Cây Xạ đen: Công Dụng Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng để đạt Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Cây xạ đen trong những năm trở lại đây được đánh giá là loại dược liệu quý bởi có nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về ung thư. Vậy cây xạ đen là loại cây gì, có tác dụng như thế nào? Hãy cùng benh.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1 Cây xạ đen – Thông tin tổng quát
- 1.1 Cây xạ đen có bao nhiêu loại?
- 1.2 Cây xạ đen mọc ở đâu
- 1.3 Đặc điểm thực vật của cây xạ đen
- 2 Cách phân biệt cây xạ đen với cây xạ vàng
- 3 Thành phần hóa học và công dụng của cây xạ đen
- 3.1 Thành phần hóa học của cây Xạ đen
- 3.2 Công dụng Đông y của cây xạ đen
- 3.3 Công dụng của cây xạ đen theo Tây y
- 3.4 Cây xạ đen phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư giai đoạn đầu
- 3.5 Cây xạ đen hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ
- 3.6 Cây xạ đen hỗ trợ điều trị viêm gan virus
- 3.7 Cây xạ đen hỗ trợ điều trị huyết áp cao
- 3.8 Cây xạ đen cải thiện tình trạng mất ngủ, suy nhược thần kinh
- 3.9 Các công dụng khác của cây xạ đen
- 4 Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây xạ đen
- 4.1 Bài thuốc 1: Cây xạ đen giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
- 4.2 Bài thuốc 2: Cây xạ đen chữa mụn nhọt, vết lở loét
- 4.3 Bài thuốc 3: Cây xạ đen hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường
- 4.4 Bài thuốc 4: Cây xạ đen cải thiện các bệnh lý về gan
- 5 Những lưu ý khi sử dụng cây xạ đen để đạt hiệu quả
- 5.1 Cây xạ đen nên sử dụng dạng nào là tốt nhất?
- 5.2 Sử dụng cây xạ đen gây tác dụng phụ như thế nào?
- 5.3 Những đối tượng nào cần lưu ý khi sử dụng cây xạ đen?
- 5.4 Vì sao dùng cây xạ đen cần phải sao vàng hạ thổ ?
Cây xạ đen – Thông tin tổng quát
Hiện nay cây xạ đen là một từ khóa được tìm kiếm rất nhiều sau khi có những tin đồn về tác dụng kỳ diệu của loại cây này đối với sức khỏe, đặc biệt là tác dụng với ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, cây xạ đen được nói tới là cây nào và có tác dụng gì.
Cây xạ đen có bao nhiêu loại?
Cây xa đen là tên tiếng Việt chỉ một số loại cây khác nhau, thậm chí khác họ. Trong đó nổi bật và phổ biến nhất là hai loại cây xạ đen sau đây:
- Cây xạ đen châu Âu: hay còn gọi là dây gối Ấn Độ, có tên khoa học là Celastrus hindsii Benth et Hook, thuộc họ Dây gối (Celastraceae).
- Cây xạ đen Hòa Bình: cây này phổ biến và hiện nay đang được sử dụng nhiều, có tên khoa học là Ehretia asperula Zoll. et Mor. , thuộc họ Vòi voi (Boraginaceae).
Bài viết này chúng ta sẽ viết về cây xạ đen Hòa Bình, gọi tắt là Xạ đen, tức là cây Ehretia asperula Zoll. et Mor.
Cây xạ đen mọc ở đâu
Cây xạ đen phân bố nhiều ở một số nước Châu Á như Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, ở các vùng núi có độ cao từ 1.000 – 1.500 m. Tại Việt Nam, cây phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế và một số vườn quốc gia lớn như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Ba Vì. Cây thích hợp với khí hậu vùng núi cao, chịu được khô hạn, ưa sáng, phù hợp với đất đỏ, đất thịt, đất tơi xốp có độ ẩm thích hợp.
Đặc điểm thực vật của cây xạ đen
Cây xạ đen thuộc cây thân gỗ, dạng leo thành từng búi, thân cây dài trung bình khoảng từ 4 – 15m. Cành xạ đen có dạng hình tròn, lúc còn non có màu xám nhạt, khi già chuyển dần sang màu nâu, có lông phát triển bao quanh.
Lá có phiến lá hình bầu dục xoay ngược, cuống lá dài khoảng từ 0,6cm, mặt lá thường có 7 cặp gân phụ, bề mặt lá không có lông, ngoài bìa có răng cưa thấp.
Hoa thường mọc thành chùm, thường ra ở ngọn hay các nách lá, mỗi chùm có từ 5 – 6 bông. Hoa nở từ tháng 3 đến tháng 5, ra quả từ tháng 8 – 12.
Hoa xạ đen có màu trắng sữa, cuống hoa dài khoảng 0,3 – 0,5cm, hoa cái có bầu 3 ô. Quả nang có hình trứng khoảng 11 – 13cm, khi già quả nổ tách thành 3 mảnh, bên trong có chứa hạt màu hồng.
Cách phân biệt cây xạ đen với cây xạ vàng
Cây xạ đen là một dược liệu có tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh như: ung thư giai đoạn đầu, bệnh về gan ( xơ gan – viêm gan A, B, C, D, men gan tăng cao, ổn định huyết áp… Tuy nhiên, mặc dù chỉ có một loại xạ đen song các cây họ xạ có tất cả 5 loại bao gồm: cây xạ đen, cây xạ vàng, cây xạ đỏ, cây xạ trắng, cây xạ lai … Trong đó, phổ biến nhất là cây xạ đen và cây xạ vàng do đó cần phải được phân biệt các loại này để tránh nhầm lẫn, bạn cần chú ý những đặc điểm sau:
Cây xạ đen: Khi tươi lá xạ đen dầy, có màu xanh đậm và có sắc tím, thân có màu sẫm. Khi phơi khô có mùi thơm, trên thân vân gỗ có nhựa chảy ra màu đen. Trong quá sử dụng khi sắc nước có vị ngọt, màu nâu đậm.
Cây xạ vàng: Khi tươi, thân có màu xanh, lá màu vàng thường mỏng, lá không có răng cưa và không có sắc tím. Khi phơi khô, cây giòn và dễ vụn nát, thân rỗng, có màu trắng và nhạt, không có mùi vị. Khi sắc nước cây xạ vàng có màu nhạt, khi uống có mùi ngai ngái.
Cây xạ vàng có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, điều hòa đường huyết, tăng cường sức đề kháng, giảm đau các khớp, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như: viêm gan virus A, B, C, D, xơ gan, men gan tăng cao, mụn nhọt.
Đối với các cây xạ trắng, cây xạ đỏ, cây xạ lại: đây là những loại cây không phổ biến nhiều tại các khu rừng ở Việt Nam, chính vì vậy các thông tin về đặc điểm thực vật của các loại xạ này chưa có thông tin khoa học nào.
Thành phần hóa học và công dụng của cây xạ đen
Cây xạ đen được nhắc tới trong bài viết này đã được nghiên cứu tại Việt Nam qua các đề tài nghiên cứu của trường đại học y dược chứng minh trong cây có nhiều thành phần khác nhau và có công dụng phong phú cả trong Đông y và Tây y.
Thành phần hóa học của cây Xạ đen
Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của cây xạ đen đều được làm thuốc.
Về thành phần hóa học, đã xác định được trong cành và lá bốn loài E. acuminata R. Br., E. longiflora Champ. ex Benth., E. tsangii Johnst. và E. asperula Zoll. et Mor. đều có flavonoid; tanin; acid amin; đường khử. Riêng sterol có ở lá E. acuminata R. Br. và thân E. longiflora Champ. ex Benth., saponin chỉ có ở lá E. acuminata R. Br. Từ vỏ thân E. longiflora Champ. ex Benth. đã phân lập được 8 hợp chất, trong đó có 4 hợp chất lần đầu tiên phân lập được từ chi Ehretia P. Br. là ergosterol peroxide, menisdaurin, (+)-lyoniresinol và (+)-lyoniresinol 3a-O-b-D-glucopyranosid) và 4 hợp chất lần đầu tiên phân lập được từ loài E. longiflora Champ. ex Benth. là b-sitosterol, acid ursolic, daucosterol và acid rosmarinic. Lần đầu tiên xác định acid rosmarinic (EL8) có tác dụng ức chế tế bào ung thư gan Hep-G2 in vitro với IC50 là 0,5 μg/ml.Công dụng Đông y của cây xạ đen
Trong Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị: ung thư giai đoạn đầu, viêm gan virus, mát gan mật, điều hòa đường huyết, giúp cơ thể loại trừ độc tố, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch, an thần, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời, còn có tác dụng chữa bệnh như thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt, trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, bệnh lậu.
Công dụng của cây xạ đen theo Tây y
- Qua điều tra tri thức sử dụng của cộng đồng, luận án đã liệt kê được 7 chứng/bệnh được nhắc đến trong quá trình sử dụng các loài trong chi Ehretia P. Br. ở miền Bắc Việt Nam là sốt nóng, ung bướu, dị ứng mẩn ngứa, hậu sản, ỉa chảy, bệnh về gan và đau xương. Trong đó, cách dùng chữa bệnh về gan được nhắc tới nhiều nhất, sau đó là u bướu hoặc hậu sản. Ngoài ra, đã xác định được 7/8 bộ phận (trừ hoa) của dược liệu được nhân dân sử dụng làm thuốc, trong đó vỏ thân của Cườm rụng hoa dài (Ehretia longiflora Champ.) và lá hoặc toàn cây trên mặt đất của Xạ đen(E. asperula Zoll. et Mor.) được sử dụng nhiều nhất. Đồng thời kết quả điều tra cho thấy nhân dân địa phương có bốn cách sử dụng cây thuốc thuộc chi Ehretia P. Br., trong đó phổ biến nhất là sắc với nước uống và ít dùng nhất là cách đắp lá tươi.
- Về tác dụng sinh học và độc tính cấp, luận án đã xác định được mẫu lá E. acuminata R. Br. liều 3 g/kg và vỏ thân E. longiflora Champ. ex Benth. ở 2 liều 3g/kg và 9g/kg đều có tác dụng cải thiện chức năng gan, làm giảm hoạt độ ALT tương ứng là 55,6% , 34,0% và 30,5% trên mô hình gây độc cho gan bằng paracetamol. Mẫu lá E. tsangii thể hiện tác dụng cải thiện chức năng gan kém hơn so với 2 loài trên. Dịch chiết methanol của lá E. acuminata R. Br. và vỏ thân E. longiflora Champ. ex Benth. có tác dụng ức chế tế bào ung thư gan với tỷ lệ tế bào sống sót là 50,23 ± 0,25 % và 45,12 ± 0,20 %, giá trị IC50 tương ứng là 20 và 18 μg/ml. Các mẫu cao lỏng lá E. acuminata R. Br.; vỏ thân E. longiflora Champ. ex Benth. và lá E. tsangii Johnst. không có độc tính khi thử bằng đường uống với liều tối đa mà chuột có thể dung nạp được và tương ứng cao gấp 300, 100 và 120 lần so với liều thường dùng, chứng tỏ dược liệu có độ an toàn cao.
- Theo kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm lâm sàng, cây xạ đen có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh như: ung thư giai đoạn đầu, viêm gan virus A, B, C, xơ gan, men gan tăng cao, mất ngủ, suy nhược thần kinh, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp…
Cây xạ đen phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư giai đoạn đầu
Ung thư là một trong những bệnh gây ra bởi sự tăng trưởng và phân chia mất kiểm soát của các tế bào bất thường trong cơ thể. Khi một đột biến xảy ra ở một gen khiến không thể thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể, gây ra ung thư.
Mặc dù hiện nay, chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra ung thư nhưng các yếu tố sau được coi nguyên nhân gây ra ung thư bao gồm: gen di truyền, lối không không khoa học như lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Thừa cân, béo phì, môi trường ô nhiễm, sử dụng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, chứa nhiều chất hóa học.
Xâm nhập của virus, vi khuẩn như: Helicobacter pylori: Vi khuẩn gây viêm dạ dày; HBV, HCV: Virus gây viêm gan; HPV: Virus Papilloma gây ung thư cổ tử cung, buồng trứng. EBV: Virus Epstein-Barr, virus herpes gây ung thư vòm họng, ung thư hạch.
Bên cạnh các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa, xạ trị đối với từng loại ung thư. Việc sử dụng cây xạ đen nhằm hỗ trợ điều trị ung thư ở giai đoạn đầu, có thể mang lại những hiệu quả tích cực trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bởi trong cây xạ đen có hoạt chất flavonoid giúp chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Saponin Triterpenoid là một chất kháng tế bào ung thư, hỗ trợ ngăn chặn khối u hiệu quả trong đó có các loại ung thư như: ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư buồng trứng, ung thư thực quản.
Tuy nhiên, việc sử dụng cây xạ đen trong việc hỗ trợ điều trị ung thư cần có sự tư vấn của các bác sĩ điều trị. Nếu sử dụng chỉ nên dùng ở giai đoạn đầu khi khối u chưa phát triển, di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Khi khối u phát triển người bệnh cần tuân thủ các phương pháp điều trị bằng y học hiện đại để tránh mất thời gian vàng trong điều trị.
Cây xạ đen hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ còn có tên gọi khác là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao. Bình thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol…
Khi máu nhiễm mỡ những chỉ số này sẽ cao hơn mức bình thường cho phép. Trong đó, chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu. Bệnh máu nhiễm mỡ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trong đối với sức khỏe như: viêm tụy, tiểu đường, bệnh gan, tim mạch, đột quỵ, đau và tê chân, làm giảm trí nhớ và suy tư, thậm trí biến chứng của bệnh còn có thể gây tử vong.
Gan là một trong những cơ quan quan trọng bên trong cơ thể, có vai trò quan trọng trọng tiêu hóa thức ăn, hấp thu dưỡng chất, giữ năng lượng và loại bỏ độc tố. Bệnh gan nhiễm mỡ xay ra khi chất béo tích tụ nhiều trong gan, gây tổn thương gan.
Dựa theo khối lượng mỡ có trong gan, chia bệnh gan nhiễm mỡ thành chia 3 cấp độ: gan nhiễm mỡ độ 1, gan nhiễm mỡ độ 2 và gan nhiễm mỡ độ 3. Gan nhiễm mỡ độ 1 xảy ra khi khối lượng mỡ trong gan chiếm từ 5 -10%. Gan nhiễm mỡ độ 2 xảy ra khi lượng mỡ trong gan chiếm từ 10 – 25%. Gan nhiễm mỡ độ 3 là bệnh xảy ra khi lượng mỡ trong gan vượt quá 30% và là nặng và nguy hiểm nhất của bệnh gan nhiễm mỡ.
Bên cạnh các phương pháp điều trị, việc sử dụng xạ đen uống nước hàng ngày có tác dụng giảm tình trạng mỡ thừa trong máu và gan, giảm những biến chứng của bệnh gây ra.
Cây xạ đen hỗ trợ điều trị viêm gan virus
Bệnh viêm gan virus là bệnh viêm gan do virus gây ra, gồm 5 loại chính là virus viêm gan A, B, C, D và E. Viêm gan do virus có thể gây ra các bệnh lý viêm gan cấp tính và mạn tính. Virus viêm gan được lây truyền thông qua việc tiếp xúc với máu hoặc chất dịch trên cơ thể người bị bệnh, bệnh dễ gây nguy cơ tử vong cao do xơ gan và ung thư gan nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bên cạnh các phương pháp điều trị, trong cây xạ đen có hoạt chất Flavonoid có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, làm giảm các triệu chứng của bệnh như: vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, sụt cân, nước tiểu có màu vàng sẫm, ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn…và các biến chứng dẫn tới xơ gan, ung thư gan.
Cây xạ đen hỗ trợ điều trị huyết áp cao
Bệnh tăng huyết áp, còn gọi là cao huyết áp hoặc tăng xông, là bệnh lý xảy ra khi huyết áp của một người liên tục duy trì ở mức cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra tăng huyết áp, tùy thuộc vào người bệnh mắc tăng huyết áp nguyên phát (primary) hay tăng huyết áp thứ phát (secondary).
Người bị cao huyết áp thường có các triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ mức độ nhẹ, hoa mắt… Bên cạnh đó, có những bệnh nhân có các triệu chứng dữ dội hơn, có thể đau vùng tim, giảm thị lực, người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng…
Hoạt chất trong cây xạ đen có tác dụng làm ổn định huyết áp, hạ huyết áp, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phình tách thành động mạch chủ, suy tim, suy thận …
Cây xạ đen cải thiện tình trạng mất ngủ, suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng vỏ não do tế bào não làm việc quá tải, khiến thần kinh bị suy nhược, ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi và phục hồi của cơ thể.
Các biểu hiện thường thấy của người suy nhược thần kinh đó là mất ngủ, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, lo âu, dễ cáu gắt, hồi hộp, tim đập nhanh, táo bón… Suy nhược thần kinh nếu để lâu ngày, không được chữa trị sẽ dẫn tới tổn thương nặng nề cho hệ thần kinh, dẫn đến rối loạn chức năng và giảm sức đề kháng của cơ thể… có thể dẫn đến các căn bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, các bệnh về tim mạch hay ung thư…
Bên cạnh các phương pháp điều trị, việc sử dụng cây xạ đen có tác dụng giúp tăng cường tuần hoàn máu não, điều trị các triệu chứng chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh.
Các công dụng khác của cây xạ đen
Ngoài những công dụng trên, cây xạ đen còn có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh như: chữa bệnh mụn nhọt, lở ngứa, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm đau, tăng sức đề kháng cơ thể, chữa các bệnh phụ khoa.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây xạ đen
Cây xạ đen có nhiều công dụng để chữa bệnh, đồng thời xạ đen còn có thể kết hợp với nhiều bài thuốc để điều trị các bệnh lý khác nhau. Sau đây là các bài thuốc chữa bệnh bằng cây xạ đen:
Bài thuốc 1: Cây xạ đen giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Nguyên liệu: 40g cây xạ đen khô, 25g cỏ lưỡi trắng khô, 7g cam thảo dây khô.
Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên sau khi rửa sạch cho vào ấm sắc với 1000ml nước, uống thay nước hàng ngày.
Bài thuốc 2: Cây xạ đen chữa mụn nhọt, vết lở loét
Nguyên liệu: Lá xạ đen
Cách thực hiện: Lấy khoảng 4 – 5 lá cây xạ đen giã nát sau đó đắp vùng da bị vùng da bị lở loét, mụn nhọt sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ trong vòng 15 phút. Sau đó tiến hành rửa sạch lại với nước sạch.
Bài thuốc 3: Cây xạ đen hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường
Nguyên liệu: 20g cây xạ đen khô, 15g nấm linh chi, 20g giảo cổ lam
Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc với 1000ml nước, uống thay nước hàng ngày sử dụng thường xuyên trong vòng 2 – 3 tháng giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.
Bài thuốc 4: Cây xạ đen cải thiện các bệnh lý về gan
Nguyên liệu: 40g cây xạ đen khô, 15g cây mật nhân, 30g cà gai leo.
Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên cho vào ấm sắc với 1000ml, uống thay nước hàng ngày, nên sử dụng trong ngày, không sử dụng nước qua đêm bởi dễ bị ôi thiu và hỏng sẽ gây nên tác hại đối với gan.
Những lưu ý khi sử dụng cây xạ đen để đạt hiệu quả
Cây xạ đen là một loại thảo dược có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh tuy nhiên để phát huy tác dụng của nguồn dược liệu này trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Cây xạ đen nên sử dụng dạng nào là tốt nhất?
Cây xạ đen nên sử dụng ở dạng là tốt nhất là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về loại dược này để chữa bệnh. Theo các chuyên gia y tế cho biết, việc sử dụng cây xạ đen ở dạng nào tùy thuộc vào thể trạng, tình trạng bệnh và thời gian sử dụng với các dạng như:
Thuốc sắc
Loại trà
Viên nang dược liệu
So với dùng cây khô hoặc trà, dùng xạ đen dạng viên thường tốn chi phí cao bởi thường kết hợp với các dược liệu khác, nhưng đảm bảo chất lượng và an toàn. Còn đối với việc sử dụng cây khô, mọi người nên tìm hiểu kỹ thông tin về chất lượng, tìm những cơ sở uy tín, rõ nguồn gốc để mua, có giấy tờ chứng minh về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi bán sản phẩm không đúng chất lượng, do đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Sử dụng cây xạ đen gây tác dụng phụ như thế nào?
Trong quá trình sử dụng cây xạ đen, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như: đau đầu, đau bụng, đi ngoài, đầy bụng, khó tiêu… đây là những triệu chứng nhẹ và sẽ tiêu biến trong 1 – 2 tuần sử dụng.
Ngoài ra, một số trường hợp khi sử dụng còn có các hiện tượng tụt huyết áp, hoa mắt chóng mặt đi tiểu nhiều, buồn ngủ … Tuy nhiên không phải ai cũng gặp tình trạng này, chỉ có một số ít trường hợp bệnh nhân bắt gặp các biểu hiện trên, đa phần là các bệnh nhân huyết áp thấp hoặc có tiền sử bị huyết áp thấp.
Để giảm các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, người bệnh cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ, sử dụng đúng liều lượng, thông báo ngay cho bác sĩ những biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng và ngừng sử dụng khi có những biến chứng nặng.
Những đối tượng nào cần lưu ý khi sử dụng cây xạ đen?
- Phụ nữ có thai, cho con bú tuyệt đối không được sử dụng cây xạ đen bởi điều này ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của trẻ.
- Trong quá trình sử dụng không được ăn rau muống vì điều này làm giảm tác dụng của dược liệu.
- Trong quá trình sử dụng cây xạ đen không nên uống nhiều rượu, bia vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe còn giảm tác dụng của dược liệu, gây khó khăn cho việc điều trị.
- Không sử dụng cho trẻ em dưới 10 tuổi, vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa chưa ổn định sẽ ảnh hướng đến sức khỏe.
- Cây xạ đen chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị cho các bệnh ung thư ở giai đoạn đầu, đối với những bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối tuyệt đối không được sử dụng cây xạ đen là phương pháp chính để chữa bệnh triệt để mà phải tuân thủ các phương pháp điều trị bằng y học như hóa, xạ trị, phẫu thuật, tránh tình trạng mất thời gian vàng trong điều trị ảnh hưởng đến tính mạng.
Vì sao dùng cây xạ đen cần phải sao vàng hạ thổ ?
Sao vàng hạ thổ cây xạ đen cũng như các dược liệu khác, mục đích nhằm thay đổi tính năng của thảo dược, giảm bớt tính kích thích, dễ uống cân bằng âm dương, tốt cho sức khỏe.
Hướng dẫn cách sao vàng hạ thổ cây xạ đen
Bước 1: Sau khi cây xạ đen được thu hái về, tiến hành rửa sạch, chặt từng khúc sau đó đem phơi khô.
Bước 2: Cho xạ đen đã được phơi khô vào chảo đã được đun trên bếp (lưu ý sử dụng nồi đất hoặc nồi gang) sau đó đảo đều cho vàng, khi xuất hiện mùi thơm tắt bếp.
Bước 3: Đổ chảo xạ đen xuống nền đất để hạ thổ, có thể phủ một lớp giấy báo lên trên bề mặt. Đời khoảng một vài phút cho xạ đen nguội cho vào túi để nơi khô ráo, tránh chỗ ẩm ướt, sử dụng đến đâu gói lại kỹ đến đó.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây xạ đen, hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người nắm được những thông tin cần thiết về thảo dược thân thuộc này trong quá trình sử dụng cũng như biết cách sử dụng để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Chia sẻTừ khóa » Tác Của Cây Xạ đen
-
Cây Xạ đen Có Tác Dụng Chữa Bệnh Như Thế Nào? | Vinmec
-
Cây Xạ đen Chữa Bệnh Gì? | Vinmec
-
Cây Xạ đen: Tác Dụng, Bài Thuốc Và Những Lưu ý Khi Sử ... - Hello Bacsi
-
Xạ đen Tốt đến đâu? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
10 Tác Dụng Của Lá Xạ đen Trong Y Học ít Người Biết đến | Đời Sống
-
Cây Xạ Đen – Vị Thuốc Quý Hỗ Trợ điều Trị Ung Thư
-
Tìm Hiểu Tác Dụng, Tác Hại Và Cách Dùng Cây Xạ đen
-
Cây Xạ đen: Công Dụng Và Gợi ý Những Bài Thuốc Trị Viêm Gan, Mất Ngủ
-
Cây Xạ Đen: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả Nhất
-
Tác Dụng Của Cây Xạ đen Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả
-
Uống Nước Xạ Đen Hàng Ngày Có Tốt Không? Ai Không Nên Dùng
-
Cây Xạ đen: Vị Thuốc Nam Hỗ Trợ Trị Ung Thư Hiệu Quả - YouMed
-
Xạ đen: Tác Dụng, Tác Hại Của Cây Xạ đen Và Cách Dùng
-
Tác Dụng Của Cây Xạ đen Bạn Nên Biết! - YouTube
-
Tác Dụng Tuyệt Vời Của Cây XẠ ĐEN Với Sức Khỏe Và Chữa Bệnh ...
-
[Trực Tiếp] Cây Xạ đen: "Tiên Dược" Trong Phòng Ngừa, Hỗ Trợ điều Trị ...
-
Cây Xạ Đen: Đặc Điểm, Tác Dụng, Cách Dùng & Giá Bán 2021
-
Cây Xạ đen Chữa Bệnh Gì? Lưu ý Khi Sử Dụng để đạt Hiệu Quả.
-
Vị Thuốc Xạ đen | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương