Cây Vối: Đặc điểm, Tác Dụng Và Cách Trồng - Eva
Có thể bạn quan tâm
Cây vối có tên tiếng Anh là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Đào kim nương. Cây cao cỡ trung bình khoảng 10 mét, vỏ màu nâu nhạt và lá xanh. Hoa mọc thành chùm ba màu trắng xanh.
Những bông hoa có 4 cánh hoa. Lá và chồi của được thu hoạch, sấy khô và ủ như một loại trà thảo dược được gọi là "nước vối". Quả có đường kính 12 cm, hình trứng với đầu lõm và kết cấu nhăn, sẽ chuyển sang màu tía khi quả chín.
Các bộ phận khác của cây cũng có những lợi ích nhất định trong đời sống. Cây vối là loài dễ trồng, sinh trưởng chủ yếu ở vùng nhiệt đới và có thể tồn tại trên cả các vùng khí hậu khắc nghiệt.
Loại cây này có nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới kéo dài đến tận phía bắc thuộc vùng Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) và xa về phía nam của châu Úc.
Tác dụng của cây vối
Các bộ phận của vối có những công dụng khác nhau tập trung ở phần lá, nụ và thân cây. Mỗi phần đều có công dụng riêng với nhiều mặt của đời sống. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những tác dụng đó là gì.
Tác dụng của lá vối: Trong lá vối chứa chất tanin có tác dụng trong việc bảo vệ đồng thời chống lại các chất kích thích ảnh hưởng đến niêm mạc ruột. Tinh dầu vối còn chứa một số chất kháng sinh có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người với các bệnh phổ biến như cảm cúm, ho sốt...
Bên cạnh đó, lá vối còn có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm đại tràng, loét dạ dày hay các bệnh viêm nhiễm ngoài da…
Công dụng của lá vối khi bạn thực hiện nấu kỹ, lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu có thể chữa chốc lở.
Lá vối khô còn được sử dụng như một loại thuốc trong Đông y. Nếu không dùng để làm trà uống hay thuốc bạn hoàn toàn có thể dùng lá vối khô để làm nguyên liệu chất đốt cực hiệu quả.
Tác dụng của nụ vối: Hợp chất flavonoid trong nụ vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường nếu uống thường xuyên chè nụ vối sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản.
Nụ vối sử dụng dưới dạng khô hoặc tươi, sau khi rửa sạch cho vào sắc hoặc hãm, có thể sử dụng uống nóng hay lạnh có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc cơ thể hiệu quả.
Tác dụng của thân vối: Phần thân cây vối người ta có thể sử dụng vỏ để sát khuẩn. Vỏ vối có tính sát trùng nên khi bỏng nhẹ, lấy vỏ cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thân vối có tác dụng làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Bạn có thể áp dụng tương tự cho việc chữa ghẻ và làm lành vết thương lở loét.
Thân cây vối cũng có thể làm chất liệu để đun rất tốt nhưng không thường được sử dụng.
Lá vối thường được dùng để nấu trà hàng ngày, còn gọi là nước lá vối
Uống nước vối đúng cách
Là một thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày, nhất là vào mùa hè nóng nực, nước vối được nhiều người dùng thay cho nước đun sôi thông thường. Không phủ nhận những lợi ích cho sức khỏe từ loại nước này nhưng việc dùng đúng cách vẫn được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo đến mọi người.
Không uống nước vối khi đói bụng: Hiện tượng uống nước vối cồn cào là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng... làm nhu động ruột kích thích và gây cảm giác cồn cào, khó chịu và buồn nôn, sa sầm mặt mày. Bạn không nên uống nước vối khi đang đói vì dễ làm hạ thêm đường huyết.
Không uống nước vối đã ôi thiu, để qua đêm. Việc sử dụng lại nước vôi đã đun để qua đêm, có mùi ôi thiu là điều hết sức nên tránh. Uống nước vối thiu rất dễ khiến bạn bị rối loạn đường tiêu hóa, gây đi ngoài, vã mồ hôi, mệt mỏi, đau bụng.
Hạn chế uống nước vối với đá. Mùa hè oi nóng nhiều người có thói quen thêm đá vào nước vối. Dù không quá nguy hại nhưng với những ai có “bụng dạ kém” thì rất dễ bị đi ngoài.
Cách trồng và chăm sóc
Cách trồng: Cây vối có thể trồng quanh năm nhưng có lẽ thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa hoặc vào mùa xuân. Đây là thời điểm cây có khả năng sống cao và phát triển nhanh nhất. Bạn chú ý nên trồng cây vào những ngày râm mát, có nhiều mây mù, đủ độ ẩm và tránh những ngày nắng hạn oi bức. Vị trí trồng cây bắt buộc phải có nắng thường xuyên, bởi đây là loài cây ưa nắng. Đất trồng phải là loại đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và đặc biệt loại đất trồng này phải có khả năng thoát nước tốt để cây không bị ngập úng vào mùa mưa.
Cách chăm sóc: Thực tế không cần phải chăm sóc cây vối quá nhiều vì cây có tốc độ phát triển nhanh chóng, khả năng thích nghi với môi trường nhanh. Vối là loại cây ưa nắng nên trồng ở những nơi nhiều ánh sáng cây sẽ phát triển nhanh nhất, đồng thời ta cũng nên tưới nước ngày 2 lần cho cây nhất là khi cây còn nhỏ sẽ cần nhiều nước hơn để tổng hợp chất dinh dưỡng ra lá.
Vối là một cây thông dụng và được nhiều người yêu thích nhờ việc có thể tạo ra một loại thức uống tuyệt vời. Nhớ đến vối là người ta muốn uống nước vối để giải nhiệt trong những ngày hè. Nhiều công dụng khác cây vối vẫn đang được khai thác để giúp ích cho sức khỏe con người.
Rau má: Những tác dụng tuyệt vời và một số lưu ý khi dùng Rau má là một loài cây quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Nhiều người sử dụng loại rau này thông qua nhiều hình thức khác nhau như nấu canh, làm rau... Bấm xem >>Từ khóa » Cây Lá Vối Tiếng Anh
-
Tác Dụng Của Lá Vối Là Gì? Cách Uống Nước Lá Vối Trị Bệnh.
-
Vối – Wikipedia Tiếng Việt
-
Syzygium Nervosum - Wikipedia
-
Cây Vối Tiếng Anh Là Gì - Hàng Hiệu
-
Lá Vối Tiếng Anh Archives - Tác Dụng Của Cây
-
Công Dụng, Cách Dùng Cây Vối - Tra Cứu Dược Liệu
-
Các Tác Dụng Của Lá Vối - Vinmec
-
Cây Lá Vối - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Giới Thiệu Cây Lá Vối
-
Cây Trâm (trâm Mốc,trâm Vối,vối Rừng) | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai
-
Tác Dụng Của Cây Vối Và Cách Sử Dụng Cây Vối Chữa Bệnh Hiệu Quả