Cây Tùng Bách Tán - Đầy Đủ Thông Tin Cần Biết Về Cây - Canh Điền

Cây tùng bách tán là cây thân gỗ thẳng đứng, vươn cao mang dáng vẻ uy lực và quyền thế. Là cây thích nghi được với mọi điều kiện thời tiết, dù hạn hán kéo dài hay sương lạnh mùa đông nhưng cây vẫn trụ vững. Đây là biểu trưng của khí phách hiên ngang không nề hà trước những khó khăn thử thách, luôn biết vượt qua chính mình để đạt mục tiêu đề ra.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Tùng bách tán II. Đặc điểm của cây Tùng bách tán III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Tùng bách tán IV. Cách trồng và chăm sóc cây Tùng bách tán

I. Giới thiệu về cây Tùng bách tán

Tên thường gọi:Cây tùng bách tán
Tên gọi khác:Cây vương tùng, cây bách tán
Tên khoa học:Araucaria excelsa
Họ thực vật:Thuộc họ Araucariaceae – Bách tán
Nguồn gốc xuất xứ:Tùng bách tán có nguồn gốc xuất xứ ở New Caledonia (Quốc đảo này nằm ở phía nam Thái Bình Dương và phía đông châu Úc)
Phân bố:Cây bách tán mọc tự nhiên ở ven biển, trong rừng nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
Tuổi thọ:Cây sống lâu năm
Thời gian nở hoa:Hoa tùng bách tán thường nở vào tháng giêng và nở rộ vào tháng 2 âm hàng năm
Màu sắc của hoa:Màu trắng vàng
Cây tùng bách tán
Cây tùng bách tán còn gọi là cây vương tùng, cây bách tán

II. Đặc điểm của cây Tùng bách tán

  • Hình dáng bên ngoài: Cây tùng bách tán là cây thân gỗ mọc thẳng đứng, vỏ cây thường xù xì, có vảy, cây càng mọc cao thì ngọn càng thu nhỏ dần ( có hình dáng như ngọn tháp).
  • Kích thước: Cây Tùng bách tán ngoài tự nhiên, mọc trên đất giàu dinh dưỡng có thể cao đến 50m, đường kính khoảng 40 – 60cm, đường vanh khoảng 120cm. Nếu là cây Bonsai nên hãm chiều cao khoảng 1 – 2m.
  • Lá: Lá cây tùng bách tán dài khoảng 5 – 10 cm có 4 cạnh, xếp song song liên tiếp nhau và tỏa đều ra 2 bên cành. Lá màu xanh nhạt khi non và khi già chuyển sang màu xanh đậm, bóng.
  • Hoa: Hoa (nón) tùng bách tán cũng giống như cây thông, hoa có màu trắng vàng. Nón đực có hình trứng, mọc lẻ ở cuối cành, nón cái có lá nõn và lá bắc dính vào nhau. Hoa bắt đầu nở vào tháng giêng và tháng 2 âm lịch.
  • Cành: Cây tùng bách tán được phân cành theo nhiều tầng, mỗi tầng có khoảng 4 – 6 cành tỏa ngang ra theo hình tròn và có hướng chếch lên cao một chút. Tầng thấp dưới cùng nhất là tầng có tán to và rộng nhất. Cây càng cao thì các tầng cành thu nhỏ dần trông xa tựa như hình tháp rất hùng vĩ, oai phong.
  • Quả: Tùng bách tán có hình cầu, trên bề mặt có nhiều mắt như mắt quả thông khi quả còn non có màu xanh lúc già chuyển màu nâu và rụng vào khoảng tháng 11 hoặc 12 âm lịch.

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Tùng bách tán

1. Ý nghĩa phong thủy của cây

Theo thuyết phong thủy, cây tùng bách tán có dáng đứng thẳng, vươn cao, chống chịu được mọi loại hình khí hậu nên được ví như một đấng Đại trượng phu dù cho bao khó khăn, trở ngại cũng không hề nao núng, lùi bước và từ bỏ.

Cây tùng là cây được tượng trưng cho mùa đông, cho dù giá lạnh bão tuyết cây vẫn hiên ngang sừng sững phát triển mà không hề bị gục ngã.

2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh:

Cây tùng bách tán được nhiều người lựa chọn làm cây ngoại thất trồng riêng lẻ hoặc kết hợp tiểu cảnh để trang trí sân vườn. Ngoài ra có thể trồng cây bách tán thành hàng thẳng trang trí lối ra, vào của trường học, bệnh viện hoặc trồng xung quanh sân chơi thể thao để tạo bóng mát.

Bên cạnh đó, cây tùng bách tán còn được dùng trong nghệ thuật bonsai để trang trí nội thất nhà ở hay văn phòng đều rất thích hợp. Chậu cây bách tán nên hạn chế chiều cao khoảng 1 – 2 m đặt ở 2 bên sảnh công ty hoặc lối vào văn phòng sẽ tạo ra dáng vẻ rất quyền uy và phóng khoáng.

Cùng với cây thông, cây bách tán cũng được coi là cây tượng trưng cho ngày Chúa ra đời, có thể dùng những quả chuông, đèn nháy, chú tễu, ngôi sao hay những món quà Noel nho nhỏ để trang trí cho cây. Mang đến không khí Giáng sinh rất tuyệt vời.

Ngoài ra cây tùng bách tán Bonsai cũng hay dùng để làm quà tặng cho người thân, bạn bè hay cấp trên để thể hiện sự kính trọng yêu mến.

3. Tác dụng khác

Cây Tùng bách tán cho chất gỗ tốt cùng với các cây Cúc Trúc Mai được ứng dụng trong xây dựng, trong nghề Mộc. Với bàn tay trạm trổ khéo léo của thợ mộc để tạo ra những bộ tranh tứ quý, bộ bàn ghế dùng trong gia đình hoặc văn phòng rất sang trọng.

Ngoài ra, vỏ cây tùng bách tán cho một loại tinh dầu rất tốt được dùng trong nghiên cứu Y học và trong công nghiệp.

Tìm hiểu về cây tùng bách tán
Cây tùng bách tán được chọn làm cây ngoại thất trồng riêng lẻ hoặc kết hợp tiểu cảnh để trang trí sân vườn

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Tùng bách tán

1. Cách trồng cây

  • Thời vụ và điều kiện thích hợp trồng cây tùng bách tán

Cây tùng bách tán có sức sống mãnh liệt có thể chịu được mọi điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên. Do đó có thể trồng cây được quanh năm, nhưng để cây phát triển theo ý muốn thì nên trồng vào mùa xuân là tốt nhất.

Là cây ưa ánh sáng nên trồng ngoài vườn thì tốt hơn, nếu là cây trang trí nội thất cũng nên dùng ánh sáng nhân tạo hoặc cho chậu cây ra đón nắng cho cây quang hợp tốt.

  • Đất trồng

Nhìn chung cây tùng bách tán không kén chọn đất, tuy nhiên nếu đất bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn quá nặng thì cây không phát triển được. Do đó cần đảm bảo đất trồng giàu dinh dưỡng, cao ráo, tơi xốp.

bình thường là đủ, bón định kỳ 2 tháng 1 lần để cây phát triển nhanh, tạo tán nhiều.

Khi cây ra mầm nên có biện pháp che chắn g

  • Cách trồng cây tùng bách tán

Cây tùng bách tán có thể nhân giống bằng phương pháp gieo hạt. Hạt rất khó nảy mầm nên phải ươm nơi ẩm mát hoàn toàn. Không giâm, chiết cành được vì khi khoanh cành chiết các chất nhựa hoặc mủ, dầu của cây sẽ làm liền các vết khoanh nhanh chóng.

Nếu gieo hạt ngoài đất nên làm luống cao 30cm, rộng 1m, vằm đất nhỏ tơi. Dùng phân vi sinh hoặc phân chuồng hoai mục để làm tăng độ màu mỡ của đất, trộn đều phân với đất và xoa phẳng mặt luống, sau đó rắc hạt, rắc thưa khoảng 10 – 20cm 1 hạt. Rồi tưới nước bằng Ôroa tóe nhỏ để hạt gieo không bị dồn. Cuối cùng phủ lớp rơm rạ hay cỏ khô lên mặt luống để giữ ẩm đất.

Nếu gieo ở trong chậu hoặc bồn thì cũng cho đất vào chậu có đục lỗ thoát nước ở đáy chậu và cũng lót phân như các bước ở trên. Khi trồng cây con đạt 40 – 50cm là có thể đem trồng. Có thể trồng trong bồn, chậu hay trồng ngoài đất đồi để phủ xanh đồi núi trọc.

2. Cách chăm sóc cây

Hạt cây tùng bách tán rất khó nảy mầm nên phải tưới đều đặn 2 lần 1 ngày trong mùa khô, khi mùa mưa tưới thưa hơn nhưng vẫn phải đảm bảo đủ độ ẩm để hạt nảy mầm tốt.

Vì cây ưa trồng ngoài tự nhiên chịu úng, hạn khá tốt nên cũng không có nhiều sâu bệnh hại cây và cũng không cần chế độ chăm sóc đặc biệt thì cây vẫn sinh trưởng tốt.

Cần chú ý tưới nước và bón phân chuồng ủ ải hoặc bón bằng các loại phân hữu cơ loại ió tránh dập, gãy mầm, cây sinh trưởng kém.

Trên đây là tổng quan những thông tin về cây tùng bách tán, là cây có hình dáng đẹp và mang ý nghĩa sâu sắc, bạn hãy chọn thêm cây này vào bộ sưu tập cây cảnh nhé.

5/5 - (6 bình chọn)

Từ khóa » Cây Tùng Và Cây Bách