Cây Xạ đen: Vị Thuốc Nam Hỗ Trợ Trị Ung Thư Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Đặc điểm Cây xạ đen
- 2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
- 3. Thành phần hóa học
- 4. Công dụng của vị thuốc Xạ đen
- 5. Liều lượng sử dụng
- 6. Lưu ý khi sử dụng Xạ đen
- 7. Một số bài thuốc sử dụng Xạ đen
Nói về điều trị ung thư, từ xưa đến nay, trong nền y học dân tộc vốn có rất nhiều vị thuốc có khả năng trị ung thư, các khối u hiệu quả. Một trong số đó là cây Xạ đen. Tất nhiên, ngoài tác dụng điều trị ung thư, Xạ đen còn được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh khác nữa. Cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Đặc điểm Cây xạ đen
Cây xạ đen (Herba Ehretiae asperulae) là một từ tiếng Mường. Từ “xạ” nghĩa là gan, đen là do khi cắt thân cây sẽ có một chất nhựa màu đen có mùi thơm chảy ra. Nói như vậy là chúng ta cũng phần nào hiểu, cây Xạ đen có tác dụng chủ yếu vào gan.
Ngoài tên gọi Xạ đen, nó còn được biết đến với nhiều cái tên khác như: Bách giải, Đồng triều, Bạch vạn hoa, Cây ung thư, Cây dây gối, Cây quả nâu…
1.1. Mô tả
Xạ đen là cây dây leo thân gỗ. Các cây mọc hoang thường sẽ bám vào các cây lớn để leo lên. Sau này khi người ta trồng, các cành sẽ bám đan xen vào nhau thành từng búi để mọc lên. Thân cây có thể dài tới 3 – 10m, đường kính tầm ngón chân cái. Thân tròn, lúc còn non có màu xám nhạt, không có lông. Sau này chuyển sang màu nâu, có lông, dần dần về sau có màu xanh.
Xạ đen có phiến lá hình bầu dục xoay ngược, mọc so le thành từng lá đơn, thường có 7 cặp gân phụ, mặt lá không có lông, cuống lá dài 5 – 7mm. Lá non của cây màu tím nhạt, có răng cưa, lá già sẽ không còn răng cưa nữa. Màu lá cây Xạ đen không đều, thường lá non sẽ tím hơn. Vào mùa đông, lá cây sẽ tím hơn các mùa khác trong năm.
Hoa mọc thành chùm, thường tập trung ở đầu cành hay nách lá, đường kính 3 – 4cm. Hoa mẫu 5, cánh hoa màu trắng sữa, có mùi thơm, hoa cái có bầu 3 ô. Cuống hoa dài 2 – 4mm.
Quả nang hình trứng, dài cỡ 1cm, khi mở ra thành 3 mảnh. Khi chín có màu cam hoặc đỏ. Hạt có áo màu hồng.
Xạ đen ra hoa tháng 3 – 5, ra quả tháng 8 – 12.
1.2. Phân bố
- Trên thế giới: Xạ đen được trồng nhiều tại một số quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam… Cây tập trung nhiều tại các vùng có độ cao 1.000 – 1.500m so với mực nước biển
- Tại Việt Nam: Thường thấy ở các khu vực đồi núi thấp, bán sơn đại, phạm vi rộng như: Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Vườn Quốc gia Ba Vì…
Các chuyên gia đã nhận xét, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt, rất phù hợp để cây sinh trưởng, phát triển.
1.3. Phân biệt thật giả
Trên thị trường, có một loại cây là Xạ vàng, nhìn qua khá giống Xạ đen nhưng không có công dụng gì. Bạn cần chú ý một số điểm sau để nhận biết thật giả:
- Xạ đen lá non sẽ có màu tím nhạt, còn Xạ vàng lá non sẽ không có màu xanh.
- Xạ đen lá non có răng cưa.
- Cuống lá cũng sẽ có màu tím nhạt ở cây Xạ đen thật.
2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
2.1. Bộ phận dùng
Thân, cành, lá.
2.2. Thu hái
Xạ đen khi trồng khoảng 7 – 8 tháng đến 1 năm là có thể thu hoạch lứa đầu.
Cây thuốc này có thể thu hái quanh năm.
2.3. Chế biến
Thân, cành, lá sau khi thu hoạch sẽ được cắt thành đoạn ngắn rồi đem phơi hay sấy khô.
2.4. Bảo quản
Giữ dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc làm hư thuốc, tránh ánh nắng trực tiếp làm bạc thuốc.
3. Thành phần hóa học
Trong dược liệu có nhiều hoạt chất, nhưng 3 chất quan trọng nhất được nghiên cứu là: Flavonoid, Quinon, Saponin Triterpenoid. 3 chất này đóng vai trò quan trọng trong dự phòng và chống ung thư của vị thuốc Xạ đen:
- Tăng cường sức miễn dịch cơ thể.
- Thanh giải gốc tự do (gốc tự do là nguồn cơn gây ra sự biến dị AND trong tế bào, tạo nên các tế bào ung thư).
- Bất hoạt và tiêu diệt tế bào ung thư.
>> Trong kho tàng dược liệu y học cổ truyền, cùng với Xạ đen, Bạch hoa xà thiệt thảo cũng có tác dụng chống ung thư hiệu quả. Tìm hiểu thêm: Bạch hoa xà thiệt thảo: Vị thuốc quý chống ung thư.
4. Công dụng của vị thuốc Xạ đen
Xạ đen là vị thuốc hơi chát, đắng, tính hàn, có rất nhiều công dụng:
Dự phòng và điều trị các dạng ung thư của gan như: ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát, u mạch máu ác tính ở gan, ung thư đường ống dẫn mật, u nguyên bào gan.
Hỗ trợ điều trị các dạng ung thư phổi: bao gồm cả ung thư phổi tế bào không nhỏ (bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào lớn) và ung thư phổi tế bào nhỏ (bao gồm ung thư biểu mô tuyến vảy, u carcinoid, ung thư biểu mô tuyến phế quản, ung thư biểu mô sarcomatoid).
Hỗ trợ điều trị một số loại ung thư khác như: ung thư cổ tử cung, ung thư xương, ung thư vòm họng, ung thư trực tràng…
Điều trị một số bệnh về gan:
- Viêm gan.
- Xơ gan: Do tác dụng hạn chế hình thành mô xơ, mô sẹo trong gan.
- Men gan cao: Do nó kiểm soát một số loại men gan.
- Điều trị viêm gan virus A, B, C: Do tác dụng kháng virus của Xạ đen.
- Điểu trị gan nhiễm mỡ: Do khả năng ức chế quá trình lipid tăng cao.
- Giải độc, làm mát gan.
Điều trị tăng huyết áp.
Điều trị máu nhiễm mỡ.
Trị mất ngủ.
Cầm máu.
Trị các bệnh ngoài da: Ghẻ lở, viêm da, mụn nhọt… (do tác dụng kháng khuẩn của Xạ đen).
Điều trị đái tháo đường.
Điều trị suy nhược thần kinh, trị chóng mặt, hoa mắt, tăng cường tuần hoàn máu cho não.
5. Liều lượng sử dụng
Ngày dùng 15 – 20g, sắc nước uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
6. Lưu ý khi sử dụng Xạ đen
Cẩn trọng khi dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Không dùng cho bệnh nhân huyết áp thấp.
Khi dùng Xạ đen nên kiêng kỵ một số món sau:
- Không dùng các đồ uống có cồn.
- Tránh giá đỗ, rau muống hoặc một số rau có vị chát (như rau lang…).
- Không ăn thịt chó.
Không dùng nước sắc Xạ đen để qua đêm (có thể gây đầy bụng, đi ngoài).
7. Một số bài thuốc sử dụng Xạ đen
7.1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư
Xạ đen 30 – 40g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Bán chi liên 15g. Sắc nước uống mỗi ngày.
7.2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan
Xạ đen 50g, Cà gai leo 30g, Mật nhân 10g. Nấu nước uống mỗi ngày. Không để qua đêm.
7.3. Bài thuốc thông kinh, lợi tiểu, giải nhiệt
Xạ đen 15g, Kim ngân hoa 12g. Hãm nước uống như trà.
7.4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Xạ đen 15g, Nấm linh chi 15g, Giảo cổ lam 15g. Tất cả sắc nước uống.
7.5. Bài thuốc trị ghẻ lở, các vết thương ngoài da, mụn nhọt
Dùng 3 – 4 lá Xạ đen tươi giã nát đắp trực tiếp vào vết thương. Qua vài ngày vết thương sẽ khô dần.
Xạ đen là một vị thuốc quý với nhiều công dụng. Tuy nhiên, thuốc chỉ hiệu quả khi dùng đúng người đúng bệnh. Hơn nữa, tính chất thuốc khá mãnh liệt, có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, do đó mọi người không nên tự ý sử dụng mà cần có sự tham khảo ý kiến từ thầy thuốc. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Từ khóa » Cay Xạ Den
-
Cây Xạ đen Có Tác Dụng Chữa Bệnh Như Thế Nào? - Vinmec
-
Cây Xạ đen: Công Dụng Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng để đạt Hiệu Quả
-
Cây Xạ đen: Tác Dụng, Bài Thuốc Và Những Lưu ý Khi Sử ... - Hello Bacsi
-
Xạ đen Tốt đến đâu?
-
Cây Xạ Đen - Sự Thật Tác Dụng Trị Bách Bệnh Của 'thần Dược'
-
Tìm Hiểu Tác Dụng, Tác Hại Và Cách Dùng Cây Xạ đen
-
[Trực Tiếp] Cây Xạ đen: "Tiên Dược" Trong Phòng Ngừa, Hỗ Trợ điều Trị ...
-
10 Tác Dụng Của Lá Xạ đen Trong Y Học ít Người Biết đến
-
Cây Xạ Đen: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả Nhất
-
Uống Nước Xạ Đen Hàng Ngày Có Tốt Không? Ai Không Nên Dùng
-
Cây Xạ đen Chữa Khỏi Ung Thư? - PLO
-
Cây Xạ đen Chữa Bệnh Gì? Lưu ý Khi Sử Dụng để đạt Hiệu Quả.