Cây Vạn Thiên Thanh: ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc
Có thể bạn quan tâm
Cây thiên thanh là loại cây thường được dùng để trang trí cho nhà cửa, văn phòng. Tuy nhiên vẫn chưa nhiều người hiểu rõ về ý nghĩa phong thủy cũng như tác dụng của cây thiên thanh. Cùng BLog Cây Cảnh KLPT tìm hiểu kỹ hơn về loại cây này nhé!
Mục lục nội dung
- Cây Thiên Thanh là cây gì?
- Đặc điểm cây thiên thanh
- Công dụng của cây vạn thiên thanh
- Cây Thiên Thanh – Vạn Thiên Thanh có độc không?
- Ý nghĩa phong thủy của cây thiên thanh
- Cách trồng và chăm sóc cây vạn niên thanh
- Trồng trong đất
- Trồng trong nước
- Chăm sóc cây thiên thanh
- Hình ảnh cây vạn thiên thanh
Cây Thiên Thanh là cây gì?
Cây thiên thanh hay còn được gọi là cây vạn niên thanh. Đây là loại cây thuộc họ Ráy có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena. Loại cây này có nguồn góc bắt nguồn từ Brazil. Loại cây này mọc thành cụm và có lá màu xanh và những chấm trắng.
Loại cây này rất ưa thích bóng râm, đây cũng là điểm đặc biệt giúp cho loại cây này được ưa thích ở nước tay. Nó có thể trồng trong nhà mà không sợ thiếu ánh nắng.
Đặc điểm cây thiên thanh
Đặc điểm nhận dạng | |
Tên thường gọi: | Cây thiên thanh, cây vạn niên thanh, cây vạn thiên thanh. |
Tên khoa học: | Dieffenbachia Amoena |
Họ: | Ráy (Araceae) |
Nguồn gốc: | Brazil |
Cây thiên thanh có nguồn gốc từ Brazil, sau đó được trồng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó là Việt Nam. Đây là loại cây thân thảo, rễ chùm ngắn. Lá cây giống hình trái tim, rộng ở giữa và có chóp nhọn. Lá cây mềm, màu xanh, ở giữa có màu trắng ở gân lá và lan rộng quanh. Khi rụng, bẹ lá sẽ để lại sẹo trên thân.
Hoa của cây có màu trắng, mọc đơn lẻ. Quả thì mọng nước và có hình dáng tương tự quả quất.
Nhiều người thường lầm tưởng rằng thiên thanh và cây trầu bà là cùng một loại cây. Nhưng thực ra, đây là 2 loại cây khác nhau. Cây trầu bà hay còn được gọi là vạn niên dây leo, có dạng thân leo, mềm, không cứng cáp như cây thiên thanh.
Công dụng của cây vạn thiên thanh
Những công dụng của vạn thiên thanh như:
- Dùng làm cảnh, trang trí trong nhà, văn phòng hay bàn làm việc vì đây là cây ưa bóng râm.
- Cây vạn thiên thanh làm giảm tia bức xạ của tivi, điện thoại trong nhà. Cũng như lọc sạch không khí xung quanh mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu.
- Cây thường được dùng nhiều trong các bài thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu và cầm máu,…
Cây Thiên Thanh – Vạn Thiên Thanh có độc không?
Có khá nhiều người thắc mắc rằng cây vạn thiên thanh có độc không? Và câu trả lời là có. Trong cây vạn niên thanh có chứa một số độc tố gây hại, nếu nhai hoặc nuốt phải sẽ gây nóng rát họng, tê môi, buồn nôn, tiêu chảy,… Vì vậy, cần tránh xa cây vạn niên thanh với trẻ nhỏ.
Nhựa của cây vạn niên thanh dính vào da còn gây ngứa hoặc đau rát tùy vào trường hợp. Khi dính phải nhựa cây, bạn hãy rửa sạch với nước ấm, nước muối loãng hoặc sấy hơ vùng da.
Theo như nghiên cứu thì độc của vạn niên thanh không gây chết người. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh tối đa việc ăn trúng hoặc để nhựa cây dính vào da.
Ý nghĩa phong thủy của cây thiên thanh
Theo như quan niệm của phương Đông, cây có thể sống đến 100 năm. Vì vậy, nó tượng trưng cho sự cát tường, may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Cây được tặng nhiều vào các dịp Tết, giúp gia chủ luôn thịnh vượng và tiền tài. Cực kỳ hợp với những người tuổi Thìn. Nên đặt cây ở hướng Đông Nam trong nhà hoặc bàn làm việc để luôn gặp thuận lợi và bình an.
Với những ai đang trong kỳ thi cử, đặt cây ở gần sẽ khiến không khí tốt, dễ tập trung và nhận được nhiều may mắn.
Cách trồng và chăm sóc cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh có thể trồng trong nước hoặc trong đất đều được. Tùy vào sở thích mà bạn có thể trồng cây ở đâu cũng được nhé!
Trồng trong đất
Chuẩn bị đất tơi xốp và trộn các loại chất dinh dưỡng theo tỷ lệ trấu ⅕, đất ⅖, xơ dừa ⅕, phân ủ sẵn ⅕. Sau đó bón lót 100g phân cho 10kg đất.
Bạn có thể chọn chậu sứ hoặc chậu đất tùy vào sở thích. Cho đất vào chậu với chiều cao khoảng chiều cao của chậu trừ đi chiều cao của cây và cộng thêm 5 – 7cm.
Đưa cây vạn niên thanh vào chậu, thấp hơn 3 – 5cm và chú ý để cây thẳng, không bị nghiêng. Tưới đẫm nước là xong.
Trồng trong nước
Rửa sạch bình và đổ vào ⅔ nước cùng vài giọt dinh dưỡng thủy sinh để giúp cây phát triển tốt. Cho nhánh cây thiên thanh vào chậu và để cây ở bóng râm. Thỉnh thoảng bạn nên để cây ở nơi có ánh sáng để tránh tình trạng bị vàng lá.
Chăm sóc cây thiên thanh
Đặt cây ở nơi mát mẻ, thoáng đãng và có bóng râm
Đất trồng cây phải luôn tươi xốp. Định kỳ 2 năm bạn nên thay chậu một lần để cây có thể phát triển tốt, cần cắt trụi lá để cây ra lá mới.
Vào mùa xuân, hè, bạn nên tưới cây 2 lần /ngày, mùa đông thì có thể 1 lần/ngày. Tưới phun trên lá để lá tươi tốt và xanh hơn.
Thời gian đầu thì bạn nên bón phân để cây phát triển. Sau đó, hạn chế bón phân hết mức để cây giữ nguyên hình dáng.
Mặt dưới lá cây thường có sâu bọ, bạn nên quan sát và làm sạch bề mặt lá hàng tuần.
Hình ảnh cây vạn thiên thanh
Trên đây là những thông tin về cây thiên thanh mà Blog KLPT đã tổng hợp cho bạn. Còn chờ gì mà không sở hữu cho mình một cây thiên thanh tươi tốt và đẹp mắt nhỉ?
5/5 - (1 bình chọn)Xem thêm: Cây thích và kĩ thuật chăm sóc cây tươi tốt
Tham khảo thêm 1 số từ khóa liên quan như: hoa thiên thanh, chậu cây vạn niên thanh, cây vạn niên thanh, cây vạn liên thanh, cây vạn kim thanh,….
Từ khóa » Cây Vạn Niên Thanh Có độc Tố Gì
-
Cây Vạn Niên Thanh Có độc Không? Mời Các Bạn Cùng Tìm Hiểu
-
Cây Vạn Niên Thanh Có độc Không? Ý Nghĩa Phong Thủy Cách Trồng ...
-
Cây Vạn Niên Thanh Có độc Không? Phong Thủy Cách Trồng Chăm Sóc
-
Cây Vạn Niên Thanh Có độc Không? - Vô Vàn Kiến Thức
-
Cây Vạn Niên Thanh Có độc Không? Ý Nghĩa Phong Thủy Là Gì
-
Sự Thật Tin đồn Vạn Niên Thanh Gây Chết Người - Eva
-
Sự Thật Tin đồn Cây Xanh Trong Nhà Có độc Chết Người - VnExpress
-
Cây Vạn Niên Thanh Có độc Và Nguy Hiểm Không? | Sunny Garden
-
Cây Vạn Niên Thanh Có Độc Không? Làm Cách Nào Để Phòng ...
-
Cây Vạn Niên Thanh Có độc Không? Ý Nghĩa Phong Thủy Cách Trồng ...
-
Cây Vạn Niên Thanh: ý Nghĩa, đặc điểm Và Cách Chăm Sóc
-
Cây Vạn Niên Thanh | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Tác Dụng ít Người Biết đến Của Cây Vạn Thiên Thanh
-
Vạn Niên Thanh Là Loại Cây Gì? - Tạp Chí Sức Khỏe Cộng Đồng