Cây Tùng Bách- Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Cây Tùng Bách là một trong những loại cây cảnh phong thủy được dân chơi cây sành điệu coi trọng tại Việt Nam. Chúng ta thường thấy loại cây này xuất hiện nhiều ở nhà của các vị lãnh đạo với, có danh tiếng,… Vậy thật sự Ý nghĩa phong thủy của cây tùng bách tán này là gì? Cây tùng bách tán với mệnh nào và tuổi nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Cây tùng bách tán là gì?

Cây bách tán, cây vương tùng hay còn được biết đến nhiều hơn là cây Tùng Bách tán (danh pháp khoa học: Araucaria heterophylla) là một loài thực vật hạt trần trong họ Bách tán.

Cây tùng bách tán thuộc loại cây gỗ thường xanh, có chiều cao trên 60 m, đường kính thân 200 cm. Thân cây có các vòng thật và giả được hình thành qua từng năm. Cành mọc vòng nằm ngang sáu cái một chồng lên nhau, càng lên cao cành càng ngắn dần tạo thành tán lá hình tháp, đây là nguồn gốc tên gọi bách tán.

Lá cây hình mác được xếp sít nhau theo dạng xoắn ốc. Nón cái có hình bầu dục bao gồm nhiều vảy hạt, trong mỗi vảy có một noãn phát triển thành hạt lớn. Nón khi chín đạt kích thước đến 30 cm. Cây được trồng bằng hạt hoặc bằng phương pháp giâm cành, sinh trưởng tương đối nhanh chóng.

Cây Tùng Bách
Cây Tùng Bách

Nguồn gốc:

Bách tán có nguồn gốc ở New Caledonia, phân bố chủ yếu ở Nam bán cầu, bao gồm vùng Nam Mỹ, Úc, New Zealand, Polynesia, New Hebrides,..

Ở Việt Nam, lên các vùng núi cao Tây Bắc các bạn có thể dễ dàng thấy cây này mọc ở các mỏm núi chênh lênh trắc trở, dù chịu nhiều sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng cây vẫn vươn mình sống thẳng lại không ngừng phát tán hạt cây đến nhiều nơi khác.

Đặc điểm của cây Tùng Bách Tán

 Thân cây

Cây thân gỗ có thể cao lên đến 20m, đường kính đạt 40 cm có hình dáng cao như ngọn tháp với tùng tầng có các cành mọc tròn quanh thân cây xếp cạnh nhau như hình xoắc ốc, càng lên cao thì đô dài của các cành càng thu ngắn lại. Chính vì vậy mà từ xa nhìn tới trông rất đẹp mắt.

Đặc biệt, vào mùa đông tùng bách tán còn được dùng để “đóng giả” làm cây thông Noel.

Đặc điểm của cây Tùng Bách Tán
Đặc điểm của cây Tùng Bách Tán

Lá và hoa của cây tùng bách tán

Lá cây có hình vảy cá, cũng được xếp xen kẽ xoắn ốc nhưng đặc biệt là lá có mùi hương hơi khó chịu đối với những ai không quen.

Đối với hoa thì có hình nón, màu trắng ngà. Sau này, khi hoa già mỗi vảy lại phát triển thành một hạt lớn và sau cùng là cho ra quả hình cầu.

Cây tùng bách có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, có thể phát triển trong mọi địa hình hoàn cảnh thời tiết như nắng nóng, khô hạn hay chịu bóng.

Công dụng của cây Tùng Bách Tán

Khi nói đến công dụng của cây chúng ta không thể không kể đến khả năng lọc sạch không khí, duy trì độ ẩm tạo môi trường sống xanh mát trong lành và dễ chịu.

Bên cạnh đó, nhờ có “ngoại hình” đẹp nên trồng cây tùng bách tán – cây cảnh còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, giúp che đi những khuyết điểm của căn nhà. Hiện nay nhiều nhà vườn còn thiết kế dạng cây bonsai nhỏ đặt trên bàn làm việc hay dùng làm quà biếu thể hiện sự trân trọng.

Mỗi dịp Noel đến, người ta thường trang trí hạt châu, dây kim tuyến và biến tùng bách trở thành cây thông noel rực rỡ, lấp lánh.

Cây Tùng Bách - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 1

Bên cạnh các lợi ích về thẩm mỹ, tùng bách tán còn đem đến các giá trị về mặt kinh tế có thể kể đến như:

–   Gỗ của cây có thể dùng để xây dựng hay làm vật dụng gia đình, đồ thủ công mỹ nghệ, trang sức đặc biệt là khi cây có tuổi thọ lâu đời sẽ trờ thành gỗ quý.

– Ngoài ra vỏ cây còn có tác dụng chữa bệnh.

–  Theo phong thủy thì đây là loại cây mang lại nhiều may mắn sung túc cho gia chủ, cho công ty doanh nghiệp bởi với khả năng chống chọi tốt trước mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nên tùng bách tán trở thành đại diện cho sự trường thọ và thịnh vượng.

Ngoài ra nhiều người còn cho rằng gỗ tùng bách có khả năng trừ tà khí, xua đuổi ma quỷ mang lại sự bình yên, an lành cho con người.

Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Tùng Bách Tán

Chắc hẳn bạn cũng từng nghe câu rất nổi tiếng về cây cảnh: “Tùng — Cúc — Trúc — Mai”. Đây là 4 loại cây tứ quý tượng trưng cho 4 mùa trong một năm. Câu nói này cũng phần nào thể hiện được vẻ đẹp, ý nghĩa tốt đẹp của 4 loại cây phong thủy này. Trong đó, cây Tùng trong phong thủy có ý nghĩa rất đặc biệt.

Nói về cây tùng trong phong thủy, dân gian xưa vẫn biết đến cây Tùng như là một loại cây thể hiện sự mạnh mẽ, sức sống mãnh liệt. Bất kể là đất đá, cằn cỗi, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng,… cây Tùng vẫn có thể mọc lên. Đồng thời cũng phải nói đến khả năng chịu rét, chịu sương gió rất phi thường của nó. Bởi vậy, mà người ta thường mệnh danh cho cây Tùng là “Chúa Trùm Thảo Mộc”.

Cây Tùng Bách - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 2

Vào mùa đông, khi thời tiết giá lạnh thì cây Tùng lại sống hiên ngang bất chấp thời tiết. Chính đặc điểm này của cây Tùng giúp cho người đời ví nó như là một người quân tử kiên cường vượt qua sóng gió. Ngoài ra, cây Tùng là một loại cây đặc biệt, cành lá vẫn xanh tốt tốt dù đất đai cằn cỗi. Cũng bởi vậy mà cây tùng thường nhiều người lựa chọn, tượng trưng cho lý tưởng xanh hóa đại lộ. Màu xanh tươi mát quanh năm giúp mang lại những điều tốt đẹp cho con người.

Từ ngày xưa, đã có rất nhiều gia đình vẫn thường trồng cây Tùng bên phần mộ của những người thân yêu trong gia đình với mong ước và ý nghĩa người thân của họ vẫn mãi trường tồn, vẫn sống trong lòng người dương thế, Đồng thời, đây cũng là một lời cầu phúc, nhờ vả người thân ở bên kia thế giới có thể phù hộ, đem lại bình an, tuổi thọ cho người đang sống.

Cây Tùng Bách Tán  hợp với mệnh gì?

Tên cây cây tùng bách tán được lấy tên cây đặt cho một trong 6 loại mệnh mộc – Tùng Bách Mộc. Do đó, không còn lý do nào khác để phản đối cây tùng bách tán thuộc mệnh mộc.

Theo ngũ hành tương sinh: Mộc sinh hỏa, Thủy sinh Mộc – Do đó cây tùng bách tán hợp với những người có chủ mệnh thuộc 3 mệnh: Hỏa – Thủy – Mộc

Theo ngũ hành tương khắc: Mộc khắc Thổ, Kim khắc Mộc – Do đó, những gia chủ thuộc mệnh Thổ hoặc Kim không nên trồng cây tùng bách tán trong nhà, để tránh những điều không may kéo đến.

Cây Tùng Bách - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 3

Cách trồng và chăm sóc cây

Tùng bách là cây công trình dễ trồng lại dễ phát triển tuy nhiên để cây có thể phát triển tốt nhất, cho lá xanh tươi, thân cây chắc khỏe thì bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Cây được trồng bằng hình thức giâm cành, chiết cành hoặc gieo trồng bằng hạt.

Nếu chọn phương pháp giâm cành nên chọn phần ngọn để cây phát triển thành nhiều nhành hơn và trong quá trình trồng cần che nắng và giữ ẩm tốt vậy nên thời điểm phù hợp nhất để trồng cây là vào mùa xuân.

–  Cây thích hợp trồng trong đất cát, đất thoát nước tốt, và nếu trồng cây dạng bonsai thì đất thích hợp nên được pha trộn với tỉ lệ 5 đất thịt sạch + 3 trấu hun, xơ dừa + 2 xỉ than trộn lẫn phân hữu cơ hoại mục.

– Nên đặt ở nơi bóng râm nhưng vẫn đủ ánh sáng với nhiệt độ khoảng 18-25oC.

–   Cần tưới nước lên thân và gốc hằng ngày nhưng tuyệt đối không để nước ngập chậu.

–  Chú ý không vặt hết lá ở phần đầu ngọn cây do đây là phần hứng sương bảo vệ cây.

–  Khi muốn đổi chậu cho cây, cần giữ lại phần đất cũ xung quanh gốc cây sau đó chèn đất chặt xung quanh và đặt cây ở nơi mát mẻ, tránh tưới nước nhiều sẽ làm hỏng rễ.

Các vị trí nên đặt trong nhà

Với ý nghĩa tượng trưng cho sự tịnh vượng, trường thọ nên vị trí thích hợp nhất để đặt cây tùng bách tán đó là dọc hai bên lối đi, cây trong nhà và hai bên sảnh để tăng sự uy nghi mạnh mẽ trấn áp mọi điều xấu.

Hoặc bạn có thể đặt ở những góc nhà không tốt, để điều hòa vận khí trong nhà được ổn định.

Để chắc chắn hơn bạn hãy đến tìm các chuyên gia phong thủy để được hướng dẫn cụ thể chi tiết liên quan đến số mệnh của mình.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây Cây Tùng Bách do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!

Xem thêm:
  • Cây Cau Tiểu Trâm – Cây nội thất mang lại may mắn
  • Cá hồng đăng – Đặc điểm sinh thái cá hồng đăng
  • Lan Rẻ Quạt – Đặc điểm, công dụng và kỹ thuật trồng lan rẻ quạt
  • Cây Dâu Da Xoan – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
  • Bá Tử Nhân – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc

Từ khóa » Cây Bách Xỉ Tùng