Cây Trồng Trong Nhà: 10 Loại Xương Rồng đươc ưa Chuộng • Sài Gòn ...
Có thể bạn quan tâm
10 loại xương rồng thích hợp trồng trong nhà Xương rồng vốn là cây mọc hoang dã ở vùng sa mạc khô cằn dễ trồng và dễ chăm sóc. Với vẻ đẹp kỳ lạ và sức sống mãnh liệt, trong nhiều năm gần đây, xương rồng đã được trồng phổ biến để làm cây cảnh. Một vườn xương rồng hay thậm chí chỉ một chậu hoa nhỏ cũng làm cho không gian trong nhà của bạn thêm tươi sáng.
Xương rồng và những điều cần biết
Xương rồng được biết đến là một loại thực vật đa dạng, được phân chia thành nhiều chi và nhiều loài khác nhau. Lá cây, thân cây và rễ chứa nhiều nước để chúng có thể tồn tại được trong điều kiện khô hạn. Đặc biệt, xương rồng là một loại cây rất đa dạng về hình dáng. Cây có dạng hình cầu, hình trụ, hình tròn hoặc oval .. mọc thành bụi, dạng bẹt (hình vợt), treo rủ thõng xuống, lá có thể hình tròn, lá kim, dạng hạt đính, xù, hoặc gai nhọn… Không chỉ có sự đa dạng về hình dáng, màu sắc của các loài hoa xương rồng vô cùng phong phú gồm các màu xanh lá cây, màu lục nhạt, hồng ngọc, đỏ, vàng, trắng, đỏ tía, đỏ phớt vàng, tím đỏ và màu đen… Vì vậy, có thể nói xương rồng là một loại cây cảnh đặc biệt, chỉ có thân, nhiều gai nhọn, nhưng cho hoa đẹp nên có lôi cuốn đối với những người đam mê.
Bí quyết chăm sóc: Cùng là xương rồng nhưng mỗi loài có đặc tính khác nhau đòi hỏi cần có sự chăm sóc riêng. Là một loại cây chịu hạn tốt, bên trong thân và lá của xương rồng mọng nước –một mô bảo quản đặc biệt cho phép chúng tồn tại trong môi trường khô cằn hơn nhiều loại cây khác. Vì vậy, khi trồng trong chậu, bạn không cần tưới nhiều, và quan trọng nhất là chậu đất phải luôn được thoát nước. Bên cạnh đó, cũng có một số loại xương rồng thích hợp với điều kiện độ ẩm và nhiệt độ trong phòng, nhưng chúng rất ưa ánh sáng nên cũng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh ánh cho phù hợp. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu 10 loại xương rồng phổ biến và dễ trồng thích hợp làm cây cảnh đẹp trong căn nhà của bạn 1- Chuỗi ngọc bi
Chuỗi ngọc bi có tên khoa học là Sedum morganianum, một loại xương rồng có nguồn gốc từ Mexico. Lá của nó hình bi xếp chéo nhau, mọc dài đến hơn 30 cm, màu xanh lá cây hoặc màu xanh xám. Đây là loại cây ưa sáng, dễ chăm sóc, được trồng làm cảnh, đẹp nhất là dưới các dạng giỏ treo trong nhà và ngoài trời. Bí quyết chăm sóc: Quan trọng nhất là bạn phải giữ đất xốp, nhẹ và thoát nước. Chuỗi ngọc bi hiếm khi nở hoa, nhưng khi nở hoa có màu hồng hoặc màu đỏ mọc ở cuối thân. Để cho hoa nở đúng mùa, bạn nên bón phân NPK theo tỷ lệ 10-10-10 một lần vào mùa hè. Chuỗi ngọc bi có hình dáng đẹp bởi hàng trăm chiếc lá nhỏ, căng tròn rủ xuống quanh thân. Mặc dù rất ưa ánh sáng, nhưng nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, lá cây sẽ bị cháy nắng và bị rụng. Vì vậy, vào mùa hè, bạn nên treo những giỏ ngọc bi trong bóng râm để đảm bảo cho cây luôn được xanh tốt.
2- Cây càng cua Cây càng cua (Lan càng cua) hay còn gọi là Xương rồng giáng sinh có tên khoa học là Schlumbergerax buckley là một loại cây cảnh được trồng rất phổ biến. Lan càng cua là một loại xương rồng nở hoa rất đẹp, màu sắc rực rỡ và thích hợp trồng trong chậu. Bạn nên trông cây càng cua trong chậu sâu khoảng 20cm có đất khô, xốp và dễ thoát nước, đồng thời giữ nó khô ráo vào mùa đông. Khi cây bắt đầu ra nụ, bạn cần phải chăm sóc cẩn thận, nếu đất quá khô hoặc quá nhiều nước nụ hoa sẽ bị rụng. Để thúc cây ra hoa, bạn nên bón phân NPK 1 tháng/ 1 lần trong suốt mùa hè theo tỷ lệ 10-30-10, đồng thời phải đảm bảo cây được cung cấp đủ ánh sáng. Cây càng cua bắt đầu ra nụ vào mùa thu đông nhiệt độ vào khoảng 13 độ C. Bạn nên mang nó vào nhà khi nhiệt độ ngoài trời thấp hơn 120 C. Cây càng cua sinh trưởng nhanh và cho hoa rất đẹp, do đó bạn nên tỉa bớt một số cành nhánh phía dưới gốc điều này sẽ giúp cho cây luôn thẳng và mập.
3- Xương rồng bát tiên Xương rồng bát tiên có tên khoa học là Euphorbia milii là một loại xương rồng được du nhập từ vùng Madagascar. Cây có thể nở quanh năm nếu có đủ ánh sáng. Xương rồng bát tiên cũng là một trong những cây cảnh đẹp. Nó có những chiếc lá hình thìa mọc ra từ thân cây tại đầu của những chiếc gai, còn hoa là vô số những chiếc lá nhỏ khác xếp vòng tròn vào nhau. Đặc biệt, bạn có thể không nhận thấy những bông hoa vì chúng quá nhỏ, bạn chỉ có thể thấy màu đỏ, màu cá hồi, hoặc màu vàng mọc ra từ thân của chúng.
Trong giai đoạn cây ra hoa, bạn phải đảm bảo cung cấp đủ nước và ánh sáng cho cây. Nếu thiếu nước, cây sẽ bị rụng lá, tuy nhiên nó sẽ mọc lại lá mới sau đó vài tuần khi được đủ nước. Xương rồng bát tiên chỉ thích hợp với mức ánh sáng trung bình. Để cây phát triển tốt, bạn nên bón phân ba lần vào mùa hè bằng cách sử dụng NPK theo tỷ lệ 10-30-10, hoặc sử dụng phân bón thúc và rửa tay thật kỹ sau khi làm.
4- Cây sen đá Sen đá – một loại xương rồng có lá mọng nước có tên khoa học là Sempervivum tectorum hoặc Echeveria elegans được gọi thân mật là “gà mẹ và đám gà con” (hen and chicks).
Sen đá có 2 loại. Loại sen đá có tên khoa học Echeveria elegans có lá dạng cong tròn xếp lại với nhau như đóa hồng. Còn loại sen đá có tên khoa học là Sempervivum tectorum cũng giống như hoa hồng, nhưng mỗi lá của nó có xu hướng mọc phẳng hơn và nhọn hơn. Sen đá là một loại hoa đẹp với màu sắc đặc biệt (có loại hoa màu đen), có nhiều kiểu dáng khác nhau như hoa mọc rủ xuống hình chuông, hoặc hình sao. Đặc biệt sen đá còn tượng trưng cho sự vĩnh cửu nên nó được gọi là cây “sống đời”. Khi được trồng làm cây cảnh trong nhà hoặc ngoài sân vườn, bạn chỉ cần tưới ít nước. Bạn phải đảm bảo đất luôn khô và thoát nước ngay sau khi tưới vì quá nhiều nước là nguyên nhân khiến cây bị thối rữa. Trong mùa đông cây cần rất ít nước, do đó bạn không cần tưới nước trong giai đoạn ngủ đông của cây. Để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây, bạn nên sử dụng phân hóa học NPK và bón ba lần trong mùa hè với tỷ lệ 10-10-10. Để nhân giống, bạn có thể tỉa những mầm cây của chúng và trồng vào những chậu khác. Những vết cắt từ thân cây sẽ nhanh liền khi gặp nước hoặc bạn có thể băng chúng lại bằng một mảnh vải nhỏ.
5- Xương rồng ngọc bích Xương rồng ngọc bích có tên khoa học là Crassula ovate – một loại cây cảnh trồng trong nhà rất được ưa chuộng vì lý do nó rất dễ trồng và phát triển nhanh. Là một loại cây bản địa của Nam Phi, xương rồng ngọc bích có tuổi thọ lâu, lá cây tròn, mọc dày, màu xanh bóng trông rất đẹp.
Xương rồng ngọc bích hầu như không cần nước, vì vậy bạn chỉ cần tưới ít nước hoặc để đất khô hoàn toàn. Những người làm vườn thường chỉ tưới nước cho cây khi những chiếc lá bắt đầu quăn lại hoặc mất màu xanh bóng của nó. Đây là những dấu hiệu bạn cần để ý để chăm sóc cây đúng cách. Xương rồng ngọc bích sẽ bị rụng lá và bị chết nếu bị ngập úng nước. Phân NPK được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Bạn nên bón phân ba lần trong mùa hè với tỷ lệ cân bằng 10-10-10. Xương rồng ngọc bích thường được trồng trong các chậu bằng đất nung rộng, điều này giúp không khí lưu thông qua đất và giữ cân bằng cho chậu cây. Bạn không nên trồng cây trong chậu quá nhỏ bởi vì bộ rễ của xương rồng khi cây phát triển có xu hướng nổi lên mặt đất, dễ gây ra đổ chậu. Với đặc tính phát triển nhanh, lá mọc dày nên cây cũng rất dễ uốn tỉa để tạo hình dáng nghệ thuật. Chỉ cần tỉa hết lá phía dưới gốc cây, phần trên tạo khối tròn là bạn đã có một kiểu dáng bonsai xương rồng độc đáo.
6- Cây lô hội Cây lô hay còn gọi là nha đam có tên khoa học Aloe vera. Cây lô hội được sử dụng như là một loại cây dược liệu quen thuộc từ nhiều thế kỷ nay trong việc điều trị vết thương và cháy nắng. Cây có lá mọc dài, mép lá có răng cưa khá sắc, nếu bạn không để ý sẽ dễ bị thương khi chạm vào nó. Vì vậy nếu trồng trong nhà hoặc sân vườn, bạn hãy đặt những chậu nha đam ở những nơi khuất, ít người qua lại.
Cây lô hội không ưa nước, vì thế bạn luôn giữ cho đất khô và đặc biệt không được để cây úng nước. Lô hội rất ưa ánh sáng, bạn nên trồng cây lô hội tại nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp thì càng tốt. Để cây phát triển nhanh, bạn tránh bón phân vào mùa đông mà chỉ bón NPK ba lần trong mùa hè với tỷ lệ 10-10-10. Rễ cây cũng rất phát triển và có xu hướng trồi lên khỏi mặt đất, vì vậy bạn nên trồng lô hội trong những loại chậu cảnh dành riêng cho xương rồng
7 – Cây gấu trúc Cây gấu trúc là một loại xương rồng bản địa của vùng Madagascar,có tên khoa học là Kalanchoe tomentosa. Có nhiều loại cây họ Kalanchoe nhưng cây gấu trúc được trồng phổ biến nhất.
Cây gấu trúc cũng là một loại cây cảnh được ưa thích vì màu sắc đặc biệt của nó. Cây màu xanh ngọc, lá dày được bao phủ bởi một lớp lông bạc mềm mại, khiến cho cây có màu xanh mờ. Các cạnh của lá được viền chấm bằng lớp lông màu nâu hoặc màu nâu đỏ khiến cho cây hoàn toàn nổi bật. Cây gấu trúc thích hợp với mức độ ánh sáng nhẹ, trung bình. Để chăm sóc cho cây phát triển tốt, bạn nên trồng cây gấu trúc trong chậu, phần đất trên cùng của chậu cây khoảng 20cm luôn được giữ khô ráo và thoát nước. Bạn hãy sử dụng phân NPK để bón cho cây theo tỷ lệ 10-10-10 ba lần trong mùa hè nhằm đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây Mặc dù không phải chăm sóc nhiều nhưng bạn cũng nên thường xuyên cắt tỉa những cành lá già hoặc bị gãy hoặc sâu bệnh để phòng trừ gây bệnh cho cây.
8- Xương rồng cầu vồng Xương rồng cầu vồng có tên khoa học là Pincushion Cactus (Mammillaria) có nguồn gốc từ Mêxico. Xương rồng cầu vồng thuộc nhóm hơn 200 loại xương rồng hình cầu được trồng rất phổ biến làm cây cảnh trong nhà. Xương rồng cầu vồng ưa ánh sáng mặt trời, đặc biệt cây tuy nhỏ nhưng nở nhiều hoa và rất đẹp. Thân xương rồng có nhiều gai. Bạn hãy cẩn thận với những chiếc gai trông tinh tế nhưng khó có thể kéo ra khỏi da nếu bạn vô tình đâm phải.
Để có một chậu cây xương rồng pincushion đẹp, bạn cần cung cấp đầy đủ ánh sáng. Bạn nên nhớ đất phải khô và thoát nước sau khi tưới. Vào mùa đông bạn chỉ cần tưới một chút nước để cung cấp cho cây độ ẩm cần thiết. Để bổ sung dưỡng chất cho cây, bạn nên sử dụng phân bón NPK, bón ba lần chỉ trong mùa hè theo tỷ lệ cân bằng 10-10-10.
9- Cây đuôi ngựa Cây đuôi ngựa – loại xương rồng có tên khoa học là Beaucarnea recurvata là một loại cây bản địa của Mexico và phía Tây Nam Hoa Kỳ. Xương rồng đuôi ngựa có hình dáng đặc biệt. Nếu được trồng trong nhà cây có chiều cao khoảng từ 3 -6m. Lá cây màu xanh đậm, nhỏ mọc dài và rủ xuống như đuôi ngựa. Để giữ nước và cung cấp nước cho cây là một bộ phận thân cây phát triển thành củ khiến cho cây có vẻ đẹp đặc biệt.
Cây đuôi ngựa phát triển nhanh trong điều kiện nhiều ánh sáng và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tuy nhiên nó cũng thích nghi với mức ánh sáng trung bình. Trong điều kiện nhiệt độ nóng cây vẫn phát triển bình thường tuy nhiên khi trời lạnh bạn cần tưới nước ít hơn. Nếu bạn là người luôn luôn bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc cây cảnh, thì xương rồng đuôi ngựa là một lựa chọn hoàn hảo bởi vì nó không cần phải chăm sóc và tưới nước nhiều. Khi trồng trong chậu, cần phải đảm bảo đất khô và thoát nước. Bạn nên thay chậu khi cây quá cao. Chất dinh dưỡng bổ sung cho cây là phân NPK nhưng bạn cũng chỉ cần bón một năm một lần với tỷ lệ cân bằng 10-10-10.
10 – Cây lưỡi hổ Cây lưỡi hổ có tên khoa học là Sansevieria trifasciata. Cây có lá dài mọng nước, trên lá có nhiều hoa văn khiến bạn liên tưởng đến bộ da của một con hổ hoặc con rắn, nên cây cũng có tên gọi là cây rắn.
Cây lưỡi hổ có sức sống mãnh liệt, cho dù bạn bỏ quên nó với chỉ một nhánh nhỏ nó vẫn sống và phát triển mạnh thành từng bụi lớn. Vì thế bạn có thể trồng cây lưỡi hổ trong nhà, ngoài sân vườn hoặc làm trồng làm hàng rào. Úng ngập nước là nguyên nhân khiến cây bị thối rữa, do đó bạn không cần phải tưới nước thường xuyên, hãy để cho đất luôn khô và thoát nước sau khi tưới. Cây lưỡi hổ thích hợp trong nhiều điều kiện ánh sáng, đặc biệt cây phát triển không cần nhiều phân bón, vì thế bạn chỉ cần bổ sung NPK một năm một lần theo tỷ lệ 10-10-10. Bạn cũng nên tỉa bớt những lá già, héo úa để có được một bụi cây lưỡi hổ đẹp mắt hơn.
Trên đây là những loại xương rồng đẹp, dễ chăm sóc và rất thích hợp trồng trong nhà. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ lựa chọn được những loại xương rồng vừa ý
Rate this postTừ khóa » Cây Xương Rồng Lá Dẹt
-
Xương Rồng Dẹp - Lehomme.
-
Vườn Của Thành. - Xương Rồng Bản Dẹt Không Gai Dùng Làm...
-
Thực Hư Cây Xương Rồng Có Tác Dụng Chữa Bệnh
-
Bạn Có Biết Tác Dụng Của Cây Xương Rồng? - Vinmec
-
Tổng Hợp 11 Tác Dụng Của Cây Xương Rồng đối Với Sức Khỏe
-
Xương Rồng: Siêu Thực Phẩm Mới Món ăn đặc Sản Của Người Quảng ...
-
Hoa Xương Rồng: Phân Loại, ý Nghĩa Và Cách Trồng Mau Ra Hoa
-
13 Loại Cây Xương Rồng Thịnh Hành Nhất Tại Việt Nam
-
Kỳ Lạ: Ăn Cây Xương Rồng, Gai Góc Phát Sợ Gọi Là 'siêu Thực Phẩm'
-
Sử Dụng Cây Xương Rồng để Chữa Thoái Hoá Cột Sống, Bạn đã Biết ...
-
Xương Rồng - Thành Phần Làm Đẹp Mới - The Soulmate
-
Ý Nghĩa Của Cây Xương Rồng Và Gợi ý Top 5 Mẫu Cây đẹp - Shopee
-
Những Đặc Điểm Của Cây Xương Rồng Phù Hợp Với Môi Trường ...