Cây Trúc Đào - Đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Cây Trúc Đào có tên khoa học là Nerium oleander, họ Apocynaceae, có trên 400 loài xuất hiện trên khắp thế giới, phát triển tốt với khí hậu nhiệt đới, ấm áp, cũng có thể chịu hạn hoặc sương giá tốt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin về cây trúc đào qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu chung về cây trúc đào

Cây trúc đào có tên khoa học là Nerium oleander, họ Apocynaceae, có trên 400 loài xuất hiện trên khắp thế giới, phát triển tốt với khí hậu nhiệt đới, ấm áp, cũng có thể chịu hạn hoặc sương giá tốt. Hoa trúc đào có dáng đẹp sặc sỡ, nhiều màu sắc như trắng, hồng nhạt, hồng đậm hoặc hơi đỏ cam, đỏ tía, hoa đơn hoặc hoa kép. Trong đó, loại có hoa màu hồng là phổ biến nhất. Hoa có mùi thơm nhẹ. Cũng chính vì những lý do nói trên mà trúc đào là cây rất được ưa chuộng để chọn trồng làm cảnh.

cây trúc đào
cây trúc đào

Ngoài việc cho hoa đẹp, trúc đào còn có những giá trị khác có ích cho y học. Chẳng hạn trong lá trúc đào người ta đã chiết được các glycoside như: oleandrin (neriolin), neriin, adynerin và neriantin. Chất neriolin được dùng làm thuốc trợ tim, chữa suy tim, khó thở, chữa phù do suy tim. So với digitalin hay digoxin, neriolin có các ưu điểm là không bị phá hủy bởi men của dịch tiêu hóa, đào thải nhanh và không gây tích lũy.

Tuy nhiên, khi được sử dụng để làm cây cảnh thì phải hết sức cẩn trọng bởi trúc đào là một trong những loài thực vật chứa nhiều hợp chất có độc, có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Độc tính có trong trúc đào rất cao và đã có nhiều thông báo cho thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây tử vong.

Đặc điểm nổi bật của hoa trúc đào

Trúc đào thuộc loại cây thân nhỡ, nếu được trồng thành từng bụi và chăm sóc trong điều kiện thích hợp cây có thể cao từ 4-5m, còn trung bình người ta thấy cây cao từ 1-3m. Cành trúc đào mềm dẻo có màu nâu xám. Lá trúc đào mọc đối xứng nhau thành vòng từng cụm, mỗi cụm 3 lá. Lá thuộc loại đơn, viền lá nhẵn. Phiến lá có màu xanh đậm, hình dáng lá giống như những chiếc mũi mác dài từ 7-10cm và rộng 1-4cm. lá khá dai và cứng, mặt trên lá có màu xanh đậm còn mặt dưới thì nhạt hơn.

Hoa trúc đào có màu hồng đậm đẹp mắt, mọc thành từng cụm ở ngay phần đầu cánh, mỗi bông gồm từ 5-8 cánh, cánh hoa mỏng, nhẹ. Khi nở hoa xòe để lộ ra phần nhị màu vàng bên trong. Ngoài màu hồng, trúc đào còn cho hoa màu vàng, trắng. Hoa có hương thơm dịu nhẹ. Trên đầu những cành hoa ta sẽ nhìn thấy những bông hoa trúc đào đang khoe sắc, dường như hoa nở quanh năm nhưng nở nhiều nhất có lẽ vào mùa hè và mùa thu. Sau khi ra hoa cây tạo quả, quả của cây thường ra vào mùa đông và mùa xuân. Quả trúc đào thuộc dạng quả năng nhưng dài và hẹp. Kích thước mỗi quả từ 5-23cm, nứt ra khi quả chín và giải phóng những hạt nhỏ có phủ một lớp lông tơ mềm mại.

Cây Trúc Đào - Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc 1

Tác dụng của cây hoa trúc đào

Cây hoa trúc đào có hoa đẹp, lại dễ phát triển nên được trồng làm cây cảnh quan đô thị ở công viên, vỉa hè, dọc những con phố, trung cư, nhà hàng….cây còn được trồng làm hàng rào lối đi, trang trí sân vườn giúp làm cho bầu không gian như thêm sắc, thêm hương, giúp tăng chất lượng cuộc sống mà không phải chăm sóc nhiều. Cây còn hút những khí độc hại trả lại bầu không khí trong lành từ đó môi trường mát lành, thoáng đãng hơn rất nhiều.

Trong đông y cây trúc đào còn giup điều trị sưng huyết cũng như những bệnh rối loạn da. Khi trồng và sử dụng cây trúc đào cần lưu ý về chất động của nó, cây khá nguy hiểm khi sử dụng nhựa cây hay dùng cây làm củi đốt, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cây Trúc Đào - Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc 2

Lá trúc đào được dùng làm nguyên liệu chiết xuất oleandrin, là thuốc uống được chỉ định điều trị suy tim, hở lỗ van hai lá, nhịp tim nhanh kịch phát, các bệnh tim có phù và giảm niệu, và dùng luân phiên với thuốc Digitalis. Neriolin dùng dưới hình thức dung dịch rượu và thuốc viên.

Vì có tính độc cao, nên trúc đào không được dùng làm thuốc uống trong y học cổ truyền, chỉ dùng để chế thuốc trừ sâu và nấu nước rửa trị ghẻ lở (20-30g lá tươi nấu nước đặc rửa, ngày một lần).

Trong y học dân gian ấn độ, lá trúc đào dùng để chữa phát ban ở da. Nước sắc lá được dùng để diệt giòi ở vết thương. Cao nước lá, cành, rễ và hoa độc đối với một số loài sâu bọ. Cây trúc đào được dùng làm bả chuột ở Nam châu Âu. Mật ong từ nhụy hoa trúc đào cũng có thể có độc. ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhân dân dùng cao nước lá trúc đào để điều trị ung thư. ở Angieri, thuốc sắc lá trúc đào trị eczema và chống nhiễm khuẩn.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa trúc đào

Cây phát triển tốt nếu trồng trong các khu vực cận nhiệt đới ấm áp, khí hậu nước ta rất lý tưởng để trồng cây này vì thế nó được trồng khá phổ biến. Cây có biên độ nhiệu độ rộng nên việc chăm sóc không có gì là quá khó khăn.

Đất trồng cây trúc đào cần tơi xốp, đủ dinh dưỡng và thoát nước tốt.

Cây ưa sáng nên trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, như vậy trúc đào sẽ cho nhiều hoa và đẹp hơn.

Cũng không cần tưới nước quá thường xuyên cho cây hoa trúc đào, nếu thời tiết quá nắng nóng ta mới cần tưới thường xuyên.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Trúc Đào do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc cây trồng này nhé.

Xem thêm:
  • Cây Trúc Cảnh – Đặc điểm, Ý nghĩa, Cách trồng và chăm sóc
  • Hoa Sữa – Loài hoa của Hà Nội trong những ngày mùa thu
  • Hoa Thiên Điểu – Hoa bụi đẹp độc đáo cho người chơi hoa
  • Chuối Hột – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
  • Hoa Dâm Dụt – Đặc điểm, Phân loại và cách trồng cây dâm bụt

Từ khóa » Hình ảnh Lá Cây Trúc đào