Cây Vối

Cây Vối là loại thân mộc cỡ vừa, cây có thể cao tới 12–15m. Vỏ màu nâu đen, nứt dọc. Cành cây tròn hay đôi khi có hình 4 cạnh, cành cây nhẵn. Lá hình trái xoan ngược hay hình bầu dục, hình trứng rộng, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt cùng có màu nhạt có đốm màu nâu, phiến dày, dai, cứng, lá già có chấm đen ở mặt dưới.

Cây Vối Nếp

Cây có vỏ màu nâu đen, nứt dọc. Cành cây tròn, nhẵn. Hoa nhỏ, có màu trắng lục, hoa hợp thành cụm từ 3 – 5 hoa ở nách lá. Nụ hoa dài và có 4 cánh, nhiều nhị. Cây thường nở hoa vào tháng 5 – tháng 7. Lá, cành non và nụ có mùi thơm rất dễ chịu.

  • Tên thường gọi: cây Vối
  • Tên gọi khác: Cây vối kê, cây vối nếp, Vối Bắc, Vối Kê, Vối Quế, Vối Trâu
  • Tên khoa học: Cleistocalyx operculatus, Cleistocalyx nervosum
  • Họ: Sim
  • Nguồn gốc xuất xứ: Cây xuất hiện ở các nước Châu Á như Ấn Độ, Myanma, Campuchia; Lào; Thái Lan; Việt Nam và Lãnh thổ Bắc Úc của Úc.

Đây là một loài cây thân gỗ trong họ Đào kim nương (Myrtaceae).

  1. Chi tiết về cây vối
    1. Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Vối
  2. Vối có mấy loại , cách phân biệt cây vối:
  3. CÂY VỐI NẾP KHÁC CÂY VỐI TẺ NHƯ THẾ NÀO?
    1. Dấu hiệu nhận biết Cây Vối Nếp
  4. Công dụng của cây vối
    1. Cách sử dụng:
  5. Cách chăm sóc cây Vối
    1. Những lưu ý khi chăm sóc cây Vối

Chi tiết về cây vối

Cuống lá ngắn chỉ dài tầm 1-1,5 cm. Hoa cây vối nhỏ, màu trắng lục, họp thành cụm 3-5 hoa ở nách lá. Nụ hoa dài, 4 cánh, nhiều nhị. Cụm hoa hình tháp, trải ra ở các kẽ lá đã rụng. Cây thường ra hoa từ tháng 5 đến tháng 7. Quả hình cầu hay hình trứng, nhăn nheo, đường kính từ 7-12mm, nháp, có dịch, khi chín màu tím. Toàn lá, cành non và nụ có mùi thơm dễ chịu.

cây vối
cây vối

Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Trong lá vối có tanin, vitamin, một số chất khoáng và khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu và có một chất kháng sinh diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

cây vối
cây vối

Trong dân gian phân biệt vối có hai loại, một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh, thường vẫn gọi là “vối kê” hay “vối nếp”. Loại thứ hai có lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là “vối tẻ”. Lại cũng có nơi thì phân biệt vối trâu và vối quế. Vối trâu lá mỏng, xanh đậm và to bản còn vối quế lá dày, nhỏ.

cây vối
nụ vối

Thân: Thân mộc cỡ vừa

Tán: Cây có tán vừa phải.

Lá: Lá hình trái xoan ngược hoặc hình bầu dục. Phiến lá dày, dai và cứng. Những lá già có chấm đen ở phía mặt dưới. Phần cuống lá ngắn tầm 1 – 1,5 cm.

Rễ: Cây có rễ phát triển tốt.

Hoa thành chùm tới hàng trăm nụ đan cài vào nhau và nở vào xuân, quả vối chín có màu đỏ thẫm giống quả bồ quân, ăn hơi chát và vị hơi đắng.

Các kết quả nghiên cứu về vối cho thấy trong lá và nụ vối chứa tanin, khoáng chất và vitamin… khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu. Đặc biệt chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis, chính vậy mà lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Gần đây người ta còn phát hiện trong nụ vối chứa một hàm lượng polyphenol cao (tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô) và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị chứng tiểu đường. Các kết quả được tiến hành trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do, chống ô xy hóa mạnh. Khả năng chống ô xy hóa (antioxydants) của nụ vối đã làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào bê-ta tuyến tụy, phục hồi các men chống ô xy hóa trong cơ thể. Theo các kết quả nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học của Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản đã rút ra kết luận: Nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường khi điều trị lâu dài mà được sử dụng nước nụ vối uống thường xuyên.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Vối

Cây thường mọc hoang và cũng được trồng ở khắp nơi. Vối có thể trồng tốt quanh năm. Tuy nhiên, thời gian thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa, hay mùa xuân mỗi năm.

Tốc độ sinh trưởng: Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh.

Vối có mấy loại , cách phân biệt cây vối:

Vối được sử dụng có hai loại, một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh gọi là vối kê hay vối nếp; còn loại lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là vối tẻ.

CÂY VỐI NẾP KHÁC CÂY VỐI TẺ NHƯ THẾ NÀO?

Vối Nếp hay còn là Vối Bắc, Vối Kê, Vối Quế có lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh. Vối Tẻ còn được gọi là Vối Trâu có lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm, lá mỏng hơn Lá Vối Nếp.

Về hương vị khi sử dụng lá để đun nước uống thì Lá Vối Nếp nấu nước có vị thơm đậm đà hơn hẳn Lá Vối Tẻ. Vì thế, người Mua Cây Vối Giống có thể căn cứ vào dấu hiệu nhận biết về lá mà có thể lựa chọn đúng Giống Vối Nếp cho vị nước thơm ngon hơn.

Dấu hiệu nhận biết Cây Vối Nếp

Cây Vối nói chung và Vối Nếp nói riêng là loại cây thân mộc cỡ vừa, có thể cao tới 12–15m. Vỏ màu nâu đen, nứt dọc.

Cành cây tròn hay đôi khi có hình 4 cạnh, nhẵn. Lá Vối hình trái xoan ngược hay bầu dục, hình trứng rộng, giảm nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn, hai mặt cùng màu nhạt có đốm màu nâu, phiến dày, dai, cứng, lá già có chấm đen ở mặt dưới. Cuống lá ngắn tầm 1-1,5 cm.

–Cách phân biệt : 

Lá vối tẻ thường to hơn, khoảng lòng bàn tay trở lên nên rất dễ phân biệt với lá vối nếp vối chỉ to tối đa khoảng 3 ngón tay.

Công dụng của cây vối

– Nụ hoa, vỏ, thân, lá, rễ cây vối nếp thường dùng làm các phương thuốc dân giang trị các bệnh.

Tại Việt Nam, vối mọc hoang và được trồng ven bờ ao, bờ suối ở nhiều nơi đặc biệt là tại miền Bắc, miền Trung. Gỗ cây dùng làm nông cụ và dùng trong xây dựng. Vỏ chát dùng nhuộm đen. Lá và nụ phơi khô sau đó để làm nước vối uống rất mát.

cây vối
cây vối

Cây  có nhiều công dụng. Người ta dùng lá và nụ để làm nguyên liệu để nấu nước. Lá có nhiều tác dụng chữa bệnh như: để làm giảm mỡ máu Chữa lở ngứa, chốc đầu, chữa viêm đại tràng… Vỏ trị đầy hơi và chứng ăn không tiêu, hay các trường hợp nôn mửa…

Các kết quả nghiên cứu về vối cho thấy trong lá và nụ vối chứa tanin, khoáng chất và vitamin… khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu. Đặc biệt chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis, chính vậy mà lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Các kết quả nghiên cứu về vối cho thấy trong lá và nụ vối chứa tanin, khoáng chất và vitamin… có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis, chính vậy mà lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

Gần đây người ta còn phát hiện trong nụ vối chứa một hàm lượng polyphenol có thể hỗ trợ phòng và điều trị chứng tiểu đường. Các kết quả được tiến hành trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do, chống ô xy hóa mạnh. Khả năng chống ô xy hóa (antioxydants) của nụ vối đã làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào bê-ta tuyến tụy, phục hồi các men chống ô xy hóa trong cơ thể.Theo các kết quả nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học của Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản đã rút ra kết luận: Nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường khi điều trị lâu dài mà được sử dụng nước nụ vối uống thường xuyên.

Theo Đông y lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng có trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa; mặt khác chất tanin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa. Kinh nghiệm dân gian cho biết lá vối tươi có công hiệu trị bệnh cao hơn hẳn lá vối đã ủ.

Do vậy lá vối nấu nước uống có khả năng trợ giúp chữa trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác; được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa…

Song nước vối còn là loại có công hiệu giải khát trong những ngày hè nóng nực, làm mát và lợi tiểu nên còn có công năng đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường niệu.

Các nghiên cứu còn cho thấy nếu chỉ uống nước lọc hoặc nước trắng thì sau 30 – 40 phút là cơ thể đào thải hết; nhưng nếu uống nước lá vối hoặc nụ vối thì cũng trong thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ được đào thải từ từ sau đó.

Trích từ báo mới:

Bài thuốc từ cây lá vối nếp:

– Chữa lở ngứa, chốc đầu : Lấy lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.

– Chữa bỏng : Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.

– Viêm da lở ngứa : Sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.

– Trị đau bụng đi ngoài : Lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.

– Chữa viêm đại tràng mạn tính , đau bụng âm ỉ và thường xuyên đi phân sống : Khoảng 200g lá vối tươi, xé nhỏ, chế vào 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.

– Chữa đầy bụng, không tiêu : Vỏ thân cây vối 6 – 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày. – -Hoặc nụ vối 10 – 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.

– Giảm mỡ máu: Nụ vối 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.

Cách sử dụng:

– Lá vối khô rửa sạch cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc, hãm trong nước sôi như cách hãm trà xanh.

– Nước vối từ lá khô có màu đỏ nâu nhạt, còn hãm từ lá tươi có màu xanh như nước trà xanh. Khi uống nước vối có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, hương thơm ngai ngái.

– Lá vối thường dùng làm nước giải khác tương tự như trà xanh.

– Cây Vối trồng sân vườn để làm cây bóng mát.

Cách chăm sóc cây Vối

Bạn nên chọn những cây khỏe, không bị sâu bệnh để cây dễ dàng phát triển tốt hơn. Lưu ý các chế độ chăm sóc về nước, đất, nhiệt độ như sau:

Chế độ Nước: Bạn cần tưới nước để cần cung cấp nước đầy đủ cho cây,  nhất là vào mùa khô.

Đất trồng: Đất cần tơi xốp và thoát nước tốt. Như vậy, cây sẽ sinh trưởng nhanh.

Bạn có thể gọi hotline để được hỗ trợ về kĩ thuật chăm sóc cây Vối: 0918.396.699 hoặc liên hệ (04) 6683.5533

Tham khảo một số cây ngoại thất có thể bạn cũng thích như: cây ngọc giá hay cây ngọc lan.

Những lưu ý khi chăm sóc cây Vối

Nếu bạn thuê cây Vối thì hãy để nhân viên kỹ thuật của đơn vị cho thuê cây tự chăm sóc theo lịch của họ.

Nếu bạn mua cây thì cần biết cách chăm sóc cây Vối cơ bản như sau:

Bạn bón lót phân chuổng hoai mục và trộn đều với đất tơi xốp để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển, tưới nước đầy đủ cho cây, nhất là vào mùa khô.

Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay.

Cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt.

Nhanh tay gọi đến Hotline: (04)6683.5533 hoặc 0915.885.558 hoặc 0966.623.933 hoặc  0981.525.055 để đặt hàng hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ liên hệ lại để tư vấn một cách kỹ càng. Chúng tôi có chính sách giao hàng tận nhà và thanh toán khi nhận được hàng. Mua bán uy tín. Khách hàng được hưởng quyền đổi trả trong vòng 7 ngày và được bảo hành cây trong 1 tháng. Chúng tôi có những phần quà và ưu đãi cho những ai mua cây với số lượng lớn.

0/5(0 Reviews)

Từ khóa » Hình ảnh Cây Vối Bắc