Nguồn gốc của cây vốn là ở Ấn Độ nhưng sau đó được nhân giống và trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia… Vì vậy, thời xưa cây được xem là một loại thảo dược quý, chỉ những người trong hoàng tộc mới có thể sử dụng.

Tác dụng  của cây trinh nữ hoàng cung

Trong Đông y, trinh nữ hoàng cung là cây thuốc có vị đắng, chát, có tác dụng hành huyết tán ứ, giảm đau, thanh nhiệt giải độc, ức chế khối u và thông kinh hoạt lạc. Đặc biệt, hiệu quả trong những trường hợp bị đau xương khớp, u xơ, mụn nhọt hay đau đầu.

Trong y học hiện đại, các nghiên cứu chỉ ra rằng loại thảo dược này có tới 11 loại acid amin như: dl - valin, 1-leucin, phenylalanin và các alkaloid với 2 nhóm rõ rệt là dị vòng và không dị vòng. Ngoài ra, trong rễ của cây trinh nữ hoàng cung còn chứa 2 chất glucan là glucan A với 12 đơn vị glucose và glucan B với 110 gốc glucose…Vì vậy, cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Bộ phận của cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng để chữa bệnh bao gồm: lá, thân hành và cán hoa. Thường vào khoảng tháng 6, tháng 7 hàng năm là mùa thu hoạch. Với những cây đã được 1 năm tuổi trở đi thì thời gian thu hoạch sẽ ngắn hơn, cứ khoảng 1,5 đến 2 tháng là có thể thu hoạch một lần.

Người bệnh có thể dùng lá, thân hành và cán hoa tươi để điều trị bệnh hoặc có thể phơi khô hay thái nhỏ sao vàng nhằm sử dụng được lâu hơn. Lưu ý, bạn nên bảo quản trong hũ thủy tinh hoặc túi kín để tránh vào hơi hoặc mối mọt làm giảm chất lượng của thảo dược.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

  • Tại sao đau bụng dưới rốn ở nam và nữ
  • Bị nóng, ngứa tai là bệnh gì?

7 tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung bạn không nên bỏ qua

1. Chữa u xơ tử cung và các bệnh phụ khoa

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Một trong những công dụng nổi bật mà cây thuốc này mang lại chính là hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh phụ khoa, đặc biệt là u xơ tử cung.

Theo đó, thành phần của một số loại alkaloid có trong cây như: hippadine, lycorine, pseudo...có tác dụng ngăn cản sự tổng hợp của protein. Điều này sẽ khiến các khối u phát triển chậm lại, ức chế sự phát triển cũng như khả năng di căn thành các tế bào ung thư. Vì vậy, nhiều loại thuốc phụ khoa hỗ trợ điều trị các bệnh u nang buồng trứng, ung thứ vú, u xơ tử cung... có thành phần chính là cây trinh nữ hoàng cung.

Trong dân gian, điều trị u xơ tử cung, rong kinh, đau bụng dưới bằng lá trinh nữ hoàng cung được áp dụng bằng một số bài thuốc đơn giản như:

  • Bài thuốc 1: Sắc 20g lá trinh nữ, 20g hạ thảo khô, 12g rễ cỏ xước, 8g hoàng cầm, 6g hương tư tử. Sau đó chia nước đặc thành 3 phần đều nhau và uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: 20g lá trinh nữ hoàng cung, 12g lá trắc bách đã sao đen, 6g hương tư tử đem đi sắc và uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Sắc 20g lá trinh nữ hoàng cung với một lượng nước vừa đủ. Đến khi nước cô đặc thì tắt bếp, chờ cho nước âm ấm hơn thì uống. Nên chia lượng nước thành 2 - 3 lần uống trong ngày và tốt hơn khi uống nóng.

2. Nhanh chóng làm giảm cơn đau khớp

Một tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung được nhiều người áp dụng hiện nay chính là giúp giảm đau khớp hiệu quả. Theo đó, người bệnh có thể hơ lửa đắp lá trực tiếp lên vùng vết thương đau nhức hoặc sắc uống nước đều làm giảm đau nhanh chóng, hỗ trợ làm tan bầm, sưng tấy rõ rệt.

  • Giảm đau xương khớp

Người bệnh lấy 20g củ trinh nữ hoàng cung, 20g lá cối xay, 20g dây đau xương, 20g huyết giác và 6g quốc lão mang đi sắc chung với nước. Đến khi nước sôi và cô đặc lại thì tắt bếp, chia nước thành 2 - 3 phần và dùng hết trong ngày. Kiên trì thực hiện đều đặn trong vòng 1 tháng, người bệnh sẽ nhận thấy xương khớp không còn đau nhức, khó chịu như trước, vận động thuận tiện hơn.

  • Làm tan máu bầm

Với cách trị tan máu bầm từ cây trinh nữ hoàng cung rất đơn giản. Bạn chỉ cần hái và rửa sạch lá trinh nữ hoàng cung, hơ nóng với lửa và đắp vào vùng bị thương.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lấy củ (thân hành) của cây trinh nữ hoàng cung để nướng nóng, sau đó giã dập và đắp vào vùng sưng bầm. Thực hiện 2 - 3 lần mỗi ngày, sau vài ngày vết bầm sưng sẽ biến mất.

3. Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng

Nếu bạn đang thắc mắc trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì, các chuyên gia cho biết đây là một loại thảo dược rất tốt cho những người bị đau và viêm loét dạ dày, tá tràng. Những thành phần trong loại cây này vừa có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, vừa hỗ trợ làm lành vết thương, ngăn chặn tình trạng xuất huyết dạ dày, tá tràng.

Để áp dụng cách chữa viêm loét dạ dày, tá tràng bằng cây trinh nữ, bạn có thể dùng lá tươi hoặc lá khô để sắc uống. Cụ thể:

  • Đối với lá tươi

Người bệnh hái khoảng 3 lá trinh nữ hoàng cung, rửa sạch và cắt thành từng khúc dài khoảng 3cm. Cho lá vào nồi và đun cùng với 2 bát nước sạch. Đến khi nước rút cạn còn 1 nửa thì tắt bếp, chia nước thành 3 phần và uống hết trong ngày. Lưu ý nên uống sai khi ăn để tránh gây cồn cào ruột.

  • Đối với lá khô

Người bệnh sắc khoảng 200g lá khô với lượng nước vừa đủ sau đó chia thành 3 lần uống trong ngày. Kiên trì thực hiện trong khoảng 20 ngày thì dừng uống, nghỉ thuốc khoảng 10 ngày và tiếp tục lại. Tuân thủ theo những bước hướng dẫn trên, người bệnh sẽ nhanh chóng nhận thấy các triệu chứng ợ hơi, buồn nôi, đau bụng, trào ngược...thuyên giảm một cách rõ rệt.

4. Điều trị ho, viêm phế quản, viêm họng hạc

Các hoạt chất alkaloid, lycorin có trong trinh nữ hoàng cung có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, virus tương đối hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất crinamidin lại có tác dụng chống viêm khá tốt. Vì vậy, người bị ho, viêm phế quản có thể áp dụng cách hỗ trợ điều trị bệnh từ loại cây thảo dược phổ biến này.

Người bệnh có thể dùng lá trinh nữ hoàng cung khô cùng với ô phiến, tang bạch, cam thảo dây, đem đi sắc chung với 600ml nước sạch. Khi nước sôi và rút chỉ còn khoảng ⅓ thì tắt bếp, chia nước thành 3 lần uống sau mỗi bữa ăn.

Ngoài cách thực hiện trên, bạn cũng có thể dùng lá trinh nữ kết hợp với lá bồng bồng, hương tử tư, lá táo chua để sắc và uống. Lưu ý uống khi còn nóng và không để nước uống sang ngày sau. Kiên trì thực hiện trong vòng 2 tuần, bạn sẽ nhận thấy tình trạng sức khỏe có tiến triển rõ rệt.

Với căn bệnh viêm họng hạc, bạn lấy ⅓ lá cây trinh nữ hoàng cung tươi cùng với 3g rễ cây thuốc dằng xay, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hết vi khuẩn. Sau khi để ráo nước, người bệnh nhai trực tiếp 2 nguyên liệu trên với 1 ít muối hạt sau đó nhã bã. Lượng nước tiết ra khi nhai các loại thảo dược này sẽ thấm vào cổ họng, tiêu diệt nhanh các tác nhân gây bệnh, loại bỏ viêm. Thực hiện 2 lần/ngày tình trạng viêm họng hạc, ho rát cổ họng sẽ sớm biến mất.

5. U xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và rối loạn tiểu tiện ở người lớn tuổi

Tương tự như công dụng điều trị một số bệnh viêm phụ khoa, u xơ tử cung ở nữ giới, trinh nữ hoàng cung cũng là một loại nguyên liệu có tác dụng rất hiệu quả trong việc chữa bệnh u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới.

Cụ thể, cao methanol và alkaloid có chức năng ức chế quá trình phân bào, khiến các khối u chậm phát triển. Lycorin có tác dụng ức chế DNA và protein làm giảm khả năng sống sót và phát triển của các virus gây bại liệt. Do đó, trinh nữ hoàng cung là một loại dược liệu rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh u xơ, thậm chí là ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa bệnh với lá trinh nữ hoàng cung sau đây:

  • Bài thuốc 1: Dùng 20g lá trinh nữ hoàng cung (khô), 20g huyết giác, 6g hương tư tử, 10g ba kích đã sao muối và đem đi sắc với khoảng 600ml nước. Đun đến khi nước rút còn ⅓ thì dừng đun, chia thuốc thành 2 - 3 phần và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Hái khoảng 3 - 5 lá cây trinh nữ hoàng cung, rửa sạch và thái từng sợi nhỏ. Đem đi sao vàng rối sắc thành nước uống mỗi ngày sau khi ăn. Người bệnh uống 1 tuần thì nghỉ 1 tuần và tiếp tục uống. Tổng thời gian uống là 5 tuần.
  • Bài thuốc 3: Dùng 20g lá cây trinh nữ hoàng cung, 12g xa tiền tử, 6g hương tư tử đem đi sắc với khoảng 2 bát nước. Đun đến khi nước rút còn 1 nửa thì tắt bếp, chia nước thành nhiều phần và uống hết trong ngày.

6. Chữa mụn nhọt

Một trong những tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung không thể không nhắc đến chính là việc chăm sóc da, trị mụn nhọt hiệu quả. Với nhiều thành phần chống viêm, giảm sưng tấy cũng như giàu chất chống oxy hóa, đây là loại thảo dược có mặt trong thành phần của nhiều loại mỹ phẩm trị mun, chăm sóc da cao cấp hiện nay.

Cách điều trị mụn nhọt tại nhà với cây trinh nữ hoàng cung tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần lấy một ít lá hoặc củ trinh nữ hoàng cung rửa sạch và giã nát, sau đó đắp vào khu vực bị mụn nhọn. Để tăng thêm công dụng, bạn có thể dùng 20g lá trinh nữ khô kết hợp với 20g kim ngân hoa và 6g cườm thảo mang đi sắc uống lấy nước. Mỗi ngày uống một thang, kiên trì trong vòng 1 tháng sẽ nhận thấy vùng da bị mụn nhọn trở nên mịn màng và trắng sáng hơn nhiều.

7. Hỗ trợ điều trị ung thư ở nữ giới

Nếu bạn chưa biết trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì các nhà khoa học cho biết, đây là cây thuốc được dùng để hỗ trợ điều trị ung thư ở nữ giới đặc biệt hiệu quả hiện nay. Việc chứa các hoạt chất có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư, làm giảm khả năng sống sót của các virus và tác nhân gây bệnh là lý do đây là loại cây thuốc quý cần được nhân giống rộng rãi.

Cụ thể, với các căn bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung, chị em chỉ cần sắc 20g lá với trinh nữ hoàng cung với 20g nga truật, 50g lá đu đủ và 10g xuyên điền thất. Cho các nguyên liệu trên vào nồi đun chung với khoảng 3 chén nước. Đến khi nước rút còn ⅓ thì dừng đun, chia thuốc thành các phần nhỏ uống trong ngày sau bữa ăn chính.

Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị 50g lá cây trinh nữ hoàng cung tươi, 200g lá đinh lăng và sắc chung với 2 bát nước. Khi nước rút còn một nửa thì tắt bếp chia nước thành 3 lần uống. Thực hiện đều đặn mỗi ngày, tình trạng sức khỏe sẽ có những cải thiện đáng kể.

Ngoài 7 tác dụng chữa bệnh trên, trinh nữ hoàng cung còn được dùng để nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ các vấn đề về tổn thương thần kinh...Tuy nhiên, một số cách điều trị bệnh chưa được khoa học kiểm chứng tác dụng. Vì vậy, người dùng cần lưu ý. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

XEM THÊM:

  • Món ngon giải độc cho gan tự làm tại nhà
  • Cốc nguyệt san là gì? Gái còn trinh có nên dùng không?

Một số lưu ý khi sử dụng cây trinh nữ hoàng cung

Nhìn chung, cây trinh nữ hoàng cung khá lành tính nên sẽ ít gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, một số tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung vẫn chưa được kiểm chứng khoa học. Hơn nữa, nếu không chú ý, người bệnh rất dễ nhầm lẫn với cây náng trắng hay hoa huệ. Không ít trường hợp vì nhầm lẫn này mà dẫn tới tình trạng bị ngộ độc, nôn mửa, xuất huyết ngoài da…

Để đảm bảo cây thuốc này phát huy tốt nhất tác dụng, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ. Thậm chí, ngay cả khi sử dụng các loại thuốc tây dược, thực phẩm chức năng có chứa thành phần này cũng cần sự tư vấn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.

Các chuyên gia khuyến cáo, không dùng trinh nữ hoàng cung cho phụ nữ đang mang thai hoặc bị suy giảm chức năng gan, thận. Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần kiêng ăn đậu xanh, rau muống vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như: ngộ độc, nôn mửa…

Nếu kết hợp cây trinh nữ hoàng cung cùng các loại nguyên liệu thuốc khác cần đặc biệt chú ý xem chúng có tương kị hay không. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc chuyển sang áp dụng bài thuốc khác vì rất dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng chi sức khỏe.

Một lưu ý đặc biệt quan trọng mà người bệnh cần ghi nhớ là cây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Để có thể chữa trị tận gốc, bệnh nhân phải đến trực tiếp cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán mức độ bệnh, nguyên nhân gây ra, từ đó mới có phác đồ điều trị phù hợp.

Dù sử dụng cây trinh nữ hoàng cung dưới dạng tươi hay dạng khô cũng cần chú ý vấn đề vệ sinh. Nếu trong một thời gian sử dụng không nhận thấy hiệu quả hoặc cơ thể xuất hiện thêm một số các vấn đề bất thường, người bệnh nên dừng thuốc và đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám sớm.

Trinh nữ hoàng cung là một thảo dược quý nhưng không quá hiếm. Cây xuất hiện trong vườn thuốc nam của nhiều gia đình và được bày bán ở dạng khô, dạng tươi tại nhiều cơ sở. Vì vậy, không khó khăn để có thể mua được loại nguyên liệu này. Tuy nhiên, để cây thuốc phát huy tối đa công dụng, quá trình sử dụng nên có sự tư vấn của chuyên gia. Tuyệt đối không tự ý áp dụng chữa trị tại nhà khi chưa đến cơ sở y tế chẩn đoán bệnh hoặc chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Từ khóa » Cay Trinh Nua Hoang Cung