Cây Trinh Nữ Trị Bệnh Gì? Tác Dụng & Lưu ý • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Cây trinh nữ còn có tên gọi là cây xấu hổ là một loại thảo dược phổ biến, mọc tự nhiên nhiều nơi trên khắp nước ta. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi vì khi đụng vào lá cây trinh nữ, ngay lập tức chiếc lá sẽ cụp lại giống như đang xấu hổ. Vậy, cây trinh nữ có tác dụng gì, trị bệnh gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Tổng quan
Tìm hiểu chung về cây trinh nữ
Cây trinh nữ còn có nhiều tên gọi khác như: Xấu hổ, Cỏ thẹn, Mắc cỡ, Hàm tu thảo, Nhả nã nhẻn (Tày), La tép (Bana), Mìa nhau (Dao)
Tên khoa học: Mimosa pudica L. var. hispida Brenan
Họ: Mimosaceae (Trinh nữ)
Phân bố
Ở nước ta, cây trinh nữ phân bố rải rác khắp nơi, khắp các tỉnh thành từ đồng bằng đến vùng núi có độ cao dưới 1000m. Cây trinh nữ ưa sáng, mọc trên đất ẩm ở bãi sông, ven đường, nương rẫy, ruộng bỏ hoang. Cây có khả năng chịu được thời tiết khô hạn và nắng nóng (nhiệt độ tới 38oC) ở các tỉnh miền Trung.
Mô tả
Cây nhỏ mọc hoang thành bụi thấp ở ven đường, thân có gai hình móc. Lá hai lần kép lông chim, nhưng cuống phụ xếp như hình chân vịt, khẽ động vào lá cụp xuống. Cuống chung gầy, mang nhiều lông, dài 4cm, cuống phụ 2 đôi, có lông trắng cứng. Lá chét 15-20 đối nhỏ, gần như không có cuống.
Hoa màu tím đỏ, tụ thành hình đầu trái xoan, mùa hoa tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.
Quả giáp dài 2cm, rộng 3mm, tụ thành hình ngôi sao, ở phần giữa các hạt quả hẹp lại, có lông cứng ở mép. Hạt gần như hình trái xoan, dài 2mm, rộng l,5mm.
Bộ phận dùng làm thuốc
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.
Theo y học cổ truyền, cây trinh nữ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc. Quy kinh phế.
Thành phần
Trong cây hoa trinh nữ có chứa nhiều hợp chất như alkaloid, axit amin phi protein (mimosine), flavonoid C-glycoside, sterol, terpenoid, tanin và axit béo.
Tác dụng, công dụng
Cây trinh nữ có tác dụng gì?
Lợi tiểu, làm dịu thần kinh, tê thấp, kinh nguyệt khó khăn, hen suyễn.
Cây trinh nữ hay xấu hổ, mắc cỡ, là một loại thảo dược rất phổ biến, thường được dùng để hỗ trợ điều trị các tình trạng sức khỏe sau:
- Mất ngủ, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ nhờ tác dụng an thần
- Động kinh nhờ tác dụng an thần kinh
- Đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm, chân tay tê bại do tác dụng giảm đau
- Viêm khí quản mạn tính nhờ hiệu quả chống viêm
- Đầy bụng, khó tiêu nhờ khả năng tiêu tích.
- Dùng ngoài trị chấn thương, viêm mủ da. Dùng tươi giã đắp.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Liều dùng thông thường của cây hoa trinh nữ là gì?
Sau đây là một số bài thuốc dân gian có chứa thành phần cây trinh nữ để chữa các tình trạng sau:
- Mất ngủ: Sắc 15 – 20g cây xấu hổ và 20g lạc tiên với 500ml nước. Đến khi còn một nửa nước thì đổ ra uống trong ngày. Dùng 1 tuần.
- Chống co giật, trị động kinh: Sắc 20g trinh nữ khô và 10g câu đằng để uống thay nước hàng ngày.
- Trị viêm phế quản: Rửa sạch 100g rễ trinh nữ khô. Sắc phần thảo dược này với 600ml nước, đun nhỏ lửa cho tới khi còn 1/5 thì tắt bếp và chắt lấy nước, uống 2 lần/ngày, tốt nhất uống khi thuốc còn ấm. Dùng 10 ngày.
- Chữa đầy bụng, ổn định dạ dày: Sắc hỗn hợp cây trinh nữ (lá và cành), bạch nhược và mạch nha, mỗi vị 16g, để lấy nước uống 2 lần trong ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Dùng 3-5 ngày.
- Giảm đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm: 200g rễ xấu hổ khô, tẩm rượu gạo trong vòng 1 giờ rồi sao thơm. Dược liệu thu được đem chia thành 5 phần đều nhau, ngày sắc 1 phần với nước để uống. Dùng 1 tuần là bắt đầu thấy hiệu quả.
- Chữa khí hư: Dùng rễ xấu hổ tươi đem giã nát, vắt lấy nước cốt uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 muỗng canh. Dùng 1 tuần.
- Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Phần cành lá của cây xấu hổ, hoa đại, câu đằng, trắc bách diệp, đỗ trọng, vông nem, thân lá bạch hạc, hạt thảo quyết minh sao mỗi vị 8g; tang kí sinh, hà thủ ô đỏ mỗi vị 6g; địa long 4g đem sắc uống trong ngày hoặc tán bột để luyện với hồ thành viên và uống mỗi ngày 20-30g.
Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng cây trinh nữ, bạn nên lưu ý gì?
Để sử dụng loại dược liệu này an toàn, bạn nên lưu ý những thông tin sau:
- Không sử dụng cây trinh nữ cho người bị suy nhược, cơ thể có tính hàn và phụ nữ đang mang thai.
- Phụ nữ đang cho con bú cần tham khảo bác sĩ hoặc thầy thuốc đông y trước khi sử dụng thảo dược này.
- Nên sử dụng kiên trì mỗi ngày để có hiệu quả
- Không dùng với liều lượng lớn và liên tục
- Nếu thấy các triệu chứng không thuyên giảm hay có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình dùng, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Cây Trinh Nữ Sử Dụng
-
Trinh Nữ Hoàng Cung Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Trinh Nữ Hoàng Cung Có Tác Dụng Gì Mà Phụ Nữ Nào Cũng Có Thể Cần ...
-
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung Có Tác Dụng Gì? 7 Cách Trị Bệnh - DoctorTuan
-
Tác Dụng Của Cây Trinh Nữ Hoàng Cung đối Với Phụ Nữ
-
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung Và Những Công Dụng "thần Kỳ" Với Phụ Nữ
-
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung Có Tác Dụng Gì Và Trị được Bệnh Gì?
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Cây Xấu Hổ (trinh Nữ)
-
Bài Thuốc Hay Từ Cây Trinh Nữ Hoàng Cung - Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung: Mô Tả, Công Dụng Và Cách Dùng
-
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung Và Những Công Dụng Tuyệt Vời
-
5 Bài Thuốc Chữa đau Khớp Từ Cây Trinh Nữ - TIN TỨC - Sở Y Tế BRVT
-
Cỏ Trinh Nữ Chữa đau Nhức Xương Khớp - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cây Xấu Hổ: "Nàng Trinh Nữ" Chữa Bệnh Xương Khớp | VTC Now