Cây Vuốt Mèo | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Tên thường gọi: Cây vuốt mèo
Tên khoa học: Uncaria tomentosa, Uncaria guianensis.
Họ: Rubiaceae.
Cây mọc ở nhiều quốc gia ở Trung và Nam Mỹ, đặc biệt là ở Amazon. Có 2 loài vuốt mèo (Uncaria tomentosa và Uncaria guianensis), được sử dụng để điều trị một số tình trạng sức khỏe như viêm khớp, các vấn đề tiêu hóa và nhiễm virus.
Cây vuốt mèo có tác dụng như thế nào?
Cây vuốt mèo vẫn chưa được chứng minh hiệu quả trong điều trị ung thư hay bệnh AIDS.
Cây vuốt mèo là một loại cây leo có nguồn gốc từ Nam Mỹ, vỏ cây đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh khác nhau như các bệnh lý liên quan đến dạ dày và viêm nhiễm. Cây vuốt mèo được lưu hành trên thị trường dưới dạng thực phẩm chức năng sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh virus, Alzheimer, ung thư, viêm khớp, viêm túi thừa, loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, viêm dạ dày, trĩ, ký sinh trùng và hội chứng rò rỉ ruột.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã tìm thấy các hợp chất trong cây vuốt mèo có tác dụng kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch, cụ thể là các tế bào thực bào và tế bào T trợ giúp. Cây vuốt mèo cũng có khả năng làm chậm một số quá trình gây viêm, tăng cường sửa chữa ADN và có thể làm giảm một số tác dụng phụ của hóa trị liệu. Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng này mới chỉ được quan sát thấy ở trong phòng thí nghiệm, chỉ có một vài nghiên cứu nhỏ được thực hiện trên người. Chiết xuất từ cây vuốt mèo đã được chứng minh có khả năng tăng tỷ lệ sống sót của các tế bào bạch cầu non, điều này cho thấy loại thảo dược này có thể không an toàn đối với tất cả các bệnh ung thư.
Mục đích sử dụng
- Hỗ trợ điều trị viêm khớp
Một nghiên cứu nhỏ sử dụng chiết xuất có độ tinh khiết cao của một thành phần hóa học cụ thể cho thấy cây vuốt mèo có lợi ích khiêm tốn ở các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp giai đoạn hoạt động, tuy vậy cần có các nghiên cứu được thiết kế tốt với cỡ mẫu lớn hơn để khẳng định các tác dụng này.
- Giảm tác dụng phụ của các thuốc điều trị ung thư
Một số nghiên cứu nhỏ gợi ý cây vuốt mèo có thể giúp giảm tỷ lệ giảm bạch cầu ở bệnh nhân đang điều trị với một số thuốc điều trị ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống ở người bệnh ung thư giai đoạn tiến triển.
- Hỗ trợ điều trị ung thư
Cây vuốt mèo ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm. Hiện vẫn còn thiếu các dữ liệu nghiên cứu trên người.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý rối loạn tiêu hóa
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy cây vuốt mèo có tác dụng giảm viêm. Tác dụng này chưa được nghiên cứu trên người.
- Hỗ trợ điều trị HIV và AIDS
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy cây vuốt mèo có thể kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch cụ thể. Cần có các nghiên cứu trên người để khẳng định kết luận này.
Không sử dụng cây vuốt mèo nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau
- Đang sử dụng warfarin hoặc các thuốc chống đông khác
Cây vuốt mèo có thể làm tăng nguy cơ bị bầm tím và chảy máu. Hiện chưa có bằng chứng liên quan về mặt lâm sàng.
- Bạn đang dùng thuốc là cơ chất của cytochrome P450 3A4, CYP2J2, UGT1A3, UGT1A9, ABCB1 và SLCO1B1 và PXR
Cây vuốt mèo có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của thuốc là cơ chất của các enzym này. Hiện chưa có bằng chứng liên quan về mặt lâm sàng.
- Bạn đang dùng thuốc kháng vi-rút
Các báo cáo ca đã chỉ ra rằng cây vuốt mèo làm tăng nồng độ trong huyết thanh của atazanavir, ritonavir và saquinavir, và do đó có thể làm tăng tác dụng phụ của các thuốc này.
Các tác dụng không mong muốn
- Buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu
- Một báo cáo ca về suy thận ở một bệnh nhân lupus
- Một báo cáo ca về việc cử động kém đi ở một bệnh nhân mắc chứng Parkinson
Liều dùng thông thường của cây vuốt mèo là gì?
Cây vuốt mèo thường được dùng với liều lượng 1 g vỏ rễ cây 2-3 lần mỗi ngày. Hoặc là bạn có thể dùng 20-30 mg chiết xuất vỏ cây. Tuy nhiên, chưa có đủ nghiên cứu khoa học để xác định liều lượng thích hợp.
Liều dùng của cây vuốt mèo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây vuốt mèo có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Mức độ an toàn của cây vuốt mèo như thế nào?
Không cho trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú dùng vuốt mèo. Một số ý kiến cho rằng vuốt mèo không an toàn trong khi mang thai và vẫn chưa có đủ nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc này ở người đang cho con bú. Tránh sử dụng vuốt mèo nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
Vuốt mèo có thể kích thích hệ miễn dịch và làm tăng các triệu chứng của bệnh miễn dịch.
Ở những người bị rối loạn chảy máu, cây vuốt mèo có thể làm tăng nguy cơ bị thâm tím hoặc xuất huyết.
Có một số bằng chứng cho thấy cây vuốt mèo có thể làm giảm huyết áp. Nếu huyết áp của bạn đã quá thấp, hãy cẩn thận khi dùng thuốc.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Vuốt Mèo
-
Cây Vuốt Mèo Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Cây Vuốt Mèo Là Thảo Dược Gì? Công Dụng Và Cách Dùng • Hello Bacsi
-
Thông Tin Chung Về Cây Vuốt Mèo
-
5 Tác Dụng Hàng đầu Của Móng Vuốt Mèo Mà Bạn Nên Biết
-
8 Tác Dụng đáng Kinh Ngạc Của Móng Mèo đối Với Sức Khỏe Của Bạn
-
Cây Vuốt Hùm (móc Mèo) Cách Dùng Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
-
Cây Vuốt Mèo - Nhà Thuốc Trung Sơn
-
Cây Móng Mèo được Sử Dụng để Hỗ Trợ Ung Thư
-
Thông Tin Chung Về Cây Vuốt Mèo - 1 Phút Tiết Kiệm Triệu Niềm Vui
-
Cây Vuốt Mèo - Dolatrees Chia Sẻ Kiến Thức Về Về Các Loại Cây
-
Cây Vuốt Hùm Với 9+ Tác Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời
-
Cây Vuốt Mèo - TopSucKhoe
-
Dùng Móc Mèo Làm Thuốc: Thận Trọng! - PLO
-
Cây Móng Mèo (Uncaria Tomentosa) - Jardineria On
-
Cây Vuốt Hùm (móc Mèo) Cách Dùng Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
-
Cây Vuốt Hùm (móc Mèo) Cách Dùng Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
-
Cây Vuốt Hùm Và 5 Tác Dụng Chữa Bệnh Trong Dân Gian
-
Cây Vuốt Mèo - Hello Bác Sỹ