Cây Vối - Tổng Quan Về Cây, Cách Trồng Chăm Sóc - Canh Điền
Có thể bạn quan tâm
Cây vối là cây vô cùng gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân quê, là cây mà ông cha ta thường dùng với nhiều mục đích khác nhau. Để làm thuốc chữa bệnh, để pha trà uống nhờ vị ngọt, đắng, thanh mát và rất có lợi cho sức khỏe.
Mục lục ẩn I. Giới thiệu tổng quan về cây Vối II. Đặc điểm của cây Vối III.Tác dụng của cây Vối IV. Cách trồng và chăm sóc cây VốiI. Giới thiệu tổng quan về cây Vối
Tên thường gọi: | Cây vối |
Tên gọi khác: | Cây lá vối |
Tên khoa học: | Cleistocalyx operculatus |
Họ thực vật: | Thuộc họ Sim (Myrtaceae) |
Nguồn gốc xuất xứ: | Cây vối có nguồn gốc từ châu Á |
Nơi sống: | Cây thường mọc ở những nơi ẩm như: Các khu rừng nhiệt đới |
Phân bố: | Ở khắp các tỉnh thành trên nước ta |
Tuổi thọ: | Cây sống lâu năm |
Thời gian nở hoa: | Cây ra hoa chủ yếu vào mùa Xuân |
Màu sắc của hoa: | Hoa vối có màu trắng hoặc lục nhạt |
Gồm các loại cây: | Vối được chia làm 2 loại: Vối nếp và vối tẻ. Vối nếp có lá nhỏ hơn bàn tay, có màu vàng xanh, còn vối tẻ lá to hơn bàn tay, hình thoi màu xanh thẫm |
II. Đặc điểm của cây Vối
- Kích thước: Cây vối là cây thân gỗ to, chiều cao khoảng chừng 5 – 10m, đường kính của cây có thể lên đến 50cm nếu được chăm sóc tốt trong môi trường thích hợp.
- Cành: Của cây vối to, tán rộng xum xuê.
- Lá: Lá vối thuôn dài, dày nhọn ở phần đầu, lá vối thường dai, khá cứng, cuống dài khoảng 1 – 2cm. Cây vối có 2 loại là cây vối nếp và cây vối tẻ, lá của cây vối tẻ có kích thước to hơn lá cây vối nếp nhưng nhìn chung màu lá đều xanh thẫm như nhau.
- Hoa: Hoa vối không có cuống hoa, hoa thường mọc, nở thành từng chùm trông khá là đẹp mắt. Hoa thường nở rộ vào mùa xuân, nhưng với khí hậu trái đất ngày càng ấm lên thì việc hoa ra trái mùa rất hay gặp. Hoa có thể nở sớm hoặc muộn hơn một chút. Hoa vối có màu xanh nhạt, đôi khi là màu trắng rất đặc biệt.
- Quả: Khi những cánh hoa bung nở hết cánh rồi rụng đi cũng là lúc kết thành quả. Quả khi non có màu xanh và khi chín chuyển sang màu đỏ thẫm trông rất giống với quả bồ quân, ăn quả có vị hơi chát và hơi nhặng đắng. Quả vối có hình tròn, hơi lõm ở rốn quả, bên trong quả chứa dịch.
III.Tác dụng của cây Vối
1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh
Cây vối cảnh thường được trồng quanh sân vườn, các khu biệt thự hay các khu công nghiệp, nhà máy… để làm cây bóng mát vì cây cao cho tán lá rộng, xum xuê. Đồng thời cây vối cũng góp phần thanh lọc bầu không khí, làm giảm bụi bẩn, giảm lượng khí độc phát thải ra môi trường xung quanh. Mang đến bầu không khí trong lành và thoáng mát hơn.
2. Tác dụng chữa bệnh
Tất cả các bộ phận của cây vối đều có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là lá vối. Trong lá vối chứa chất Tanin có tác dụng tốt trong việc bảo vệ và chống lại các chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc ruột.
Không những thế, sử dụng tinh dầu vối thường xuyên còn có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người nhờ các chất kháng sinh chứa trong nó. Bên cạnh đó, lá vối còn có tác dụng tốt trong điều trị bệnh đường ruột như: Viêm đại tràng, viêm loét dạ dày…
Theo kinh nghiệm dân gian thì dùng lá vối khô ít đem lại hiệu quả chữa bệnh so với lá vối tươi. Lá vối tươi đun uống nước có tác dụng điều trị bệnh viêm gan gây vàng da rất tốt. Hay đun thật đặc lá vối lấy nước gội đầu chữa bệnh nấm đầu gây rụng tóc cũng rất hiệu quả.
Nước vối được dùng để hãm nước như trà xanh, được coi là loại nước uống giải khát, thanh nhiệt trong những ngày nắng nóng hoặc sau một ngày lao động vất vả. Có thể cho thêm chút đá lạnh để tăng thêm vị mát lạnh cho cốc trà sẽ làm cơ thể mát mẻ, sảng khoái hơn rất nhiều.
Ngoài ra, dùng nụ vối đun uống hàng ngày cũng có tác dụng lợi tiểu, hạ mỡ máu, hạ đường huyết rất tốt. Người bệnh đái tháo đường nên dùng nước vối hàng ngày để ổn định đường huyết.
3. Tác dụng khác
Gỗ cây vối cũng được dùng làm cốp pha trong xây dựng. Vỏ có nhựa màu đen nên được dùng trong nghề dệt, nhuộm vải công nghiệp.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Vối
1. Cách trồng cây
- Tiêu chuẩn chọn giống
Chọn cây lá xanh, có bộ rễ khỏe mạnh, không sâu bệnh.
- Thời vụ và mật độ trồng
Cây vối có thể được trồng được quanh năm, thời gian tốt nhất là mùa mưa, mùa xuân hàng năm. Mật độ: cây cách cây là: 4m, hàng cách hàng là 6m. Vì cây có tán to rộng nên tránh tán chạm nhau.
- Làm đất và đào hố trồng
Làm đất bằng cách là dùng máy cày rồi bừa tơi, nhỏ đất rồi cày thành rạch (luống nhỏ) hoặc đào từng hố theo kích thước 30 x 30 cm (chiều sâu và chiều rộng)
Trước khi trồng nên lót ủ phân hữu cơ rồi vùi kín phân trước khoảng 15 – 20 ngày. Để khi cây bén rễ là có ngay chất dinh dưỡng để hút cho cây phát triển nhanh.
- Phân bón lót
Bón lót phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh trộn đều với đất tơi xốp.
- Kỹ thuật trồng cây vối
Cây vối là cây ưa nắng nên phải chọn khu đất trồng tráng nắng. Cây vối trồng trong chậu cảnh phải đạt đường kính tối thiểu là 0,4m. Có thể cắt tỉa, uốn nắn để giảm chiều cao của cây.
2. Cách chăm sóc cây
- Kỹ thuật chăm sóc định kỳ
Lượng nước tưới: Cần cung cấp đủ mỗi ngày khoảng 2 lít nước cho mỗi cây nhất là trong mùa khô.
Phủ gốc cây vối con bằng cỏ, cây phân xanh hoặc che nắng hoàn toàn trong những ngày nắng nóng.
Để hạn chế cỏ dại nên cào sạch cỏ gốc để làm tơi đất sau mỗi trận mưa to. Ngoài gốc nên dùng máy phát cỏ để làm mùn cho đất. một năm nên làm cỏ nhiều lần tránh cỏ hút hết dinh dưỡng của cây.
Thường xuyên vun gốc làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và giữ cho cây trồng không bị nghiêng đổ khi gặp gió bão. Vun đất vào gốc lùm lên như hình mai rùa để thoát nước nhanh khi mưa to.
- Kỹ thuật bón phân
Cây vối con mọc được 30 ngày thì tiến hành bón thúc bằng phân NPK. Nhưng trước khi bón nên tưới nước cho ẩm đất nếu không có mưa.
Tiêu chuẩn cây xuất vườn khi cây vối con khoảng 6 – 8 tháng tuổi, cây thẳng, khoẻ mạnh, không sâu bệnh, chiều cao tối thiểu từ 30 – 50cm là xuất vườn được.
- Phòng trừ sâu bệnh
Cây vối là cây thuốc nên thường thu hút nhiều loại sâu bệnh hại cây như: Nấm hại rễ gây thối rễ, sâu cuốn lá, sâu vẽ bùa, rệp hút nhựa ở chồi non. Nên việc thăm rừng để phát hiện sớm sâu bệnh kịp thời là rất quan trọng.
Nên dùng thuốc đặc trị cho từng loại bệnh,thối rễ chết cây con dùng nấm Mancozeb, Man xanh (thuốc bột màu xanh) phun cả lá và gốc. Các loại sâu dùng Solo 350wp phun 2 gói cho 1 bình 20 lít.
Bài viết này cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về cây vối, các bạn hãy tham khảo và nên trồng ngay trong vườn nhà để có bóng mát hơn nữa để áp dụng những công dụng của nó cho bản thân và gia đình mình.
5/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Cây Vối Con
-
Cây Giống Vối Nếp|Gọi 0981980186|HvNôngNghiệp
-
Công Dụng Chữa Bệnh Của Cây Vối - Sở Y Tế Nam Định
-
Cây Vối Nếp Giống ( 5 Cây ) Dùng Pha Nước Uống Trồng Được ...
-
Cây Vối Cao 1,2m, Nhiều Kích Cỡ. Giao Hàng Tận Nơi. - Cây Cảnh
-
Cây Vối Nếp Giống 2022. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây
-
Cây Vối Có Mấy Loại, Loại Nào được Dùng Nhiều Nhất
-
Cây Vối - Cây Cảnh Hà Nội
-
Cây Vối Bán Giá Tốt, Cách Trồng Và Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt ...
-
Cây Lá Vối - Loại “kháng Sinh” Tự Nhiên Tốt Hơn Thuốc Tây
-
Giống Cây Vối Nếp - Nuibavi
-
Cây Vối Nếp - 097.868.7171 - Kỹ Thuật Trồng Cây đạt Năng Xuất Cao
-
Lá Vối Chữa được Bệnh Gì? 13 Công Dụng "tuyệt Vời" Bạn Cần Biết!
-
Cây Vối Làm Thuốc - Báo Sức Khỏe & Đời Sống